Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc có hiệu quả cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Bến Quan
Để thỏa mãn mong muốn và bộc lộ khả năng vốn có của trẻ là cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi đặc biệt khả năng của trẻ sẽ bộc lộ rỏ thông qua hoạt động góc. Ở hoạt động góc chơi trẻ sẽ được tự chọn góc chơi, nhóm chơi, bạn chơi, vai chơi, nội dung chơi, tự thỏa thuận cách chơi, luật chơi và chơi theo ý của mình… ở các nhóm chơi trẻ được vui chơi, “hóa thân” vào thế giới người lớn thu nhỏ và qua đó trẻ sẽ tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách cao nhất. Nếu không có hoạt động chơi tại các góc việc học làm người của trẻ sẽ rất khó khăn. Như vậy hoạt động góc cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hòa nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý, nhận thức, tính kỷ luật và tính đồng đội. Nhưng trên thực tế giảng dạy tôi thấy việc thực hiện hoạt động vui chơi tại các góc vẫn có một số hạn chế như việc tổ chức góc chơi cho trẻ chưa sâu, trẻ còn bị ép buộc vào vai chơi hay phân nhóm chơi cố định, đồ chơi của trẻ còn thiếu và trẻ chưa có kỷ năng chơi. Ở lớp tôi đang dạy có 30 trẻ tôi nhận thấy kỷ năng chơi của trẻ vẫn chưa tốt, trẻ còn nhút nhát chưa tự tin khi nhập vai chơi của mình. Đa số trẻ chưa có kĩ năng chơi ở các góc. Vậy làm thế nào để trẻ có khả năng chơi và hòa nhập được vào vai chơi của mình? Là một giáo viên mầm non phụ trách lớp 3-4 tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, vì vậy tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp để tổ chức hoạt động góc một cách có hiệu quả. Chính vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc có hiệu quả cho trẻ 3-4 tuổi”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc có hiệu quả cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Bến Quan

2 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp lý luận. Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến thực tiễn và công tác giáo dục hình thành tính tự lập cho trẻ mầm non. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra: Điều tra về mức độ kết quả hình thành kỹ năng hoạt động góc cho trẻ. Tìm hiểu các biện pháp giúp trẻ có kỹ năng hoạt động góc đạt kết quả cao nhất. * Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi, các kỹ năng của trẻ thông qua ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày. * Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm giúp hình thành một số kỷ năng khi hoạt động góc cho trẻ - Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình, trao đổi cách hình thành các kỷ năng cho trẻ để cùng phối hợp thực hiện. - Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục. * Phương pháp trực quan: Quan sát trẻ hoạt động trong góc để quan sát trẻ thực hiện các yêu cầu cô đưa ra để xác định mức độ phát triển của trẻ * Phương pháp thực hành: Bao gồm các phương pháp trò chơi, đưa ra một số bài tâp,trải nghiệm. Những phương pháp này giúp trẻ bắt chước, tập thử và tích cực thực hành thường xuyên để kiểm tra kết quả thực hiện các kỷ năng cho trẻ. * Phương pháp phân tích- tổng kết kinh nghiệm: Xử lý những số liệu khảo sát, kết quả, mức độ đạt được, để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu là Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc có hiệu quả cho trẻ 3 - 4 tuổi C1 tại trường mầm non Bến Quan. * Kế hoạch nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 - Tháng 9/2020: chọn và nghiên cứu lý luận của đề tài - Tháng 9: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tổ chức các hoạt động góc có hiệu quả cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Bến Quan. - Từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021: Áp dụng các giải pháp đã nghiên cứu vào thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm “Tổ chức hoạt động góc có hiệu quả cho trẻ” - Tháng 4/2021: Đánh giá, viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm. III. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Hoạt động góc trong trường mầm non được cô giáo tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tượng xảy ở môi trường sống gần gũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hôi loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc. 4 2.2. Khó khăn * Về phía cháu: - Đa số các cháu mới đi học chưa qua lớp nhà trẻ , nên chưa có nề nếp trong học tập, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi còn nhiều hạn chế. Trẻ còn hạn chế về ghi nhớ và chú ý tính, chưa có tính kỷ luật trong hoạt động học. Trẻ tham gia các hoạt động còn nhút nhát và thiếu tự tin. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý và thể chất của trẻ không đồng đều dẫn đến một số trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động - Một số trẻ chưa nhập vai chơi trong nhóm chơi của mình mà lúc chạy qua nhóm này lúc chạy nhóm kia - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn * Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trong của Hoạt động góc, không thích cho con chơi. Chỉ muốn cô dạy chữ dạy số. Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, tôi đi sâu vào tìm tòi: Một số biện pháp để tổ chức hoạt động góc có hiệu quả cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường mầm non 2.3. Kết quả khảo sát ban đầu * Qua khảo sát hoạt động góc cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp C1 thời điểm tháng 09/2020 với số trẻ được khảo sát là 30 trẻ TT Nội dung khảo sát Trẻ đạt Tỉ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc 13/30 43,3% 2 Trẻ tạo ra được sản phẩm ở góc chơi 15/30 50% 3 Trẻ có kỹ năng tham gia vào các hoạt động góc 10/30 33,3% 4 Trẻ giao tiếp tạo mối quan hệ giữa các nhóm chơi 14/30 46,6% Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động một cách tích cực. 3. Các giải pháp, biện pháp 3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn, bố trí các góc chơi phù hợp với trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Có rất nhiều độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo lớn, mỗi lứa tuổi có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì vậy các góc chơi trong lớp cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi. tôi đã dựa vào mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ đích cũng như tâm sinh lí của lứa tuổi mẫu giáo bé của lớp tôi để lựa chọn các góc chơi sao cho phù hợp, cụ thể tôi đã cho trẻ lớp tôi chơi với năm góc chơi, tên các góc phù hợp với độ tuổi của trẻ như góc bé làm kỷ sư, bé tập làm người lớn, bé vui múa hát, bé chăm bé học, bé yêu thiên nhiên và ở các góc tôi đã làm các ký hiệu của trẻ là nhứng chiếc ảnh xinh đẹp của trẻ, khi trẻ về góc chơi của mình trẻ sẽ gắn ký hiệu vào góc đó - Khi lựa chọn các góc chơi cho trẻ mẫu giáo bé tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: Phân chia các góc chơi trong lớp phù hợp: các góc ồn ào xa với góc yên tĩnh VD: góc bé chăm bé học không sắp xếp gần góc bé làm kỷ sư 6 Ngoài ra tôi còn sử dụng những hình ảnh do trẻ tự vẽ và tô màu để trang trí các góc. Từ đó tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham gia hoạt động góc vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô. Sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ. 3.3. Biện pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chơi Tư duy của trẻ mẫu giáo bé thường gắn liền với suy nghĩ và hành động theo hứng thú trước mắt. Vì vậy sự chuẩn bị đồ dùng của cô là hình thức hấp dẫn để trẻ khám phá và tham gia vào các vai một cách cụ thể. Nhờ có đồ dùng, đồ chơi sáng tạo sẽ thu hút trẻ tham gia vào các góc chơi. Mỗi góc chơi có nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì không thể tiến hành được. Với những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tông, lịch cũ, giấy màu cô và trẻ cùng làm để tạo ra các sản phẩm, tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo tính thẩm mỷ và an toàn, tạo sự hứng thú cho trẻ khi họat động. VD: + Góc sách truyện: Chủ đề bé với các loài rau. Cô cùng trẻ tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ, cô cùng trẻ làm thành nhiều cuốn sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cô cùng trẻ cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cô giúp. + Góc phân vai: bán hàng, gia đình: Hiện nay có các loại vỏ hộp bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp, và an toàn khi trẻ chơi nên tôi đã tận dụng làm đồ chơi như làm: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa, tạo các món ăn từ đất nặn: Cơm cuộn, Tôm tẩm bột, trứng rán, Quả dứa, Ổi, khế, bí đỏ tôi còn dùng xốp vải nỉ các loại hạt cườm, hộp bánh để làm thành chiếc bánh sinh nhật. + Góc xây dựng: Tạo ra hoa: cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính vào vỏ thạch, lấy ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh dây thép. Tạo cây: cây dừa, cây thông, dùng giấy bìa cũ làm thân, xốp làm lá. Và len cuộn Làm hàng rào: dùng que rà lưỡi, xốp cắt hoa lá dùng keo đính vào. + Góc học tập: Tôi sử dụng những hình ảnh trẻ vẽ và tô về các trang phục để trang trí góc. Để tạo cho trẻ sự gần gũi và trẻ hứng thú vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra, chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô. Các đồ dùng đồ chơi tự tạo ở các góc, tôi luôn ưu tiên làm và sử dụng các đồ dùng đồ chơi đảm bảo tính an toàn cho trẻ - Các con vật được tôi và đồng nghiệp may bằng vải, nhồi bông điểm các hạt nút làm mắt trông rất dể thương... - Ưu tiên làm các đồ dùng đồ chơi có tính lắp ghép để phát triển tính tư duy và sự phát triển của trẻ. VD: Cô làm các hình cắt rời và cho trẻ lắp ghép các hình đó thành một hình mới, cho trẻ ghép các bộ phận rời ngôi nhà cắt rời thành một ngôi nhà hoàn thiện 8 riêng. để tuyên truyền, cùng với phụ huynh xin những nguyên vật liệu như bìa cát tông, chai dầu đã dùng hết... để cô tận dụng làm các đồ chơi để cho trẻ chơi ở các góc. Cô cũng có thể hướng dẫn cho các phụ huynh làm những đồ chơi dễ làm để phụ huỳnh cùng làm cho con em mình chơi. VD: Cô hướng dẫn cho phụ huynh làm các loại quả bằng vải, làm bộ bát thìa bằng hộp sửa, làm các con thú nhồi bông... Hoạt động góc không chỉ giúp trẻ nâng khả năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. - Bên cạnh đó trước khi tiến hành nội dung hoạt động góc, đầu mỗi nội dung tháng, tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh về các nội dung hoạt động để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các nội dung đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn, trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi đến giờ chơi, khi chơi trẻ thể hiện vai chơi tốt hơn không bị nhầm lẫn. VD: + Chủ đề “Gia đình” để trẻ chơi tốt trong góc nấu ăn, bán hàng tôi hướng dẫn phụ huynh về nhà cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng các câu hỏi: Nhà mình có những đồ dùng gì?/ Đồ dùng đó dùng để làm gì?/ Con dùng nó như thế nào? /Mẹ thường nấu món gì cho con ăn? /Món đó có những nguyên liệu gì?/ Chế biến như thế nào + Chủ đề “Động vật” để trẻ có thể chơi tốt trong góc chơi xây dựng, tạo hình... tôi cũng gợi ý để phụ huynh trò chuyện và quan sát con vật nuôi trong gia đình bằng các câu hỏi như: Nhà mình có nuôi con gì? Con gà có những bộ phận nào? Con gà ăn gì? Con cùng mẹ cho gà ăn nhé! - Như vậy với biện pháp trên đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn hơn vềvai trò của hoạt động góc đối với trẻ. Qua đó, tôi đã tạo được lòng tin yêu, quý mến của các bậc phụ huynh học sinh, phụ huynh càng thêm hiểu và yên tâm khi gửi gắm con em mình tại lớp. - Có thể nói rằng, để nâng cao chất lượng giờ hoạt động góc thì đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ hứng thú hơn mỗi khi đến giờ chơi. 4. Kết quả đạt được Sau một năm học tôi thấy trẻ của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, rất hứng thú tham gia vào các hoạt động, các góc chơi, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, cùng chơi với nhau những bạn chơi tốt giúp đở những bạn chơi chưa tốt,chưa tích cực.Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, trẻ ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể: 4.1. Đối với trẻ: Với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đạt được một số kết quả như sau: - 100% trẻ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc. - Trẻ nhanh nhạy trong các tình huống, trẻ đã biết giao lưu giũa các góc chơi và tự chơi với các bạn trong lớp. - Do việc bố trí các góc chơi hợp lý nên khi trẻ chơi trẻ không phải đi lại nhiều làm ảnh hưởng đến góc chơi của bạn. - Trẻ đã quen dần với việc giao lưu cùng nhóm chơi khác và biết mở rộng nội dung chơi, trẻ say sưa, hứng thú và thỏa mái trong khi chơi.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_goc.doc