Sáng kiến kinh nghiệm Một số thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả
Trong cuộc sống của thời đại công nghệ thông tin và việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non, cô và trẻ được đưa đến gần nhau hơn, trong chương trình giáo dục mầm non cải cách cô là người thầy, người mẹ thì trong chương trình giáo dục mầm non mới cô còn là người bạn thân thiết của trẻ. Đó là điều tuyệt vời nhất mà chương trình mới mang lại cho trẻ nhưng lại đặt ra một thách thức mới cho thế hệ giáo viên mầm non. Là người thầy, là người mẹ thì phải hiểu trẻ, yêu trẻ còn là một người bạn thì cô phải học cùng trẻ, chơi cùng trẻ. Để làm tốt được ba vai trò ấy, cô phải sáng tạo những hình thức học mới, đặc biệt mà trong đó cô và trẻ cùng tìm hiểu, trẻ được quan sát thực tế và trải nghiệm chứ không phải là “cô giảng, cháu nghe”. Với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi - độ tuổi không phải lớn nhất, cũng không phải nhỏ nhất trong trường mầm non - trẻ bước đầu đã có một số hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, khả năng chú ý, ghi nhớ đã phát triển tương đối, bước đầu hình thành tư duy hình tượng và tư duy lôgic. Trẻ rất thích thú khi quan sát những hiện tượng xảy ra xung quanh và đã bước đầu biết phân tích cùng cô, phỏng đoán sự việc. Là giáo viên đáng lớp 3-4 tuổi nhiều năm, tôi quan sát trẻ và thấy rằng thật là khó để giải thích cho trẻ một vấn đề như “không khí” nhưng khi cô cho trẻ làm một thí nghiệm thực tế và phân tích thì trẻ ghi nhớ rất nhanh. Sau một thời gian dài cô hỏi về thí nghiệm đó trẻ vẫn có thể trả lời rõ ràng, đúng yêu cầu cô đưa ra.Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả
Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả I. ĐẶT ĐỀ TÀI “ Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai” Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiêm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Chính vì vậy việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, đóng vài trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển cho trẻ nhỏ về mọi mặt như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực. Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, ngành giáo dục mầm non đã đề ra mục tiêu rõ ràng là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện, ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen với nhiều hoạt động học khác nhau. Trong đó hoạt động “khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động học này nhằm hình thành và giúp cho trẻ phát triển nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát là những kỹ năng cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học và quan trọng hơn, chính là những kỹ năng cần cho cuộc sống hàng ngày của trẻ. Trong cuộc sống của thời đại công nghệ thông tin và việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non, cô và trẻ được đưa đến gần nhau hơn, trong chương trình giáo dục mầm non cải cách cô là người thầy, người mẹ thì trong chương trình giáo dục mầm non mới cô còn là người bạn thân thiết của trẻ. Đó là điều tuyệt vời nhất mà chương trình mới mang lại cho trẻ nhưng lại đặt ra một thách thức mới cho thế hệ giáo viên mầm non. Là người thầy, là người mẹ thì phải hiểu trẻ, yêu trẻ còn là một người bạn thì cô phải học cùng trẻ, chơi cùng trẻ. Để làm tốt được ba vai trò ấy, cô phải sáng tạo những hình thức học mới, đặc biệt mà trong đó cô và trẻ cùng tìm hiểu, trẻ được quan sát thực tế và trải nghiệm chứ không phải là “cô giảng, cháu nghe”. Với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi - độ tuổi không phải lớn nhất, cũng không phải nhỏ nhất trong trường mầm non - trẻ bước đầu đã có một số hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, khả năng chú ý, ghi nhớ đã phát triển tương đối, bước đầu hình thành tư duy hình tượng và tư duy lôgic. Trẻ rất thích thú khi quan sát những Page 2/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả II. GIẢI QUYẾT VẮN ĐỀ 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN Đối với trẻ mẫu giáo lúc này tư duy trực quan hình tượng đã phát triển mạnh hơn do vậy trẻ đã có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau , bước đầu có khả năng suy luận .Vậy nên quá trình công tác ,nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học về sự phát triển của cây , nước ánh sáng , tôi thấy chúng ta có thể ứng dụng một số kiến thức khoa học vào hoạt động chung ( Như các tiết học môi trường xung quanh tìm hiểu về nước và các hiện tượng tự nhiên , phân loại đồ dùng theo chất liệu ) hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới . Ngoài ra có có thể thực hiện trong các hoạt động ngoài giờ , hoạt động ngoại khóa để mở rộng hiểu biết cho trẻ .Trong đó , ta có thể kết hợp làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản . Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ . Thật vậy, cứ để cho các cháu được hoạt động , được trải nghiệm , được thử đúng – sai và cuối cùng cháu tìm ra kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ . Cho nên ở đơn vị tôi việc tổ chức tiết học khám phá khoa học đang được diễn ra tại trường , lớp tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức , ren kỹ năng một cách chủ động hơn . Nhìn ra được vấn đề nên tôi và các đồng nghiệp đã sáng tạo ra một số thí nghiệm trò chơi thực hiện nghiệm bổ sung vào hoạt động khám phá khoa học để giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình . Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là khả năng tập trung kém, sự hứng thú chóng đến và cũng chóng đi. Trẻ có một trí nhớ tuyệt vời để ghi nhớ những kiến thức mà cô giáo cung cấp nhưng cũng có thể quên ngay chỉ một, hai ngày sau đó. Ở lứa tuổi 3-4 tuổi, khả năng nhận thức của trẻ đã khá sâu Làm thế nào để khai thác triệt để thế mạnh và hạn chế mặt yếu trong đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ? Tôi xác định phải xây dựng được hình thức tổ chức sao cho phù hợp, thu hút được sự tập trung, chú ý và thường xuyên ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ trong học tập và vui chơi sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Chính vì vậy tôi đã tiến hành thử nghiệm “ Một số thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học” 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN - Trường nằm ven đê sông đuống. Trường có 22 phòng học và các phòng năng khiếu . Trường mới đi vào hoạt động song trường luôn cố gắng tham gia các phong trào đoàn thể do các cấp các nghành giáo dục phát động và đạt kết quả cao . Thực hiện sự chỉ đạo của cơ sở giáo dục và đào tạo , phòng giáo dục và đào tạo Page 4/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu của hoạt động khám phá khoa học tôi đã luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất. Tôi đã tổ chức được cho trẻ nhiều hoạt động thí nghiệm giúp trẻ hiểu rõ hơn và ghi nhớ lâu hơn bản chất của sự việc, hiện tượng. 3. BIỆN PHÁP Để đáp lại sự tín nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường, lòng tin của các bậc phụ huynh, tôi đã sớm lên kế hoạch và tiến hành thực hiện. Ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi khảo sát học sinh chuyên đề để nắm bắt tình hình phát triển của trẻ trong lớp. Kết quả thu được: 60% trẻ ban đầu có một số hiểu biết về tự nhiên và một số hiện tượng gần gũi với trẻ trong cuộc sống 74% trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, các hoạt động tại lớp cùng cô và các bạn. Sau khi khảo sát, nắm được mặt mạnh, mặt yếu về nhận thức của cả lớp nói chung và khă năng của từng trẻ nói riêng, tôi đã tiến hành cho trẻ thực hiện một số thí nghiệm thực tế nhằm giúp trẻ tìm hiểu và ghi nhớ sâu hơn kiến thức môn học. Tôi đã tiến hành thực hiện một số thí nghiệm sau:. 3.1. Thí nghiệm tìm hiểu các chất dinh dưỡng 3.1.1 Đậu phụ được làm ra như thế nào. a. Mục đích: - Trẻ biết quy trình làm ra đậu phụ. Biết đậu tương làm ra sữa đậu nành và đậu phụ. - Biết giá trị dinh dưỡng của đậu phụ và sữa đậu nành. - Thông qua hoạt động giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. b. Chuẩn bị: - Một đoạn phim nói về quy trình sản xuất đậu tương thành sữa đậu nành. - Một bình sữa đậu nành nóng. - Bát inox to - 1 chai dấm hoa quả. - Rá có vải lót. - 1 can đựng đầy nước. - Đĩa, dao, thìa. Page 6/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả HA3.Quan sát sữa đậu nành đông đặc HA4. Đổ óc đậu ra rá có vải lót thành óc đậu HA5. Ép đậu thành bánh HA6. Xắt đâu thành miếng cho trẻ nếm thử 3.1.2. Bé làm giá đỗ a. Mục đích: - Giúp trẻ biết giá đỗ được làm từ hạt đỗ xanh. - Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của giá đỗ. - Hình thành ở trẻ niềm vui khi tự làm ra thực phẩm và sự hào hứng của trẻ khi ăn những món ăn mình tự làm. b. Chuẩn bị: - 1 cốc hạt đỗ xanh loại 1. - Máy làm giá đỗ. c. Cách tiến hành: - Cô cùng trẻ rửa sạch đỗ và hớt những hạt nổi. - Ngâm hạt vào nước ấm 3 -4 tiếng. - Cho trẻ quan sát và ghi nhật ký bằng hình ảnh hàng ngày. - Thu hoạch giá, gửi xuống nhà bếp làm món ăn cho trẻ ăn thử, d. Giải thích và kết luận: Page 8/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả a. Mục đích: - Cho trẻ thấy được quá trình phát triển của cây và trẻ biết được cây cần nước, không khí và ánh sáng để sống. - Giúp trẻ biết được các bộ phận chính của cây. - Trẻ hiểu được cây xanh cần được chăm sóc và bảo vệ, có ý thức chăm sóc cây. b. Chuẩn bị: - 3 chậu cây. - 1 túi nilon. - Bình tưới nước c. Cách tiến hành: - Đặt 3 chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, một cây buộc túi nilon. - Hàng ngày cho trẻ tưới nước vào 1 chậu cây không buộc túi nilon và chậu cây có buộc túi nilon, chậu còn lại không tưới nước và ghi nhật ký bằng hình ảnh. Sau vài ngày cô cho trẻ quan sát và nhận xét biểu hiện của cây : chậu cây không buộc túi nilon và được tưới nước xanh tốt nhất, chậu cây buộc túi nilon nhanh chóng héo rũ mặc dù được tưới nước còn chậu cây không tưới nước héo sau vài ngày. d. Giải thích và kết luận: - Cho mỗi nhóm thực hiện một thực nghiệm, trẻ tự ghi nhật ký, tự giải thích và nhận xét kết quả của nhau sau đó cô khẳng định lại: Cây cần có nước , không khí và ánh sáng để phát triển. Thiếu một yếu tố nào trong ba yếu tố đó cây đều không phát triển được. 3.2.2 Trong hạt có gì? a. Mục đích: - Giúp trẻ biết đặc điểm của hạt, trong hạt có mầm cây, nếu gieo hạt và chăm sóc hạt sẽ nẩy mầm thành cây. - Hình thành ở trẻ niềm vui khi trồng và chăm sóc cây. b. Chuẩn bị: Một vài loại hạt hai lá mầm như: hạt đậu, hạt bưởi, hạt lạc, c. Cách tiến hành: - Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm. - Cho trẻ đoán xem trong hạt có gì? Page 10/30
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_thi_nghiem_giup_tre_3_4_tuoi_kh.docx