Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Dương Hà
Với thời đại hiện nay sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp được xem là vấn đề cốt lõi của thành công. Vậy làm thế nào để giúp trẻ mầm non những chủ nhân tương lai của đất nước mạnh dạn tự tin trong giao tiếp? Đó chính là nỗi băn khoăn trăn trở của mỗi bậc làm cha làm mẹ và của mỗi người giáo viên mầm non - người ươm mầm cho thế hệ tương lai. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội là những kỹ năng khó nhưng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của của một con người. Ngay cả người lớn đôi khi cũng cảm thấy bối rối, không chắc là mình đã làm tốt, huống chi là trẻ con. Tuy nhiên, thực tế là những kỹ năng này nếu được làm quen và hình thành trong mỗi người ngay từ khi còn nhỏ thì hiệu quả sẽ rất bất ngờ. Khi đã có sự mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động thì trẻ sẽ chủ động tham gia hoạt động lĩnh hội kiến thức nhanh hơn. Ngay từ khi sinh ra,con người đã có nhu cầu liên lạc và giao tiếp và ứng xử với môi trường và mọi người xung quanh để phát triển và tồn tại. Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kiến thức nền tảng của con người. Khi biết nói trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể. Nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh. Trong khi đó có 1 số trẻ chưa mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người hoặc đến lớp vẫn còn khóc và không muốn đi học.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Dương Hà
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 - 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 - 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 2 III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 2 IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3 - 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 3 II. THỰC TRẠNG. 4 1. Thuận lợi. 4 2. Khó khăn. 4 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH. 5 - 12 1. BP 1:GV tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao KT chuyên môn 5 2. BP 2: Rèn trẻ KN giao tiếp mạnh dạn, tự tin thông qua HĐH 6 3. BP 3: Dạy trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp thông qua các TC 7 -9 4. BP 4: Rèn trẻ KN giao tiếp mạnh dạn, tự tin thông qua HĐG 10 5. BP 5: Rèn trẻ KN giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua HĐ khác 11 6. BP 6: Tuyên truyền tới phụ huynh. 12 IV. KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 13 1. Đối với trẻ. 13 2. Đối với cô. 13 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 14 I. KẾT LUẬN. 14 II. KIẾN NGHỊ. 14 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO. 15 Rèn kỹ năng ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non Một trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, luôn mong muốn được yêu quí, được đón nhận và đó chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người. Mà một đứa trẻ có tự tin thì sẽ dễ dàng nắm bắt được các kỹ năng sống khác. Nhưng thực tế với điều kiện lớp tôi là lớp mẫu giáo bé, nhiều trẻ lần đầu tiên được đến trường nên đa số trẻ thiếu tự tin, nhút nhát dẫn đến các hoạt động của trẻ không được sôi nổi. Chính vì lý do này mà tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân và chia sẻ cùng đồng nghiệp những mong sẽ góp phần giúp cho thế hệ tương lai có được sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thành công trong tương lai. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm ra một số biện pháp tác động sư phạm nhằm rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ ở trường mầm non. Đề ra những kiến nghị nhằm rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non. III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Thời gian nghiên cứu trong 7 tháng: Từ tháng 8/2019 đến tháng 2/2020. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng thực nghiệm: Trẻ lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường mầm non Dương Hà. 2/15 Rèn kỹ năng ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non 1. Thuận lợi Là một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia. Trong nhiều năm qua luôn được các cấp các ngành quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ. Được sự quan tâm của UBND Huyện, phòng Giáo dục Đào tạo Huyện Gia Lâm, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên làm việc. Bản thân tôi luôn học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của chi em đồng nghiệp trong trường và các trường bạn. Luôn tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để giải quyết những vấn đề trẻ còn hạn chế trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Trẻ thông minh, ham học hỏi. Rất quan tâm đến con em mình, thường xuyên trao đổi về những biểu hiện ở gia đình. Bên cạnh đó có nhiều phụ huynh thường chia sẻ, cung cấp những kinh nghiệm giúp trẻ giao tiếp mạnh dạn tự tin hơn. 2. Khó khăn: Một số trẻ được gia đình chiều chuộng quá mức khiến trẻ thụ động trong giao tiếp. - Nhiều trẻ mới đi học còn nhút nhát, nói năng không rõ ràng, mạch lạc. - Trẻ chưa quen với quá trình sinh hoạt của lớp. Nhiều phụ huynh chỉ chú ý dạy mà không chú ý đến sự giao tiếp ứng xử của trẻ. Cháu hay nghỉ học dài ngày cũng ảnh hưởng tới việc học tập và tiếp thu kiến thức. 3. Khảo sát thực trạng: Qua việc nghiên cứu “Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”. Tôi khảo sát thực trạng của học sinh lớp tôi đầu năm học theo 5 tiêu chí như sau: + Trẻ nhanh nhẹn, hứng thú tham gia hoạt động. + Trẻ nói ngọng chưa rõ lời. + Khả năng diễn đạt ý muốn, cảm xúc, ý nghĩ bằng lời nói, + Quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ, hợp tác. Phiếu 1: BẢNG KHẢO SÁT TRÊN TRẺ( Đầu năm) 4/15 Rèn kỹ năng ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ rất mạnh dạn trước lớp với bạn bè, người xung quanh. Là giáo viên thường xuyên tiếp xúc với trẻ, tôi luôn quan tâm đến từng lời nói cử chỉ của mình để làm mẫu cho trẻ trong mọi hoạt động Với trẻ mầm non việc nghiên cứu tìm kiếm những hình ảnh động được thiết kế trên các phần mềm là rất cần thiết. Trẻ rất hứng thú và tò mò khi được quan sát các hình ảnh động. Đối với trẻ lớp tôi mỗi khi được xem những hình ảnh ở trong các đoạn videoclip . trong các hoạt động học dường như lúc đó ngôn ngữ mới của trẻ lại được bộc bạch ra và ngôn ngữ cũ lại trở thành một dụng cụ để trẻ giao tiếp với các bạn. Hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non là một hoạt động gây ấn tượng sâu sắc cho trẻ. Vì trong hoạt động này trẻ có thể xem tranh, kể chuyện theo nội dung bức tranh dưới sự gợi ý của cô hay trẻ có thể sáng tạo cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc và giao tiếp mạnh dạn. Hoạt động làm quen với văn học là hoạt động chủ đạo giúp trẻ phát huy ngôn ngữ của mình. Tôi thường xuyên tổ chức hình thức kể truyện, đọc thơ đóng kịch cho trẻ tham gia. Ví dụ1: Trong bài thơ “Hôm nay bé tới lớp”, “Cô và mẹ”, “Lấy tăm cho bà”, Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Thỏ con ăn gì”, “Gấu con bị đau răng” trẻ rất thích đọc bởi nội dung của các bài thơ, câu chuyện đó rất gần gũi với trẻ, phản ánh thực tế cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và trẻ thật sự hào hứng khi đọc, diễn tả lại bài thơ và kể truyện cùng bạn về gia đình mình. Không những vậy, qua nội dung truyện và bài thơ trẻ còn đóng làm ông, bà bố mẹ, cô giáo, làm anh, chịTrẻ thể hiện cử chỉ của các nhân vật đó giúp cho các bạn trong nhóm có thể tự học tập các giao tiếp của nhau. Ảnh 1: Trẻ đóng kịch “ Cô bé quàng khăn đỏ” Ngoài ra tôi đã xây dựng một số một kho học liệu giáo án điện tử các môn học.Để kích thích, phát triển ngôn ngữ của trẻ qua đánh giá của trẻ về các nhân vật, các hình ảnh trong các hoạt động học VD: Giáo án văn học “Bài giảng : Ai Tài giỏi hơn, Cô bé quàng khăn đỏ, Gấu con bị đau răng, Thơ Bé ơi, Hôm nay đến lớp,.). Qua đó hình thành và củng cố kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Trong các giờ hoạt động học tôi luôn là người tạo cơ hội quan tâm đến từng cá nhân, cho trẻ lên phát biểu bài, đặt ra nhiều câu hỏi tạo nhiều tình huống cho trẻ được giao tiếp, Khen ngợi động viên trẻ một cách kịp thời. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi tôi phải luôn gần gũi trẻ, hiểu 6/15 Rèn kỹ năng ứng xử mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non hỏi- đáp nhanh. Trò chơi thường được sử dụng làm trò chơi củng cố trong các tiết học nhằm khắc sâu lại bài học cho trẻ và khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin trả lời đáp án nhanh, dứt khoát. * Trò chơi 2: Vượt qua thử thách Cách chơi: Trẻ phải gánh quang gánh đi qua cầu ( ghế thể dục) sao cho không bị ngã xuống ghế và không rơi các lọai quả ra ngoài. Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời và được sử dụng làm trò chơi vận động trong giờ học giáo dục thể chất rèn sự mạnh dạn tự tin vượt qua thử thách thực hiện đựơc cả 2 nhiệm vụ đó là đi trên ghế thể dục và nhánh sự kiện đề đang học . Trò chơi 3: Nghệ sỹ trổ tài Cách chơi: Trẻ biết trổ tài theo sự gợi ý của cô giáo như vẽ, hát, múa Mục đích chơi: Giúp trẻ có thể tự tin thể hiện các năng khiếu sẵn có như vẽ, múa, hát ,đọc thơ ngâm thơ.Làm những gì theo sự gợi ý của cô và bộc lộ lên được cái năng khiếu sẵn có của trẻ . Từ đó giúptrẻ tự tin manh dạn hồn nhiên hơn. (Ảnh 3: trẻ tham gia trò chơi Nghệ sỹ trổ tài) Các trò chơi này có thể áp dụng vào các môm học để giúp trẻ tự tin mạnh dạn hơn khi giao tiếp. 3.2/Trò chơi tập thể Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn họ. * Trò chơi 1 “Bạn hãy làm giống tôi” (Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác) Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể. Chuẩn bị: Phòng rộng Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Phương Anh) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mìn * Trò chơi 2: Ước mơ của tôi . 8/15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giao_tiep_ung_xu_manh_dan.doc