Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa nói ngọng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Môn học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ phá triển ngôn ngữ nhiều nhất, sửa ngọng phụ âm l, n hiệu quả nhất. Chính vì vậy, tôi lựa chọn trong chương trình, sưu tầm, tham khảo sách, báo… sáng tác thêm 1 số bài thơ theo chủ đề có dùng nhiều phụ âm l, n để đưa vào dạy trẻ với thời gian trung bình mỗi chủ đề có 1,2 bài thơ để dạy, lưu ý gọi những trẻ nói ngọng.Để mong đạt được kết quả cao khi sửa ngọng cho trẻ thì trước hết giáo viên phải là người phát âm chuẩn, chịu khó sưu tầm, tìm kiếm, một số bài thơ trong chương trình giáo dục mầm non và trên tạp chí.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa nói ngọng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa nói ngọng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
trường (Con chim nó hót líu lo líu lo..); Hoa bé ngoan ( Hoa nào tươi thắm nhất, đó là hoa bé ngoan, Cá vàng bơi ( ngoi lên, lặn xuống cá vàng múa tung tăng..). Biện pháp 3: Sửa nói ngọng cho trẻ thông qua tìm hiểu môi trường xung quanh Môn học này là một đề tài phong phú và đa dạng để người giáo viên dễ dàng chọn lựa từ ngữ phù hợp để sửa ngọng cho trẻ. Khi đặt câu hỏi giúp trẻ gọi tên, nêu đặc điểm trong các con vật có chứa phụ âm l, n như: con lợn được nuôi trong gia đình, con vịt bước đi lạch bạch, lạch bạch con gấu bước đi nặng nề Biện pháp 4: Sửa nói ngọng cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời: Đối với trẻ nhỏ hoạt động ngoài trời là 1 hoạt động gây được hứng thú rất lớn ở trẻ, trẻ háo hức mỗi lần cùng cô tham gia các hoạt động ngoài trời. Chính vì điều đó, tôi đã tranh thủ thời gian, không gian, tình huống hợp lý để rèn trẻ phát âm những từ có phụ âm đầu l, n Ví dụ: Cây khế đang ra rất nhiều lá non (HĐCMĐ: Quan sát và trò chuyện về cây Khế). Trời hôm nay nắng và nóng, nhưng nhờ có nhiều lá cây xanh tốt nên cô thấy mát mẻ hơn (HĐCMĐ: Cảm nhận về thời tiết). Cây Bằng Lăng đang có nụ hoa sắp nở Biện pháp 5: Sửa nói ngọng cho trẻ thông qua trò chơi học tập: Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 số trò chơi luyện phát âm l, n do cô sáng tạo nh- ư:Trò chơi “Nói theo cô”,“Ai nói đúng” Ví dụ: Trò chơi “Nói theo cô” CC: Khi cô nói từ nào trẻ phải nói đúng theo cô ngay từ đó ( Lúa nếp, nắng nóng, lăn lông lốc, áo lụa màu nâu, nu na nu nống, quả na có lá màu xanh, nồi cơm nếp, mẹ lĩnh lương, cái lá lay nhẹ trong nắng.). Với những biện pháp mà tôi đã thực hiện trước tôi đã gặp phải những tình trạng sau. Trẻ đã biết đọc thơ, hát, hứng thú tìm hiểu về thế giới xung quanh, hứng thú khi tham gia hoạt động ngoài trời và hứng thú tham gia vào các trò chơi khi cô tổ chức tuy nhiên tình trạng phat âm ngọng chưa có kết quả cao vẫn còn ngọng âm d – r dấu ngã và dấu sắc.... Về phía phụ huynh một phần phụ huynh đã quan tâm rèn con ở nhà với sự trao đổi cùng giáo viên nhưng kết quả đạt chưa cao do một số phụ huynh là dân tộc dao, nói tiếng phổ thông chưa sõi dẫn đến kết quả chưa cao. Về phía giáo viên cùng trao đổi cũng gặp vào những tình trạng là đa phần học sinh là con em dân tộc Đối với trẻ tự phát âm và sửa lỗi cho nhau thì đa phần là các con nói ngọng nên không có kết quả. * Nhược điểm và hạn chế Với những biện pháp và tình trạng trên tôi thấy một số nhược điểm sau. - Trẻ nói tiếng phổ thông chưa sõi - Trẻ là dân tộc thiểu số - Cha mẹ trẻ cũng nói ngọng - Bản thân giáo viên chưa thật sự khai thác hết ở trẻ - Giáo viên cùng lớp chưa chú trọng về việc phát âm cho trẻ - Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác theo phong tục tập quán của địa phương 5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp Trẻ em, thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Vì thế, việc quan tâm, chăm sóc cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. Đặc biệt là những giáo viên mầm non, những người trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Vì mục tiêu sự nghiệp giáo dục của quốc gia, kế hoạch “trồng mọi hoạt động ở trường mầm non góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Như ông cha ta thường dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở” học thực sự phải học cả cuộc đời song việc học ở những buổi đầu là hết sức quan trọng, để sau này trẻ có được ngôn ngữ chuẩn thì phải có một quá trình học tập, rèn luyện từ nhỏ. Trẻ mẫu giáo ngày từ khi bước vào trường với những đặc điểm tâm lý của trẻ, của các cháu, vấn đề phát âm đúng phải được chú ý một cách tỉ mỉ, kỹ càng và thường xuyên, giúp cho trẻ phát âm chính xác là chúng ta đã góp phần vào sự “Sự trong sáng của Tiếng Việt”, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tạo cho trẻ sau này dễ dàng hơn trong giao tiếp, trong việc học tập ở lớp tiếp theo. Để nghiên cứu thành công đề tài này và áp dụng vào thực tế có được kết quả tốt đòi hỏi người giáo viên cần phải gắn liền với việc nghiên cứu các phương pháp quan sát thực tế ở gia đình, nhà trường và xã hội, tìm hiểu kỹ phong tục tập quán nếp sống cũng như đặc trưng ngôn ngữ, cách phát âm của trẻ ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền khác nhau. 6. Mục đích của biện pháp * Mục đích của biện pháp mới Hữu Sản là một xã nghèo, có 100% người dân là người dân tộc thiểu số, được xếp là một xã đặc biệt khó khăn trong 17 xã đặc biệt khó khăn của toàn huyện Sơn Động. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, địa bàn dân cư không tập trung, nhiều dân tộc sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, mặc dù vậy nhưng tình hình chính trị tương đối ổn định, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm qua, đời sống kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, chính vì vậy mà nhiều cháu ở lứa tuổi mẫu giáo mà không được đến trường phải ở nhà hoặc theo bố mẹ ra đồng, lên nương rẫy, có cháu đến lớp chỉ biết nói tiếng dân tộc. Vì vậy là một giáo viên mầm non, việc rèn ngôn ngữ cách phát âm cho trẻ 3- 4 tuổi Tôi được các bậc phụ huynh quan tâm ủng hộ đặc biệt khi đưa con đến lớp họ thường giành một chút thời gian thăm lớp và trao đổi về sự tiến bộ của con em mình. Qua đào tạo lớp sư phạm mầm non, qua quá trình giảng dạy nhiều năm, được nhà trường tạo điều kiện, tổ chức thắm lớp dự giờ đồng nghiệp trong trường và trường bạn, cùng với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè là đồng nghiệp nên tôi đã phần nào yên tâm công tác và thực hiện đề tài của mình. * Về nhược điểm: Đa số các cháu nói ngọng vì các cháu sinh sống trên địa phương có nhiều người nói ngọng phụ âm l - n, phụ âm r - d, phụ âm x- s, dấu sắc ,dẫu ngã và 100% các cháu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, một số cha mẹ các cháu chưa nói sõi tiếng Kinh (10% phụ huynh không biết chữ). Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ của con do có ít thời gian hoặc một số phụ huynh phó mặc cho giáo viên ở lớp rèn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 7. Nội dung 7.1: Phát minh biện pháp hoặc cải tiến - Nội dung: Năm học 2021 - 2022, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi khu Sản Trường mầm non Hữu Sản - Huyện Sơn Động - Tỉnh Bắc Giang. Trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ tôi phát hiện trẻ ở lớp tôi phần lớn phát âm ngọng phụ âm l - n; phụ âm r - d; phụ âm x - s , dấu ngã - dấu sắc. Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc nói ngọng phụ âm l - n; phụ âm r - d , phụ âm x - s và dấu ngã - dấu sắc ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Mặt khác ở trẻ 3 - 4 tuổi, lứa tuổi này rất quan trọng phải trang thiết bị cho trẻ một kiến thức vững trắc cho trẻ lên lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi và chuẩn bị vào lớp 1, nếu không sửa kịp thời sẽ dễ thành thói quen. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp sửa nói ngọng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” với hy vọng tìm ra nguyên Tôi tìm hiểu và thực hiện thông qua thời gian tiếp xúc trò chuyện với trẻ luôn chú ý đến từng cá nhân đề phát hiện ra những trẻ phát âm ngọng tìm hiểu thêm về ngôn ngữ của từng địa phương và trò chuyện với phụ huynh tạo môi trường cho trẻ phát âm chính xác ở gia đình. Dạy trẻ qua các tiết học: 1.1. Môn học: Làm quen tác phẩm văn học. Môn học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học vì môn học này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nhiều nhất và sửa ngọng các phụ âm mà trẻ hay mắc phải như : phụ âm l - n, phụ âm r - d, phụ âm x - s, dấu sắc - dấu ngã.. rất hiệu quả. Chính vì vậy, tôi lựa chọn trong chương trình, sưu tầm, tham khảo sách, báo... sáng tác thêm 1 số bài thơ theo chủ đề có dùng nhiều phụ âm l - n, phụ âm r - d, dấu sắc - dấu ngã ...để đưa vào dạy trẻ với thời gian trung bình mỗi chủ điểm có 1 đến 2 bài thơ để dạy, lưu ý gọi những trẻ nói ngọng. Để mong đạt được kết quả cao khi sửa ngọng cho trẻ thì trước hết giáo viên phải là người phát âm chuẩn, chịu khó sưu tầm, tìm kiếm 1 số bài thơ ngắn.tiêu biểu như một số bài thơ như sau : Bài thơ: Cái Lưỡi Bài thơ : Miệng xinh “Tôi là cái lưỡi “Các cháu chơi với nhau Giúp bạn hàng ngày Cãi nhau là hết vui Nếm vị thức ăn Miệng các cháu xinh thế Nào chưa nào ngọt Chỉ nói điều hay thôi” Những gì nóng quá Bạn chớ vội ăn Hãy chờ một tý Không thì đau tôi” Bài thơ: Giờ ăn Bài thơ : Bập bênh “Đến giờ ăn cơm “Chơi bập bênh Hình 1: Giờ hoạt động văn học 1.2. Môn học: Giáo dục âm nhạc. Trong môn học giáo dục âm nhạc, ngoài việc dạy trẻ thuộc lời các bài hát, hát đúng giai điệu....thì tôi còn lưu ý chọn 1 số bài hát có chứa các phụ âm mà trẻ hay nói ngọng như: phụ âm l - n, phụ âm r - d, dấu sắc - dấu ngãVới từng chủ điểm tôi đều có những bài hát có chứa phụ âm l - n, r - d, dấu sắc - dấu ngã mỗi khi dạy trẻ hát tôi thường lưu ý hát chậm và rõ từng từ để trẻ dễ bắt trước chính xác như: Em tập lái ô tô (Sau này em lớn em lái xe đón cô); Hoa bé ngoan (Hoa nào tươi thắm nhất, đó là hoa bé ngoan); Quà mùng 8 - 3 (Em làm được một cái hoa. Cô cho em mang về nhà. Em nói rằng con biếu mẹ, quà mùng 8 tháng 3); Cháu đi mẫu giáo (Cháu lên ba, cháu đi mẫu giáo); Nào! Chúng ta cùng tập thể dục (Nắm lấy cái tai,
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_sua_noi_ngong_cho_tre.docx