Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - Đạo đức - Thẩm mĩ - Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.

Để giúp trẻ có được cái nhìn bao quát về thế giới xung quanh, có được quan niệm đúng đắn và những nhận xét về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, hướng trẻ đến với cái “Chân – Thiện – Mĩ” thì người giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ bắt buộc phải có một trình độ nhất định cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm sống nhằm truyền thụ cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kĩ năng để nâng cao năng lực sư phạm cho mình.

doc 15 trang lethu 11/10/2024 1810
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Điểm mới của đề tài mà tôi đang thực hiện là luôn chú trọng lấy trẻ làm trung 
tâm, phát huy khả năng sáng tạo theo cách riêng của trẻ. Chú trọng việc rèn nề nếp 
cho trẻ trong học tập; Xây dựng giờ dạy trên lớp và cải tiến phương pháp giảng dạy. 
Rèn luyện các kỹ năng hoạt động tạo hình thông qua các hoạt động khác nhằm góp 
phần hình thành ở trẻ những cảm xúc nghệ thuật, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát; 
phát triển năng khiếu, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ, giúp gây 
hứng thú đối với trẻ trong thể hiện và cảm nhận cái hay, cái đẹp phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lý của trẻ, với phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học’’. 
1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nh»m nâng cao chất lượng tạo hình cho 
trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi’’ được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc 
giáo dục mầm non. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã vận dụng các giải 
pháp đưa vào quá trình chăm sóc trẻ trong lớp mình phụ trách và mang lại hiệu quả 
cao. Đề tài được đồng nghiệp khen ngợi và cùng góp ý. Được hội đồng chuyên môn 
đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài trong các trường MN toàn huyện, 
tỉnh và đăng trên trang Web . 
 2. PHẦN NỘI DUNG
2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
 Hoạt động tạo hình chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm 
non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ 
ngay từ những năm đầu của cuộc sống. 
 Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo , 
nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn 
thấy trong thế giới xung quanh , những gì làm cho chúng rung động mạnh mẽ và gây 
cho chúng những cảm xúc , tình cảm tích cực . Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ 
mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát 
triển xúc cảm - tình cảm - nhân cách trí tuệ - sự khéo léo - tính kiên trì. Đặc biệt là 
phát triển thẩm mỹ- nghệ thuật. 
 2 sắp xếp bố cục tranh, lựa chọn màu sắc còn hạn chế. Đặc biệt là cách nhận xét sản 
phẩm, hay cách tri giác đối tượng còn thụ động có tâm lí chờ đợi cô hướng dẫn, chưa 
được mạnh dạn trong thực hiện tạo hình theo khả năng và ý thích của mình.
 Ban đầu tôi nhận thấy việc tổ chức các giờ hoạt động chung cho trẻ còn gò bó, 
chưa có sự sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu; 
chưa biết cách hướng để trẻ thể hiện được tính sáng tạo khi tham gia hoạt động tạo 
hình; chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để làm giàu các biểu tượng cho trẻ, 
phương pháp cho trẻ hoạt động tạo hình trong giờ chưa thực sự tích cực, bản thân 
chưa biết cách gợi mở, chưa gây hứng thú để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, 
chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm.
 Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng 
việc cho trẻ đến trường chỉ chơi là chủ yếu. Phụ huynh chưa nắm bắt được nội dung 
cụ thể môn học nên chưa nhiệt tình cùng cô sưu tầm vật liệu liên quan đến môn học, 
chủ đề. Đặc biệt là phó thác cho giáo viên chưa quan tâm để dạy trẻ thêm ở nhà.
* Khảo sát thực trạng:
 Vào đầu năm học, cuối tháng 9 tôi tiến hành khảo sát trẻ qua các bài học tạo 
hình như thể loại: Vẽ, năn, xé dán ... Tiến hành phân loại đạt và chưa đạt kết quả như 
sau:
 Nội dung
 Cảm nhận được cái Có kỹ năng tạo hình ( Thể hiện được sự sáng 
 Tổng đẹp trong tác phẩm tạo Vẽ, nặn, xé dán..) tạo, bố cục bức tranh.. 
 số trẻ hình khi tham gia hoạt động 
 tạo hình.
 3 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
 45 20/45 25/45 21/45 24/45 17/45 28/45
 = 44,4 % = 55,6% = 46,7% = 53,3% = 37,8% = 62,2 %
 Qua thực tế khảo sát thấy được khả năng tạo hình của trẻ Mẫu giáo bé đạt kết 
quả chưa cao , bài vẽ, xé dán của trẻ còn đơn điệu , ngoạch ngoạc không theo mẫu của 
 4 Trẻ em vốn rất hiếu kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật 
xung quanh chúng. Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trong 
những năm tháng tuổi thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ. Những 
điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì vậy tôi luôn 
tâm niệm: Sẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi trường học tập tốt nhất ở 
ngay tại khu trường thân yêu của bé của trẻ.
 Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học về trang trí các mảng tường và sắp 
đặt các tủ đồ dùng, đồ chơi một cách khoa học, đẹp mắt. Từ cách bố trí, sắp xếp nội 
vụ trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàng 
ngăn nắp. Khi trang trí lớp bao giờ tôi cũng chú ý tới những mảng tường lớn trong góc 
chơi, hoặc những mảng trung tâm mà trẻ thường hoạt động để trang trí. Các mảng này 
vừa được sử dụng để trang trí vừa được gắn những hình ảnh rất ngộ nghĩnh, sinh 
động. Từ những nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm tôi đã cắt, vẽ dán trang trí những 
hình ảnh ngộ nghĩnh, có hiệu quả giáo dục. Như cây nổi có kích cỡ lớn để trang hoàng 
cho lớp học của mình. Ngoài ra tôi thường xuyên cho trẻ dạo chơi ngoài trời, quan sát, 
ngắm nhìn và tìm hiểu những bông hoa, những loại cây, giúp làm quen với môi trường 
xung quanh tạo cho trẻ có tư duy tưởng tượng, óc sáng tạo.
 VD: Ở mảng hoạt động tạo hình :
 Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình. Chúng mình hãy cùng 
chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến cô gợi ý các tên như sau: 
Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí honCho trẻ thảo luận và lựa chọn 
nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động.
 Bây giờ ngôi nhà này đã có tên rồi: cô giới thiệu với chúng mình đây là hình ảnh 
hai bạn gấu đang tập vẽ tranh, bạn thỏ đang nặntranh này do cô tự làm lấy chúng 
mình thấy có gì đẹp không? Còn đây là bức tranh vẽ về ngôi nhà mơ ước của bạn Bão 
Tiên năm trước học ở đây, còn đây là tranh của bạn Nhã Phương vẽ con Gà, con Vịt, 
đáng yêu đấy. Bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy vẽ thật nhiều những sản phẩm để trang 
trí cho ngôi nhà của chúng mình đẹp hơn nhé. Cô muốn trong lớp mình ai cũng có sản 
phẩm được trang trí lên từng ngôi nhà nhỏ của chúng mình để cô thay các tranh vẽ của 
các bạn cũ, chúng mình có đồng ý không? 
 6 Giải pháp 4: Xây dựng giờ dạy trên lớp và cải tiến phương pháp giảng dạy.
* Xây dựng giờ dạy trên lớp:
 Bộ môn Tạo hình là một bộ môn cần có sự đầu tư về thời gian để chuẩn bị cho 
tiết học tạo hình tốt.
Ví dụ: Dạy đề tài: Vẽ hoa tặng cô.
 Ở mọi lúc, mọi nơi tôi cho trẻ đi thăm quan vườn trường để được quan sát, sờ 
mó, ngửi vật thật và cô gợi hỏi để trẻ nói lên suy nghĩ của mình, sau đó tôi căn dặn trẻ 
thêm về nhà quan sát ở vườn hoa nhà mình, hoặc chậu hoa xem hoa nở có đẹp không, 
màu sắc bông hoa đó như thế nào? cánh hoa xem to hay nhỏ. Có khoảng 50% số cháu 
nhà có chậu hoa cảnh, còn lại các cháu khác tôi nhắc khi mẹ mua hoa cắm bàn cho đẹp 
hoặc ngày rằm mẹ các con hay mua hoa thắp hương, các con nhớ quan sát thật kỹ màu 
sắc, cánh hoa, cuống hoa, lá hoa ... hình dáng làm sao để hôm sau đến lớp trả lời cho cô 
và các bạn nghe nhé!
 Khi đến tiết học, tôi chuẩn bị bút màu, vở vẽ cho trẻ và 2 tranh mẫu về các loại 
hoa. Vào giờ học, tôi cho trẻ vừa hát bài “Màu hoa” để tạo cảm giác thoải mái và cho 
tự quan sát tranh mẫu. Cô cùng trẻ đàm thoại, nhận xét một số loại hoa về màu sắc, 
hình dáng, lá to hay nhỏ, cánh hoa tròn hay dài, cuống hoa có gai hay không ? sau đó 
cho trẻ kể tên một số loại hoa mà trẻ biết. Cô gợi ý và hướng dẫn trẻ bằng lời rõ ràng 
để trẻ thực hiện tốt. Khi trẻ thực hiện cô uốn nắn sửa sai, động viên khuyến khích trẻ 
vẽ. Kết thúc giờ học, cô treo sản phẩm để trẻ tự nhận xét về bài của bạn của mình và 
bài vẽ đẹp, bài không đẹp.
 Với cách lên lớp như vậy tôi thấy giờ dạy đạt kết quả cao, không những trẻ vẽ 
được nhiều bông hoa mà còn sáng tạo thêm nhiều chi tiết như có bướm, ông mặt trời 
... để bức tranh thêm đẹp.
 Không dừng lại ở kết quả đó mà tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để tìm ra 
những biện pháp tốt nhất, phấn đấu giảng dạy trên lớp như thế nào để gây được sự 
hứng thú cho trẻ khi học môn Tạo hình.
* Cải tiến phương pháp giảng dạy.
 Trước tiên tôi chuẩn bị soạn giáo án chi tiết, nghiên cứu kỹ bài dạy, nắm chắc 
nội dung yêu cầu. Chuẩn bị kỹ đồ dùng trực quan: Tranh mẫu, vật mẫu, đẹp, sinh 
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc