Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Trong thực tế hiện nay, hoạt động vui chơi nói chung, đặc biệt là trò chơi vận động nói riêng của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thuộc huyện Yên Dũng nói chung, trường mầm non Đồng Phúc nói riêng chưa thực sự được các giáo viên quan tâm và phát huy hết tác dụng của nó với sự phát triển và giáo dục trẻ mẫu giáo, tại đây chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó, với trẻ 3 - 4 tuổi giáo viên chỉ quan tâm nhiều đến việc chăm sóc trẻ, làm sao cho trẻ ăn uống đầy đủ, không để trẻ bị ngã hay xây xát, mà chưa chú ý đến việc phát triển tố chất thể lực cho trẻ. Giáo viên ít hoặc ngại tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động vì tâm lý lo sợ trẻ bị ngã, nên trẻ chưa được chơi thường xuyên, chưa khai thác hết khả năng chơi của trẻ, chính vì vậy mà không thỏa mãn nhu cầu chơi vận động của trẻ.

doc 24 trang lethu 25/08/2024 2541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 sự phát triển và giáo dục trẻ mẫu giáo, tại đây chưa có sự đầu tư về cơ sở 
vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn, không đáp ứng 
được nhu cầu vui chơi của trẻ.
 Bên cạnh đó, với trẻ 3 - 4 tuổi giáo viên chỉ quan tâm nhiều đến việc 
chăm sóc trẻ, làm sao cho trẻ ăn uống đầy đủ, không để trẻ bị ngã hay xây 
xát, mà chưa chú ý đến việc phát triển tố chất thể lực cho trẻ. Giáo viên ít 
hoặc ngại tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động vì tâm lý lo sợ trẻ bị 
ngã, nên trẻ chưa được chơi thường xuyên, chưa khai thác hết khả năng 
chơi của trẻ, chính vì vậy mà không thoả mãn nhu cầu chơi vận động của 
trẻ.
 Trước thực trạng của việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mầm non 
nói chung và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng của trường mầm non Đồng 
Phúc huyện Yên Dũng, để làm sáng tỏ những hạn chế trên và phát huy những 
thành tựu đã đạt được trong việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3 
- 4 tuổi, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo 
nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận 
động cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” nhằm đánh giá thực trạng một cách khách 
quan và mạnh dạn đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng 
việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong trường mầm 
non.
 2. Mục đích nghiên cứu đề tài
 - Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này tôi muốn nâng cao chất luợng 
trò chơi phát triển vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi tại Truờng mầm non Đồng Phúc. 
Giúp trẻ buớc đầu có kiến thức về trò chơi vận động góp phần phát triển hoàn 
thiện các vận động cơ bản làm tiền đề cho trẻ phát triển hoàn thiện hơn.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Đối tượng: Trẻ 3 - 4 tuổi c Trường mầm non Đồng Phúc
 - Phạm vi nghiên cứu : “Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động 
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”
 2 Khi tham gia vào trò chơi vận động giúp trẻ phát triển, hoàn thiện các vận 
động, phát triển rèn luyện các tố chất thể lực nhanh, mạnh, bền, khéo. Trò chơi 
vận động là phương tiện chống lại sự mệt mỏi, căng thẳng trả lại trạng thái 
thăng bằng của hệ thần kinh, tạo cho trẻ niềm vui, giúp trẻ có tâm thế để tham 
 gia các hoạt động luân phiên trong ngày. Mỗi trò chơi vận động đều có 3 
yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Nội dung chơi, luật chơi, hoạt động chơi.
 Nội dung chơi chứa đựng nhiều vận động đó là các vận động phù hợp 
với lứa tuổi, các vận động này thường được thể hiện khi trẻ đóng vai những 
chú mèo, những chú chim sẻ, những chú thỏ,ngộ nghĩnh. Chính vì thế nội 
dung chơi dễ gây hứng thú cho trẻ.
 Luật chơi là những qui tắc, quy định mà trẻ phải tuân theo khi thực hiện 
hành động chơi và khi giải quyết nội dung chơi, nếu không tuân theo luật chơi 
thì cuộc chơi bị bãi bỏ. Ví dụ: Đối với trò chơi “cáo và thỏ” khi nghe tiếng 
cáo kêu “gừ, gừ, gừ ” thì thỏ phải chạy thật nhanh về chuồng của mình, nếu 
không chạy nhanh thì bị cáo bắt và khi bị bắt sẽ phải nhảy lò cò một vòng.
 Hành động chơi là những động tác vận động trong khi chơi. Ví dụ: Trò 
chơi “Cáo ơi ngủ à” động tác đưa 2 tay giả làm tai thỏ vẫy vẫy và những động 
tác tung và bắt bóng bằng 2 tay trong trò chơi “Tung bóng” và động tác bật 
nhảy của trò chơi “Bật tiến về phía trước”. 
 Trò chơi vận động của trẻ mẫu giáo có 2 loại trò chơi đó là trò chơi vận 
động có chủ đề và trò chơi vận động không có chủ đề. Các nhiệm vụ chứa 
đựng trong nội dung của trò chơi vận động là nhằm phát triển và hoàn thiện 
các vận động cơ bản, phát triển và rèn luyện các tố chất thể lực cho trẻ mẫu 
giáo. Ví dụ như: trò chơi “Chuyền bóng”, “Tung bóng” giúp trẻ hoàn thiện 
các vận động cơ bản như: Đi, chạy, ném, bắt.
 Với những trò chơi: “Thi đi nhanh”, “Ai nhanh hơn”. Giúp trẻ rèn 
luyện và phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh nhẹn, mạnh, bền bỉ và 
khéo léo. 
 4 Khi tổ chức trò chơi vận động còn chưa linh hoạt sáng tạo, chưa biết 
tận dụng hết nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi 
cho trẻ.
 Đa số phụ huynh là nông dân, công nhân làm ở các nhà máy, công ty nên 
họ đi làm cả ngày, có khi làm ca đêm nên họ ít có thời gian quan tâm đến con, 
phần lớn đều nhờ ông bà. Vì vậy họ chưa nhận thấy được tầm quan trọng của 
việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ.
 Lớp 3 tuổi c khu trung tâm là một lớp có sĩ số học sinh tương đối đông, 
nhiều trẻ đi học năm đầu chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, tuy cùng 
độ tuổi nhưng khả năng hòa nhập không đồng đều: một số trẻ còn nhút nhát, 
một số trẻ còn nói ngọng, có trẻ thì hiếu động hay đánh bạn.vì vậy việc tổ 
chức trò chơi vận động cũng gặp rất nhiều khó khăn.
 3. Đề xuất các giải pháp
 3.1. Lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi 
 Việc lựa chọn trò chơi vận động phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng vận 
động của trẻ, trò chơi vận động vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không 
phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ mầm non. Vì thế giáo viên nên có sự 
cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn 
giản, dễ nhớ, dễ hiểu đối với trẻ và đặc biệt là phải phù hợp với độ tuổi 3-4 
tuổi.
 Với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của 
trẻ còn chưa cao. Vì vậy khi lựa chọn trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 
tuổi cần thực hiện theo các tiêu chí sau:
 - Trò chơi vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi chủ yếu là những trò chơi vận động 
có hành động đơn giản như: Chạy, ném, bò, tung...
 - Đồ dùng phục vụ cho trò chơi dễ tìm, dễ kiếm.
 - Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
 - Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
 6 dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố 
cần thiết cho trò chơi.
 Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao)
 Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi vận động đó là khi thực hiện các 
vận động thì thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời thơ. Các bài thơ đó khiến 
cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. 
 Ví dụ: Trò chơi “Cáo ơi ngủ à”, trò chơi “chuyền bóng”.trò chơi chỉ 
có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời thơ. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ 
làm quen với lời thơ của các trò chơi vận động trước khi hướng dẫn trẻ chơi 
vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài 
trờiKhi trẻ đã thuộc lời thơ, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi đó. Vì thế, 
trẻ chơi rất hứng thú.
 Chuẩn bị địa điểm chơi: Mỗi trò chơi vận động có một cách chơi và luật 
chơi khác nhau, nhưng trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có 
số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích 
rộng như “Mèo duổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Cáo ơi ngủ à”Nhưng lại 
cũng có những trò chơi tĩnh như: “Lăn bóng theo hướng thẳng với cô với bạn”
 Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của 
từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho 
trẻ chơi.
 3.3. Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi vận động 
cho trẻ.
 Trò chơi vận động nhằm rèn luyện cơ bắp phát triển các vận động cơ bản 
và các phẩm chất thể lực cho trẻ. Vì vậy cần được tổ chức nhiều lần. Các trò 
chơi vận động cần được tổ chức theo một hệ thống đơn giản, dễ hiểu, phù hợp 
với yêu cầu, nội dung và quá trình giáo dục thể lực cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 
tuổi.
 8 vào nhiều thời điểm trong ngày ở trong trường mầm non (sau khi đón trẻ, 
trước khi trả trẻ, trong giờ học thể dục, giữa các hoạt động, trong hoạt động 
ngoài trời, hoạt động chiều)
 Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì 
thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung 
được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại
giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và 
phát triển thể chất.
 Với HĐ ngoài trời: Giáo viên cần tận dụng không gian rộng và thoáng để 
tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể 
lực cho trẻ như các trò chơi: kéo co, mèo đuổi chuột
 (Trò chơi mèo đuổi chuột)
 Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo 
nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Ô ăn quan”, “Kéo cưa lừa xẻ” 
 10 đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có 
sức khỏe mới có thể tham gia vào các trò chơi vận động và ngược lại thông 
qua trò chơi vận động giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. 
 3.5. Phương pháp hướng dẫn, tổ chức trò chơi vận động cho trẻ
 Đối với trẻ mẫu giáo, khi tham gia vào trò chơi trẻ phải tuân theo luật 
chơi, hoạt động của trẻ không chỉ nằm ở quá trình chơi mà cả trong kết 
quả chơi
 Trò chơi vận động ở lứa tuổi mẫu giáo rất phong phú, đa dạng đồng 
thời cũng rất phức tạp về luật chơi và hành động chơi, ví dụ khi thực hiện 
trò chơi “Thi ai nhanh” trẻ phải thực hiện đúng quy định là khi nghe tín 
hiệu trẻ phải ngồi ngay vào ghế như vậy mới thực hiện đúng luật đã quy 
định trong trò chơi. Vì vậy, yêu cầu đối với trẻ mẫu giáo phải thực hiện 
đúng luật chơi và hành động chơi một cách chính xác, khéo léo, nhanh 
nhẹn, tự tin và biết phối hợp vận động. Ví dụ như khi bật ô không dẫm 
vào vạch, ném trúng đích, thi ai nhanh
 Để giúp trẻ thực hiện trò chơi vận động một cách tích cực và hứng 
thú khi tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo cần thực hiện theo 3 
bước sau:
 * Bước 1: Hướng dẫn trò chơi
 Đối với trò chơi mới: Cô giáo giới thiệu với trẻ về chủ đề chơi, nội dung 
chơi, hành động chơi và luật chơi. Cô kết hợp làm mẫu minh hoạ hoặc hướng 
dẫn các hành động chơi, sau đó cô cho trẻ làm quen với đồ chơi (nếu có) Ví 
dụ trò chơi “Cáo và thỏ”.
 Cụ thể khi tổ chức trò chơi “chuyền bóng sang hai bên”.
 Bắt đầu vào cuộc chơi cô giới thiệu: Có một trò chơi rất hay đó là trò 
chơi “chuyền bóng sang hai bên” các con có thích chơi không? để chơi được 
thành thạo trò chơi này các con phải nhớ chuyền lần lượt từ bạn nọ sang bạn 
kia, không được chuyển nhảy cóc.
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_van.doc