Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé 3-4

Trò chơi dân gian được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên cho trẻ ở trường mầm non. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự kéo léo, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí,gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, sụ gắn kết của tình bạn.. ..đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Trên thực tế khi tôi nhận lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi tại đơn vị tôi công tác thì việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ còn nặng về mục đích “Học” nhẹ về chơi, hơn nữa nội dung dạy học chủ yếu là thực hiện đúng phương pháp, hình thức tổ chức đơn điệu, sơ sài gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết khả năng tích cực của mình.

docx 14 trang lethu 15/11/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé 3-4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé 3-4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé 3-4
 Chính vì vậy trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, tổ chức cho trẻ chơi trong nhà 
trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ.
 Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng 
cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ 
chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy, sáng 
tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
 Trò chơi dân gian được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở 
trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên cho trẻ ở trường 
mầm non. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể 
loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm 
non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự kéo léo, rèn luyện trí tuệ, sự 
nhanh trí,gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, sụ gắn kết của tình bạn.. 
..đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ 
ngay từ khi còn nhỏ.
 Trên thực tế khi tôi nhận lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi tại đơn vị tôi công tác thì việc 
tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ còn nặng về mục đích “Học” nhẹ về chơi, hơn nữa nội 
dung dạy học chủ yếu là thực hiện đúng phương pháp, hình thức tổ chức đơn điệu, sơ sài 
gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn 
tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết khả năng tích cực của mình.
 Vậy làm thế nào để tổ chức được trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé thực sự có 
hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là 
các giáo viên mầm non. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ 
dể dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc.
 Là một giáo viên mầm non được phân công dạy lớp 3 - 4 tuổi tôi luôn trăn trở và 
tìm các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. vì vậy tôi đã 
chọn đề tài “ Một sô biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4” 
tuổi tại trường tôi đang công tác để làm đề tài nghiên cứu cho mình.
 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp.
 Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Trò chơi dân gian” đối với trẻ, tôi thấy việc tổ 
chức cho trẻ chơi trò chơi dân là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng 
làm thế nào để tổ chức được trò chơi dân gian một cách có hiệu quả? Điều này quả không 
dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Với đề tài này tôi biết đã được nhiều đồng 
nghiệp nghiên cứu, nhưng với tôi đề tài này nó có những điểm mới. Trên cơ sở nghiên lớp mẫu giáo bé A vơí sô 'lương hoc sinh la' 36 tre và trong thơi gian đo'tôi đã nhận thấy 
được những thuận lợi cung như nhưn g khó khăn như sau:
 * Thuận lợi:
 Bản thân tôi được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường về bồi 
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, đồ 
dùng đồ chơi,.
 Trương học nơi tôi đang công tac được xây dựng khang trang sạch sẽ, các khu vui 
chơi được quy họạch hợp lý nên thuân lơi trọng việc thực hiên “ Tổ chức trò chơi dân gian 
chọ trẻ” chọ tre.
 Lớp được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu tạọ điều kiện tối đa về cơ sở vật chất 
cũng như đồ dùng học tập của các cháu, lơp học thọáng mát vê' mua he' âm ap vê' mua 
đông, đặc biệt trọng thời gian vừa qua lớp tôi đã xây dựng góc bé cùng trải nghiệm từ đó 
cung cấp chọ trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, 
trò chơi dân gian...
 Trẻ ở lớp tôi có nhiều trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh và thích tham gia vàọ trò 
chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian. Một số trẻ biết phối hợp cùng cô.
 Bản thân tôi lớn lên ở vùng nông thôn nên cũng biết một số trò chơi dân gian 
truyền miệng.
 Luôn học hỏi và tìm tòi hiểu biết thêm một số trò chơi dân gian thông qua bạn bè, 
trẻ, đồng nghiệp và sách báọ.
 Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn sàng hỗ trợ 
và tìm kiếm nguyên vật liệu chọ việc làm đồ dùng, đồ chơi càng thêm phọng phú và đa 
dạng. Các nguyên vật liệu từ thiên nhiên phọng phú, dễ tìm dễ sử dụng, không mất tiền 
mua và đặc biệt là góp phần bảọ vệ môi trường.
 Bên cạnh những mặt thuận lợi việc tổ chức tốt trò chơi dân gian chọ trẻ 3 - 4 tuổi 
cũng còn gặp không ít những khó khăn.
 * Khó khăn: Giáọ viên vốn kiến thức và hiểu biết về các trò chơi dân gian có 
nhưng chưa thật phọng phú.
 Nhiều lúc tổ chức trò chơi dân gian chọ trẻ đòi hỏi phải có sự linh họạt và tính sáng 
tạọ caọ. Nhưng giáọ viên vẫn chưa thật linh họạt, sáng tạọ.
 Mức độ chơi của các trò chơi dân gian không giống nhau, có trò chơi rất đơn giản, 
nhưng lại có trò chơi rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có tính tư duy caọ.
 Thời gian hạn hẹp, vì đa số trò chơi dân gian chỉ tổ chức lồng ghép cùng với các chủ điểm đầu năm học, những bài đồng dao khó bài đồng dao dài khó thuộc vào những 
chủ điểm cuối năm.
 Ví dụ: Chủ điểm trường mầm non trò chơi: Oải tù tì, Tập tầm vông. Chủ điểm 
bản thân trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vòng.... Chủ điểm Gia đình trò chơi: Nu na nu 
nóng, chi chi chành chành, Rồng rắn lên mây..
 Đối với kế hoạch tháng giáo viên cần xây dựng kế hoạch ngắn gọn xác định nhiệm 
vụ cần trợ giúp để trẻ chơi tốt các trò chơi dân gian, phát triển trò chơi từ dể đến khó, nội 
dung chơi kỷ năng chơi, khả năng phối hợp và phát triển, tính tự lực sáng tạo của trẻ khi 
chơi cùng cô và các bạn. Tuy nhiên trong thời gian một chủ điểm lớn chỉ tập trung giới 
thiệu và hướng dẫn trẻ một đến hai trò chơi phù hợp chủ đề trẻ chơi được thành thạo ở 
nhiều hoạt động khác nhau.
 Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật trò chơi: Dung dăng dung dẻ..
 Đối với kế hoạch tuần thiết kế việc tổ chức chơi hang ngày cho trẻ xen kẽ vào các 
hoạt động trong ngày, các buổi chơi tự do chuyển tiết, chơi ở hoạt động ngoài trời, trong 
giờ đón trả trẻ. Trẻ có thể chơi cùng nhau bằng những trò chơi đơn giản có thể là hai trẻ 
một hoặc một nhóm trẻ. Giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể về tên trò chơi cách chơi luật 
chơi, đồ dung trong khi chơi để dể dàng thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ chơi: Bịt mắt bắt dê.
 * Biên pháp 2: Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và khả năng 
nhận thức của trẻ.
 Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, không hẳn trò chơi nào cũng phù hợp 
với trẻ nhỏ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân nhắc và lựa 
chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ. Bên cạnh đó, trong trường 
mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức 
và khả năng chú ý có chủ định khác nhau, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho 
phù hợp với từng độ tuổi. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học giáo viên bám sát kế hoạch 
giáo dục năm học, trên cơ sở nhận thức, khả năng của trẻ trên lớp lựa chọn những trò chơi 
dân gian phù hợp đưa vào kế hoạch thực hiện.
 Cụ thể như sau:
 Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé: khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận 
thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “ Lộn cầu 
vồng”, “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng dung 
dẻ” “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Kéo cưa lừa Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò 
chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
 * Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi lồng ghép vào các hoạt động.
 Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt 
động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm 
tổ chức các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gủi với thiên 
nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, hay như ở hoạt động góc 
trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỷ năng chơi theo nhóm. Chính vì 
vậy giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính 
chất của từng hoạt động.
 Với hoạt động chung và hoạt động chiều nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh 
nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “chơi chuyền”, 
“Chơi cờ” ..
 Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần lựa 
chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
 Ví dụ: Với môn thể chất nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân 
thể’ khỏe mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh 
chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể’ vui chơi và ngược lại 
vui chơi giúp cho trẻ them khỏe mạnh và năng động.
 Ví dụ: Trò chơi “Nhãy dây” , “Trồng nụ trồng hoa”, “Nhãy lò cò”, có nhiều nấc 
chơi nho nhỏ, từ bàn một, bàn hai. ...đến bàn mười từ một nụ, một hoa. ...đến tám hoa 
(Trồng nụ trồng hoa). Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. 
Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể’ tiến dần đến 
được nấc cuối của trò chơi.
Như trò chơi “Rồng rắn lên mây”
 * Cách chơi: Cô tổ chức cho khoảng mười bạn chơi một bạn làm thầy thuốc đứng 
một chổ, các bạn còn lại nắm đuôi áo nhau làm con rồng bạn đứng đầu làm đầu rồng. các 
bạn làm rồng vừa đi vừa hát:
 Rồng rắn lên mây
 Có cây xúc xắc
 Có nhà điể’m minh
 Thầy thuốc có nhà hay không
 Sau khi hát xong trẻ đến trước mặt thầy thuốc

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé 3-4.pdf