Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non Trung Mầu

Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuổi Mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 3 -4 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác ở độ tuổi mẫu giáo. Điều tôi muốn đề cập ở đây là để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ tích lũy được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, hầu hết các cháu đều dưới sự chăm sóc của ông bà, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện, tâm sự, dạy dỗ con quá ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua tivi, điện thoại thông minh... chưa được sự quan tâm chỉ bảo uốn nắn của người lớn. Trên thực tế, trẻ 3 - 4 tuổi ở lớp tôi các cháu dùng từ không chính xác, nói ngọng, nói trống không, nói không đủ câu, nói câu không trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc trẻ tiếp cận các môn học khác sau này bởi trẻ một phần bị nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao cho mạch lạc.
doc 18 trang lethu 08/05/2024 910
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non Trung Mầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non Trung Mầu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non Trung Mầu
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 I: Đặt vấn đề 2
 Lý do chọn đề tài: 2 - 3
II: Giải quyết vấn đề 3
1. cơ sở lý luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4 - 5
3. Các biện pháp 5
Biện pháp 1. Tạo môi trường lớp học phong phú, hấp dẫn 5- 6
đối với trẻ.
Biện pháp 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động 6 - 10
học.
Biện pháp 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui 10 - 11
chơi.
Biện pháp 4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động 11
ngoài trời.
Biện pháp 5. Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển 11 - 12
ngôn ngữ cho trẻ.
4. Phối hợp với phụ huynh 12
5. Kết quả đạt được. 12 - 13
IV. Kết luận và khuyến nghị 12 - 13
 1. Kết luận 13
 2. Khuyến nghị 14
 Hình ảnh sử dụng trong sáng kiến 15 - 16 Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc, đủ câu cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng 
và giúp cho trẻ tự tin trong giao tiếp góp phần hình thành nhân cách trẻ sau này.
 Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn để tài : “Một số kinh nghiệm 
giúp trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi phát triển ngôn ngữ ở trường Mầm non” làm để 
tài nghiên cứu.
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 Có một nhà thơ đã nói “Khi chết người ta để lại cho con cái mình nhà cửa, 
ruộng vườn, thanh gươm và cây đàn Pát – dua. Nhưng một thế hệ mất đi thì để 
lại thế hệ sau tiếng nói. Ai có tiếng nói thì người ấy sẽ xây dựng được nhà, cày 
được ruộng, đúc được kiếm, làm được cây đàn Pát – dua và gẩy được nó”.
 Qua câu nói trên ta thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ. Nhờ có ngôn 
ngữ mà con người có thể giao tiếp với nhau, bày tỏ tình cảm, cảm xúc, ước mơ, 
nguyện vọng, có thể mọi điều thầm kín... ngôn ngữ là phương tiện dùng để giao 
tiếp, họ dùng ngôn ngữ để trao đổi thông tin kiến thức, bày tỏ ý kiến, qua đó con 
người thêm hiểu nhau hơn.
 Ngôn ngữ còn vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non đặc biệt với trẻ 3-4 
tuổi. Khi trẻ biết nói và hiểu lời nói của người lớn sẽ dễ dàng giao tiếp và tích 
cực giao tiếp với người lớn hơn. Mặc dù trẻ em không có ý thức về việc học 
ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học được 
cách nói của những người xung quanh mình rất nhanh. Chính vì vậy mà những 
người xung quanh trẻ đặc biệt là bố mẹ của trẻ cần phát âm chuẩn, nói đúng câu, 
không được nói ngọng, nói tục. 
 Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy tưởng tượng mà ngôn ngữ còn 
ảnh hưởng cho quá trình tri giác, cảm giác và trí nhớ, làm cho quá trình tri giác 
trở nên có chủ định, làm cho trí nhớ con người có ý nghĩa và tính chủ định hơn. 
Ngôn ngữ đã cố định những kết quả của quá trình tư duy, là phương tiện để con 
người tiếp thu lĩnh hội nền văn hóa xã hội, ngôn ngữ còn chính xác hóa các hình 
ảnh của tưởng tượng cố định chúng lại bằng từ, giữ chúng lại trong trí nhớ. Cho 
nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 
là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Trọng tâm nội dung chương trình chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 
đã khẳng định việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có tầm quan trọng rất lớn giúp trẻ 
 2/15 Nhiều trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với người lớn và trò chuyện 
cùng cô giáo nên tôi đã thực hiện khảo sát ngôn ngữ của trẻ ngay từ đầu năm.
 Số lượng trẻ lớp tôi có sự dao động do nhận thức của phụ huynh có tháng 
xin cho các con nghỉ học có tháng cho con đi học và trẻ đi học không được đều 
nên rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ thực sự rất khó khăn.
 Phụ huynh chưa quan tâm đưa đón con đi học, nhờ ông bà, anh chị, trẻ tự đi 
 nên cô không có điều kiện trao đổi với phụ huynh cụ thể về tình hình cuả từng
trẻ ở lớp để phụ huynh phối kết hợp để rèn cho trẻ phát âm chuẩn, nói đủ câu, 
không nói trống không, không nói tục.
 Thực trạng trẻ đầu năm :
 Nội dung Số trẻ Trẻ đạt Tỷ lệ Trẻ Tỷ lệ
 khảo sát chưa 
 % %
 đạt
 Trẻ nói được nhiều từ mở 
 rộng vốn từ của mình
 30 18 60% 12 40%
 Trẻ nói được 3,5 câu liền
 30 17 56,6% 13 43,4%
 Trẻ nói được suy nghĩ và 
 mong muốn của mình
 30 15 50% 15 50%
 Trẻ nói ngọng 30 10 33% 20 67%
 Qua khảo sát trẻ đầu năm, tôi đã thấy đưa ra những nhận xét của mình về 
khả năng ngôn ngữ của trẻ lớp mình theo kết quả của từng tiêu cho việc phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết để trẻ có thể tự tin trong giao tiếp và giúp 
trẻ tích lũy nhiều vốn từ cho trẻ để có vốn hành trang lĩnh hội được thế giới 
xung quanh trẻ. 
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã chọn một số biện pháp nhằm 
phát triển vốn từ cho trẻ như sau:
 4/15 * Hoạt động làm quen văn học:
 Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ 
thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp 
trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu 
cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. Ngôn ngữ còn thể hiện cảm ngoại hình của 
nhân vật (Những nét đẹp về thể chất và tâm hồn), hay những vần điệu, nhịp xúc, 
tình cảm của mình. Cho trẻ làm quen với văn học là trẻ nghe cô đọc thơ, kể 
chuyện và trực tiếp tham gia đọc thơ, và tập kể lại chuyện. Việc trẻ được nghe, 
được đọcvà kể lại chuyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ lưu loát, rõ lời. Qua 
thơ, truyện trẻ tìm thấy cái đẹp trong tính cách, âm điệu của bài thơ. Để trẻ hiểu 
được điều đó, thông qua lời kể của người lớn như cha mẹ, cô giáo, qua tác 
phẩm văn học, truyện có kết hợp hình ảnh trực quan. Khi có vốn ngôn ngữ nhất 
định trẻ có thể dùng lời diễn đạt những hiểu biết, suy nghĩ của mình để đặt ra 
muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng và thể hiện tình cảm của mình.
 * Hoạt động giáo viên dạy trẻ tập đóng kịch đã giúp trẻ tự tin trong các vai diễn 
 khi trẻ nhập vai. Trẻ thể hiện được giọng nói, ngữ điệu làm sống lại tâm trạng,
hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện đồng thời giúp trẻ 
rèn khả năng nói, thể hiện được sắc thái khác nhau về ngữ điệu tích cách tâm 
trạng của các nhân vật trong truyện
 VÝ dô: Truyện “Gấu con bị đau răng” 
Ứng với đoạn đối thoại sau:
+ Con sâu răng: Ôi ! toàn là bánh kẹo ngon ta phải đục khoét răng để ăn
+ Gấu con: khóc huhu đau răng quá
+ Kết hợp hát chúc mừng sinh nhật
+ Gấu con đi ngủ không đánh răng con sâu ra đục khoét. Gấu khóc và nói đau 
răng quá
+ Gấu mẹ: Con bị làm sao thế? Gấu con: Con bị đau răng
+ Bác sĩ: Cháu làm sao đấy? Gấu con: Cháu bị đau răng
+ Bác sĩ: Cháu phải nhớ đánh răng thường xuyên và ăn ít kẹo
 Ngoài việc cho trẻ biết về cách sử dụng ngữ điệu để thể hiện tính cách nhân 
vật trong khi kể truyện tôi còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách cho trẻ trả 
lời theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Cô vừa kể câu chuyện gi?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Gấu con bị làm sao?
+ Con sâu răng đã làm gì?
+ Vào ngày sinh nhật gấu con như thế nào?
 6/15 - Vào giờ học tôi cho trẻ quan sát ngôi nhà và trả lời theo hệ thống câu hỏi 
của cô:
 + Các con có nhận xét gì về ngôi nhà này?
 + Nhà một tầng hay nhiều tầng?
 + Nhà có những phòng nào? (Phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp)
 + Phòng khách (phòng ngủ, phòng bếp,) có tác dụng gì?
 + Trong phòng khách (phòng ngủ, phòng bếp,) có những vật dụng gì?
 + Công năng của những loại vật dụng đó?
 Trẻ biết giữ vệ sinh cho ngôi nhà của mình, không nghịch, sờ, lại gần 
những vật dụng nguy hiểm trong phòng bếp...
 - Phần mở rộng: Tôi cho trẻ kể về ngôi nhà của bé để giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ lưu loát, ngôn ngữ trần thuật. Từ những hình ảnh, sự vật trẻ đã được 
nhìn tiếp đó trẻ có thể kể tên hay miêu tả lại được. 
 Tôi còn tổ chức cho trẻ khám phá rất nhiều đối tượng trong các tháng. Nhờ 
vậy mà kỹ năng quan sát, nhận xét và nói về đối tượng của trẻ đã tiến bộ lên rõ 
rệt. Trẻ hiểu nghĩa của từ mới mà cô cung cấp.
 Qua các hoạt khám phá, tôi thấy trẻ đã có thêm nhiều từ mới, trẻ hiểu sâu 
sắc hơn về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ và ngôn ngữ của trẻ đã mạnh 
lạc hơn, trẻ nói đủ câu hơn, ghi nhớ được nhiều đặc điểm của đối tượng, sự vật 
cần miêu tả, nhận xét.
* Hoạt động giáo dục âm nhạc :
 Lời ca trong các bài hát cũng giống như lời trẻ đọc trong các bài thơ. 
Nhưng khi hát âm điệu, giọng ca của trẻ thay đổi, nó ngân nga, trầm bổng theo 
nốt nhạc và giai điệu bài hát. Khi hát kết hợp với động tác vận động minh họa đã 
giúp trẻ hiểu và thể hiện được mối liên hệ đó. Âm nhạc đã giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ nghệ thuật.
 Khi cho trẻ hát tôi thường cho trẻ nghe nhạc để hát theo các hình thức: Hát 
theo nhạc bài hát, hát nhanh - nhạc nhanh, hát chậm - nhạc chậm...Tôi thường 
đưa ra các câu hỏi gợi ý để trẻ nói về việc hát nhanh, chậm, lên cao, xuống thấp 
theo nhạc như:
+ Vì sao chúng ta nên hát đúng nhạc?
+ Khi nhạc nhanh ( chậm) thì các con phải hát như thế nào?
+ Khi nhạc lên cao ( xuống thấp) thì phải hát ra sao? 
* Hoạt động tạo hình :
 Hoạt động tạo hình nhằm phát triển ngôn ngữ khi quan sát nhận xét đối 
tượng tạo hình và giới thiệu sản phẩm làm ra, miêu tả sự vật hiện tượng bằng 
ngôn ngữ tạo hình.
* Ví dụ: Nặn: “Bánh trôi”
 8/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_mau_giao_3.doc