Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hoạt động tích cực

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của trẻ. Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức 1 cách bài bản, có hệ thống như trẻ phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ 1 môi trường để trẻ hoạt động và trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức 1 cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “học mà chơi, chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá 1 cách tích cực về thế giới. Quá trình khám phá và học hỏi của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giản mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh 1 cách tự nhiên, thuận lợi nhanh chóng. Tất cả các trò chơi đều có tiềm năng và hỗ trợ cho việc học của trẻ. Đối với trẻ mầm non thì môi trường hoạt động có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ hoạt động thường xuyên với môi trường giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lí cũng như đời sống tình cảm mà thông qua trò chơi những phẩm chất ý chí cũng được hình thành như: tính mục đích, tính kỉ luật, tính dũng cảm.
doc 18 trang lethu 08/05/2024 1580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hoạt động tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hoạt động tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hoạt động tích cực
 PHỤ LỤC
 Tiêu đề Trang
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
 A. Cơ sở lí luận 3
 B. Thực trạng vấn đề 4
 C. Các biện pháp 5
 1. Biện pháp 1 5
 2. Biện pháp 2 8
 3. Biện pháp 3 8
 4. Biện pháp 4 9
 5. Biện pháp 5 10
 D. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 11
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12
 1. Kết luận 12
 2. Bài học kinh nghiệm 12
 3. Kiến nghị 13
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1- Giáo trình Giáo dục mầm non - NXB Đại học Sư Phạm
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
2- Modum 1, 2 xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm
3- Tạp chí Giáo dục Mầm non Hình ảnh 6
Hình ảnh 7
Hình ảnh 8
Hình ảnh 9 Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm 
 giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hoạt động tích cực
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, 
trí tuệ, thẩm mĩ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân 
cách, khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của trẻ. Trẻ không thể tiếp 
thu các kiến thức 1 cách bài bản, có hệ thống như trẻ phổ thông. Vì thế cần tạo 
cho trẻ 1 môi trường để trẻ hoạt động và trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể 
tiếp thu kiến thức 1 cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn
 Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “học mà 
chơi, chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá 
1 cách tích cực về thế giới. Quá trình khám phá và học hỏi của trẻ diễn ra thông 
qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui 
chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giản mà còn giúp trẻ cảm nhận 
và khám phá thế giới xung quanh 1 cách tự nhiên, thuận lợi nhanh chóng. Tất 
cả các trò chơi đều có tiềm năng và hỗ trợ cho việc học của trẻ. Đối với trẻ 
mầm non thì môi trường hoạt động có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát 
triển của trẻ. Trẻ hoạt động thường xuyên với môi trường giúp trẻ phát triển tư 
duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lí cũng như đời sống tình cảm mà thông 
qua trò chơi những phẩm chất ý chí cũng được hình thành như: tính mục đích, 
tính kỉ luật, tính dũng cảm.
 Môi trường nói chung và môi trường giáo dục nói riêng. 
Vậy môi trường là gì?
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, 
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người 
như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Môi trường giáo dục là gì?
 Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự 
nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục 
trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa 
mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được 
hình thành và phát triển toàn diện.
 Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường bên trong và 
môi trường bên ngoài lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến 
việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại 
trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang ở đó. Vì vậy trẻ cần 
có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp 
học.
 1 / 13 Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm 
 giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hoạt động tích cực
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. Cơ sở lý luận:
 Môi trường là yếu tố góp phần tích cực trong hoạt động nâng cao chất lượng 
giáo dục toàn diện cho trẻ. Trong lớp học không thể thiếu những mảng trang trí, 
những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ thì giáo viên cần tạo 
một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, đồ dùng đa dạng bắt 
mắt.Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi 
quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ phản ánh kinh nghiệm, văn 
hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
 Các góc chính được duy trì thường xuyên. Vì vậy chúng ta cần bố trí, sắp 
xếp các góc phải thật linh hoạt để có thể di chuyển tạo không gian cho trẻ hoạt 
động. Môi trường trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, 
đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng 
ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để thỏa mãn nhu 
cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, 
xã hội, thỏa mãn nhu cầu nhận thức mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ 
hoạt động tích cực, sáng tạo.
 Các nhà giáo dục đều thừa nhận 1 điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo 
dục trẻ mầm non đó là xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy 
sự phát triển tính chủ động khả năng tư duy cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt 
thường thể hiện tính hợp lí cao và kết nối việc học và đời sống của trẻ. Mỗi đứa 
trẻ là 1 cá thể riêng biệt chúng khác nhau về thể chất, tâm lí, tình cảm, xã hội, 
trí tuệ và hoàn cảnh gia đình. Do đó mỗi trẻ em đều có hứng thú và cách học và 
tốc độ học tập khác nhau và đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất 
khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang 
thực hiện. Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung 
tâm cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất 
quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Hiệu 
quả của việc tao môi trường nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ 
chăm sóc giáo dục trẻ.
 Trên cơ sở đó tôi đã căn cứ vào hướng dẫn của Phòng GD & ĐT Huyện Gia 
Lâm cùng với sự chỉ đạo của BGH nhà trường về thực hiện: “Xây dựng môi 
trường lấy trẻ làm trung tâm”. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, 
vào khả năng nhu cầu học tập và kinh nghiệm sống của trẻ đáp ứng được 
chương trình giáo dục mầm non. Từ đó tôi lên kế hoạch về xây dựng môi 
trường lấy trẻ làm trung tâm để trẻ hoạt động tích cực
 3 / 13 Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm 
 giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hoạt động tích cực
trạng của trẻ trong lớp đầu năm được kết quả như sau:
Kết quả điều tra 25 cháu đầu năm như sau:
 Trẻ đạt Chưa đạt
 STT Phân loại khả năng Tỉ lệ Tỉ lệ 
 Sl Sl
 % %
 1 Trẻ tham gia tích cực vào các 5 20% 20 80%
 hoạt dộng xây dựng môi trường 
 lấy trẻ làm trung tâm
 2 Kĩ năng sử dụng các học liệu, 2 8% 23 92%
 nguyên vật liệu sẵn có từ thiên 
 nhiên của trẻ
 3 Mức độ hứng thú khi tham gia 4 16% 21 84%
 hoạt động
- Qua khảo sát tình hình thực tế ở lớp tôi nhận thấy:
+ Số trẻ tham gia xây dựng môi trường cũng rất ít, chủ yếu là cô giáo xây dựng.
+ Đa số trẻ chưa có kĩ năng chơi với các vật liệu từ thiên nhiên.
+ Trẻ hoạt động chưa tích cực, chưa hiệu quả.
Từ những việc khảo sát tình hình thực tế ở lớp cũng như việc tiến hành để xây 
dựng 1 môi trường lấy trẻ làm trung tâm, bản thân tôi đưa ra 1 số biện pháp như 
sau:
C. Các biện pháp 
1. Biện pháp 1: Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù 
hợp, tiện lợi, đa dạng, phong phú.
Môi trường trong lớp học:
 Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học 
thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường trong lớp học với 
những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp 
xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; Khi 
thiết kế các góc hoạt động trong lớp giáo viên cần cần chú ý:
- Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt 
động ồn ào, góc thư viện, sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng
- Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận 
tiện khi liên kết giữa các góc chơi.
- Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát, giám sát được toàn bộ 
hoạt động của trẻ.
 (Hình ảnh 1: Minh hoạ cách bố trí góc chơi hợp lý)
 5 / 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_l.doc