Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khám phá khoa học
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học là không thể thiếu, có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như: Đức – Trí – Thể – Mĩ. Khám phá khoa học là phương tiện để trẻ làm quen với môi trường xung quanh qua đó trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình và mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú đa dạng, sinh động đầy hấp dẫn với trẻ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông,…), đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và hiểu biết về chính bản thân trẻ. Khám phá khoa học còn đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thế giới tự nhiên, chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao để những giờ học đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi đã chọn đề tài là: “Sử dụng hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi hứng thú với khám phá khoa học”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khám phá khoa học

1.2. Khó khăn: Hầu hết trẻ trong lớp có bố mẹ làm nghề nông nên phụ huynh ít có thời gian chăm sóc con khi ở nhà. Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ sinh vào cuối năm, một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên khả năng tiếp thu còn chậm hơn các bạn. Môi trường tự nhiên còn hạn chế như: cây bóng mát, vườn hoa, vườn rau, ... vừa mới được được quy hoạch. Cơ sở vật chất ngoài trời còn thiếu như: Góc thiên nhiên bé chơi với cát nước chưa có, xích đu, cầu trượt quá lâu ngày nên không an toàn. Vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên của trẻ còn hạn chế. 1.3. Khảo sát thực tế Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng khám phá khoa học của trẻ lớp mình. Kết quả khảo sát như sau. Kết quả đánh giá giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trước khi làm thực nghiệm (Tổng số: 26 trẻ): Kết quả khảo sát Nội dung khảo sát Số trẻ % 1. Trẻ chú ý vào nội dung 12/26 46,1 2. Trẻ thích được nói lên ý kiến của 10/26 38,4 mình. 3. Trẻ hiểu được kiến thức 11/26 42,3 Từ kết quả và những khó khăn, thuận lợi như trên. Tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để hoạt động khám phá môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng cao dần khả năng quan sát, so sánh và phân loại cho trẻ, làm phong phú biểu tượng về môi trường xung quanh trong mỗi trẻ. 2. Trình bày biện pháp: * Biện pháp 1: Khám phá khoa học thông qua thí nghiệm thực hành. - Nội dung: Cho trẻ làm thí nghiệm và thực hành để phát hiện “khám phá khoa học mới” - Cách thực hiện: Cũng như lúc đầu tôi chọn đề tài này để nghiên cứu là vì trong mấy năm công tác tôi nhận thấy trẻ khám phá khoa học khác nhau, chúng hứng thú với những gì chưa biết chưa làm, đặc biệt là làm thí nghiệm khám phá điều mới lạ. Được trực tiếp làm thí nghiệm là điều thích thú đối với trẻ, trẻ được tự do hoạt động, trải nghiệm, được thử đúng sai, và cùng bạn tìm ra kết quả đó là điều lí thú đối với trẻ. VD: Dạy trẻ nhận biết vật chìm nổi. Tôi cho trẻ làm thí nghiệm với 2 ly nước và 2 quả trứng. + Sau vài ngày cô tổ chức đàm thoại nhằm giúp trẻ nhớ lại quá trình buổi tham quan. Kết quả trẻ nói lên được đặc điểm của các loài hoa mình quan sát, vì đi thực tế nên trẻ ghi nhớ lâu hơn và trẻ tỏ ra hứng thú hơn trong buổi tham quan. * Biện pháp 3: Xây dựng góc “thiên nhiên của bé” để trẻ hoạt động khám phá khoa học: - Nội dung: Xác định chủ đề để xây dựng góc thiên nhiên, chuẩn bị cây, cỏ, con vật theo từng chủ đề. Tìm địa điểm không gian hợp lí để xây dựng góc thiên nhiên của bé. - Cách tiến hành: Tôi tiến hành xây dựng góc thiên nhiên là vì tôi nhận thấy trẻ rất ham mê khám phá điều mới lạ. Và tôi thường xuyên thay đổi theo từng chủ đề, đối tượng để trẻ hứng thú khám phá. Góc thiên nhiên là nơi để trẻ khám phá môi trường tự nhiên, nơi giành cho hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Thông qua đó trẻ tri giác, khám phá nhằm phát triển tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, qua hằng ngày trẻ nhìn thấy sự hình thành và phát triển của sự vật hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó biết cách chăm sóc, bảo vệ như: Lau lá cây, nhặt lá vàng, tưới nước cho cây. VD: Thực hiện chủ đề thế giới thực vật tôi chọn góc thiên nhiên có: + Chậu cho trẻ gieo hạt đậu, bắp cho trẻ tự chăm sóc và theo dõi quá trình phát triển của cây mỗi ngày. + Có hộp xốp chứa đất để trồng rau khoai lang, rau mồng tơi. + Ngoài ra có các loại hoa, cây xanh xung quanh góc thiên nhiên. + Sắp xếp các chậu, giữa đất hoặc ngang tầm với trẻ để trẻ dễ dàng quan sát và chăm sóc. Kết quả tôi nhận thấy mỗi giờ hoạt động góc hay hoạt động ngoài trời ở góc thiên nhiên trẻ vô cùng hứng thú vì được trực tiếp chơi với đất cát, nước, trồng và chăm sóc các loại cây, hoa khác nhau theo ý mình. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau khi áp dụng biện pháp trên, kết quả khảo sát cho thấy: Kết quả khảo sát Nội dung khảo sát Số trẻ % 1. Trẻ chú ý vào nội dung 24/26 92,3 2. Trẻ thích được nói lên ý kiến của 21/26 80,7 mình. 3. Trẻ hiểu được kiến thức 23/26 88,5 Dựa vào kết quả khảo sát trên: * Đối với trẻ: Thông qua các hoạt động trải nghiệm ,làm thí nghiệm nhận thấy được khả năng khám phá khoa học của trẻ tốt hơn.Lúc này trẻ biết nói lên Nhà trường tổ chức những buổi tham quan để trẻ được đi thực tế hơn. Trên đây là những giải pháp kinh nghiệm của bản thân tôi trong đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi khám phá khoa học” trong năm học này. Vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự tham khảo góp ý của ban giám hiệu nhà trường cũng như bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể vận dụng tốt hơn trong sự nghiệp trồng người của mình. XÁC NHẬN CỦA THỦ Hải Sơn, ngày tháng 12 năm 2021. TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI TRÌNH BÀY Lê Thị Hiệp Lê Thị Nga
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre.doc