Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 3-4 tuổi

Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” Câu nói của Bác mang đầy những ý nghĩa to lớn đối với các em thiếu nhi và cả những người lớn nữa. Hình ảnh "Trẻ em" được Bác so sánh với "Búp trên cành" để nhấn mạnh rằng trẻ em là một thế hệ nhỏ của đất nước cần được nâng niu chăm sóc và cần phải học tập. Trẻ em mà biết ăn, biết ngủ và biết cả học hành là một đứa con ngoan trò giỏi. Vì thế trẻ em cần phải thực hiện tốt những trách nhiệm của bản thân mình. Vậy tại sao Bác lại nghĩ trẻ em là tương lai của đất nước. Khi cuộc sống của con người ta được nâng cao lên thì đó cũng chính là lúc con người ta có điều kiện để chăm lo cho cuộc sống của con em mình hơn. Đó là cho các em được sống trong hòa bình, lớn lên bình yên với đời sống tinh thần và vật chất đầy đủ và ngày một tốt hơn. Đó cũng là lý do Bác Hồ ví "Trẻ em như búp trên cành bởi búp non là phần dễ bị tổn thương nhất nhưng cũng chính là phần sáng và đẹp giàu sức sống nhất. Bởi cây có xanh tươi vạm vỡ thì cũng nhờ từ búp mà ra. Chính vì vậy là một giáo viên Mầm non nhận thức rõ được tầm quan trọng của trẻ em ngay từ khi đến trường Mầm non. Nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục nói chung và việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ nói riêng có nhiều sáng tạo. Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động một cách tích cực, thỏa mãn nhu cầu vui chơi , phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

docx 16 trang lethu 24/07/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 3-4 tuổi
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi”
3. Tác giả sáng kiến:
 Họ và tên: Bụi Thị Vân
 Địa chỉ tác gia sang kiến: Trường mầm non Tề Lỗ.
 Số điện thoại: 0989202210. Email: Buivan.k12mn@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
Trường mầm non Tề Lỗ.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” Câu nói của 
Bác mang đầy những ý nghĩa to lớn đối với các em thiếu nhi và cả những người 
lớn nữa. Hình ảnh "Trẻ em" được Bác so sánh với "Búp trên cành" để nhấn mạnh 
rằng trẻ em là một thế hệ nhỏ của đất nước cần được nâng niu chăm sóc và cần 
phải học tập. Trẻ em mà biết ăn, biết ngủ và biết cả học hành là một đứa con ngoan 
trò giỏi. Vì thế trẻ em cần phải thực hiện tốt những trách nhiệm của bản thân mình. 
Vậy tại sao Bác lại nghĩ trẻ em là tương lai của đất nước. Khi cuộc sống của con 
người ta được nâng cao lên thì đó cũng chính là lúc con người ta có điều kiện để 
chăm lo cho cuộc sống của con em mình hơn. Đó là cho các em được sống trong 
hòa bình, lớn lên bình yên với đời sống tinh thần và vật chất đầy đủ và ngày một 
tốt hơn. Đó cũng là lý do Bác Hồ ví "Trẻ em như búp trên cành bởi búp non là 
phần dễ bị tổn thương nhất nhưng cũng chính là phần sáng và đẹp giàu sức sống 
nhất. Bởi cây có xanh tươi vạm vỡ thì cũng nhờ từ búp mà ra. Chính vì vậy là một 
giáo viên Mầm non nhận thức rõ được tầm quan trọng của trẻ em ngay từ khi đến 
trường Mầm non. Nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục nói chung và 
việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ nói riêng có nhiều sáng tạo. Giúp trẻ hứng thú 
tham gia vào hoạt động một cách tích cực, thỏa mãn nhu cầu vui chơi , phát triển 
toàn diện nhân cách trẻ.
 Trẻ Mầm non học mà chơi - chơi mà học và hoạt động vui chơi là hoạt động 
chủ đạo của con trẻ. Thông qua hoạt động góc, các bé sẽ được hình thành và phát 
triển cấu trúc tâm lý của bản thân. Hoạt động này có ảnh hưởng quyết định đến sự 
hình thành nhân cách trẻ và vui chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp 
theo.
Hoạt động góc là phương tiện hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí 
tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp trẻ biết chia sẻ niềm 
vui của mình với các bạn, với cộng đồng làm cho thế giới xung quanh bé luôn tươi tuân thủ luật chơi, trò chơi, tự đề ra luật chơi và thỏa thuận về luật chơi để đi đến 
một sự thống nhất.
 1.3 Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề
 Trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ mẫu giáo, góp phần giáo dục toàn 
diện về nhân cách cho trẻ. Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng xử giao 
tiếp, thấu cảm được tình người của con người với con người, con người với thiên 
nhiên và với thế giới đồ vật góp phần hình thành hành vi xã hội cho trẻ. Qua trò 
chơi, trẻ học được một số kỹ năng lao động đơn giản. Cái tôi của trẻ được hình thành, 
trẻ biết phân biệt mình với người khác, biết nhận xét, đánh giá bạn và đánh giá cả 
mình. Trò chơi đóng vai theo chủ đề còn là trò chơi tiêu biểu, đặc trưng của trẻ mẫu 
giáo, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn bắt chước người lớn và khả 
năng chưa cho phép của trẻ, tạo động lực phát triển các mặt tâm lý, xã hội của trẻ 
mẫu giáo.
 1.4 Đặc điểm phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ 
 Xúc cảm và tình cảm tiếp tục được phát triển mạnh. Xúc cảm, tình cảm của 
trẻ trẻ 5 - 6 tuổi rất phong phú, đa dạng, phức tạp, ổn định, bền vững, bền vững hơn 
so với trẻ 4 - 5 tuổi: Bất cứ sự vật – hiện tượng nào cũng gây rung động cho trẻ. Các 
sắc thái xúc cảm của con người trong quan hệ với mọi người ở các lứa tuổi khác 
nhau, vị trí xã hội khác được hình thành. Sự duy trì cảm xúc, tình cảm lâu bền hơn 
so với trẻ 4 - 5 tuổi, vì nó dựa trên cơ sở nhận thức. Tuy nhiên so với người lớn thì 
tình cảm của trẻ vẫn mang tính cảm tính.
 Những tình cảm bậc cao, nhất là tình cảm trí tuệ được phát triển mạnh: do 
trong quá trình sống, trẻ càng tích luỹ được nhiều vốn sống, vốn kinh nghiệm của 
trẻ ưa tìm hiểu thế giới xung quanh. Mỗi một phát hiện nhỏ của trẻ cũng đủ làm 
chúng ngỡ ngàng, sung sướng. Nó reo mừng pha lẫn sự ngạc nhiên khi pha màu đỏ 
và màu trắng thì có màu da cam. 
 Thông qua, hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động tự phục 
vụ, hoạt động đơn giản vừa sức giúp trẻ củng cố và phát triển tình cảm trí tuệ cho 
trẻ. Đây chính là nền tảng cơ bản giúp trẻ bước vào học tập ở lớp 1.
 Với trẻ mầm non hoạt động vui chơi đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó ảnh 
hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ. Có thể nói “Trò chơi và tuổi thơ là hai 
người bạn thân thiết, không thể tách rời ra được”. Hoạt động chơi mang tính tích 
hợp cao trong giáo dục và tổ chức cuộc sống của trẻ trong trường, lớp mẫu giáo. 
Hoạt động chơi có tổ chức sẽ đáp ứng nhu cầu của trẻ, phù hợp với mục đích và nội 
dung giáo dục. 1. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
Để buổi chơi đạt kết quả cao, cần có sự chuẩn bị kĩ: về nội dung chơi, hình thức 
chơi, môi trường hoạt động khi tổ chức cho trẻ chơi. Từ đó, tôi xác định được đồ 
chơi, dự kiến một số tình huống cần xử lý trong quá trình chơi, tạo yếu tố bất ngờ 
trong quá trình chơi. Tiếp đến là tôi chọn hình thức tổ chức, phương pháp, biện 
pháp phù hợp để tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ đạt với yêu cầu đề ra. Luôn 
tạo không khí lớp học vui tươi, thoải mái. Sau đây là những kinh nghiệm tôi đã đúc 
kết được khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi đã đem lại kết quả cao.
 1.1 Tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động
 1.1.1 Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn và bố trí các góc chơi
 Môi trường xung quanh lớp cũng như đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ mở rộng hiểu 
biết về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động. Góc chơi được trang trí 
hấp dẫn, đẹp mắt, đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú sẽ khơi gợi niềm say mê hoạt 
động và giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả, phát huy trí 
tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai 
trong trẻ. Đây là tác động cần thiết để trẻ tích cực hoạt động chơi trong các góc.
 Ví dụ: Góc bán hàng: Trẻ nhìn thấy trưng bày rất nhiều những đồ như: giỏ 
xách, ba lô, bim bim, kẹo bánh, các loại nước uống, các loại sữa, rau củsẽ tạo 
hứng thú cho trẻ tham gia chơi. Trẻ được đóng vai vào làm người bán hàng, người 
mua hàng.
 Để tạo ấn tượng các góc chơi cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh 
ngộ nghĩnh, đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý và tiêu đề của góc có tên gần 
gũi với trẻ, ví dụ: Siêu thị A3, Món ngon mỗi ngày..
 Tôi thấy hiện nay có các loại vỏ hộp bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường 
có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tận dụng làm đồ chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để 
trưng bày cho cửa hàng bách hóa, tôi tạo các món ăn từ đất nặn: thịt bò, xôi đỗ. Các 
món nem: túi nilong để làm vỏ quấn nem, giấy màu vụn, xốp màu vụn làm nhân 
nem. Các món bánh tôi làm từ đất nặn trắng và vàng: bánh trôi và bánh rán. Những 
món ăn có màu sắc đẹp, hấp dẫn từ sách báo tranh ảnh tôi cho trẻ cắt và dán để trang 
trí góc chơi. 
 Ví dụ: Vỏ hộp sữa chua để làm bộ tách trà, làm bộ bàn, ghế; que đè lưỡi làm 
giường ngủ; vỏ chai nước rửa chén làm giỏ sách; vỏ hộp bánh làm tủ lạnh, nồi cơm 
điện; xốp màu làm quạt điện; vỏ hộp sữa tươi làm bếp ga cho cháu chơi ở góc gia 
đình... (H1 - T6 ) Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động góc, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên 
kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách 
chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi.
 Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng 
phế liệu sẵn có ở địa phương như: các loại hột hạt, lá cây, lịch cũ, các chai dầu gội, 
vỏ bao trái lê, trái táo, báo cũ, bông gòn, đĩa giấy, vỏ hộp sữa chua, ống hút, nắp 
chai, lõi giấy, đĩa CD, mày ốc, vỏ thạch rau câu Từ một loại vật liệu có thể tạo 
thành nhiều đồ chơi khác nhau. Và các nguyên vật liệu đó được vệ sinh trước khi tái 
chế thành đồ chơi. (H 11 - T 7), (H 12 – T7)
 Ngoài ra tôi đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm mà cô có thể cùng trẻ tạo 
ra (H 13 – T7)
 Tất cả những sản phẩm đồ dùng đồ chơi tự tạo phải được sử dụng một cách hiệu 
quả, có thể sử dụng ở góc xây dựng cũng như trong các hoạt động khác. (H 14 – T7)
 Ví dụ: Chủ điểm Động vật ở góc nghệ thuật, tôi hướng dẫn trẻ làm con vật 
hộp sữa fissti lấy xốp cắt làm đầu các con vật: trâu, mèo, voi... dán vào hộp sữa, 
dùng ống hút làm chân cho các con vật. Làm con vật từ len và lõi giấy vệ sinh, dùng 
giấy màu quấn quanh lõi giấy làm thân con vật, cuộn cuộn len thành khối cầu làm 
đầu con vật, vẽ hoặc xé dán các chi tiết khác(chân, tai, đuôi.) để hoàn thiện con 
vật. Hay làm gà con: dùng len màu vàng cuộn lại thành 2 khối cầu rồi dán dính lại 
với nhau, dán các hột hạt để làm mắt và mỏ gà, quấn dây thép làm chân.....Sản phẩm 
trong hoạt động này tôi đã dùng trong các góc chơi khác như: góc xây dựng, góc 
phân vai, hay trong hoạt động khám phá động vật trong gia đình.(H 15 – T7 ), (H 
16 – T7)
 Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động góc, tôi thường xuyên chuẩn bị đồ 
dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung chủ điểm. Đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp trên 
kệ theo chủng loại, giúp cho trẻ dễ lấy, dễ cất. Với những nguyên vật liệu như hột 
hạt, tôi bỏ vào trong lọ nhựa trong, có nắp đậy, có nhãn dán nhằm kích thích sự chú 
ý của trẻ vào hoạt động. (H 17 – T7)
 Ví dụ: Với chủ đề trường mầm non, tôi chuẩn bị cầu tuột, xích đu, bập bênh, 
ghế đá... được làm bằng que đè lưỡi và xốp bitis cho góc xây dựng; hay chủ đề gia 
đình tôi lại chuẩn bị nhiều hộp cát tông có kích thước, màu sắc khác nhau để trẻ xây 
nhà cho bé, các hộp sữa xây hàng rào, ngôi nhà, bộ bàn ăn, ghế bố bằng que đè 
lưỡi...(H 18 – T7), (H 19-T7)
 Để giúp trẻ củng cố vốn biểu tượng về trò chơi, tại các góc chơi tôi đã treo 
những hình ảnh minh hoạ nội dung chơi, góp phần mở rộng nội dung chơi cho trẻ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_goc.docx