Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng các bài tập thực hành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Trung Mầu

Đối với trẻ em chỉ cần nhìn vào thói quen, nề nếp tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày (thói quen ăn, mặc, vệ sinh….) chúng ta phần nào cũng hiểu được các em được cha mẹ quan tâm dạy dỗ đến đâu, các em sống trong môi trường gia đình như thế nào. Cho nên, ngay từ nhỏ, trẻ phải có kĩ năng tự phục vụ được, người lớn (cô giáo) bảo dần dần, kiên trì và lâu dài từ cử chỉ lời nói, hành động thì lớn lên trẻ mới trở thành người có văn hóa biết tự phục vụ bản thân mình có ích cho bản thân gia đình và xã hội. Nhưng trẻ không chỉ biết tự phục vụ cho mình ở nhà mà ngay cả khi đến trường, trẻ cũng được sự dạy bảo và rèn luyện thêm từ phía nhà trường và các cô giáo đặc biệt và quan trọng hơn môi trường gia đình, môi trường mầm non trẻ sẽ có nhiều cơ hội rèn luyện hơn, tích lũy được nhiều kiến thức hệ thống khoa học hơn. Kỹ năng tự phục vụ có nghĩa là trẻ tự giác lao động mà trước hết là ý thức giúp đỡ bản thân mình và người lớn để làm các việc nhỏ trong nhà và ở lớp. Trẻ cần biết tự phục vụ cho mình như mặc quần áo, vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, chải đầu…cốt sao trẻ biết tự phục vụ cho bản thân mình. Nên cho trẻ biết rằng học trong sách vở chưa đủ mà còn biết thực hành. Muốn vậy thì phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất mà bước đầu là phục vụ mình khi không có người lớn ở bên.
docx 31 trang lethu 08/05/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng các bài tập thực hành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Trung Mầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng các bài tập thực hành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Trung Mầu

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng các bài tập thực hành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Trung Mầu
 MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 1 Lý do chọn đề tài. 1
 2 Thời gian nghiên cứu 2
 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
 1 Cơ sở lý luận 3
 2 Thực trạng 3
 2.1 Thuận lợi 3
 2.2 Khó khăn 4
 3 Khảo sát trẻ một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản 4
 4 Các biện pháp đã tiến hành 5
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng tự phục 
 4.1 5
 vụ.
 Biện pháp 2: Thiết kế các bài tập thực hành kĩ năng tự 
 4.2 6
 phục vụ trong các hoạt động
 Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ vào 
 4.3 8
 các hoạt động học. 
 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh dạy trẻ kỹ năng tự 
 4.4 13
 phục vụ
 5 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 14
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16
 1 Kết luận 16
 2 Bài học kinh nghiệm 16
 3 Kiến nghị, đề xuất 17
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA nội dung giáo dục hầu như đều đại khái, không theo một giáo trình hay một kế hoạch 
nào cả. Theo đó, trẻ thực sự chưa có nề nếp và chưa có những kỹ năng sống tốt như: 
trẻ còn nói chống không, chưa có kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh, chưa 
mạnh dạn trong các hoạt động của lớp, chưa có kỹ năng tự phục vụ, thói quen ngăn 
nắp gọn gàng, chưa có kỹ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng thích nghi với môi 
trường sống, bảo vệ bản thân và xử lý tình huống còn hạn chế.
 Xuất phát từ những luận điểm nêu trên, là người giáo viên đã nhiều năm trực 
tiếp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng 
các bài tập thực hành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non” 
để thực nghiệm cho năm học này.
 2. Thời gian nghiên cứu
 Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 03 năm 
2023
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 Nghiên cứu xây dựng các bài tập thực hành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 
tuổi ở trường mầm non Trung Mầu - Gia Lâm - Hà Nội.
 2/17 Giáo viên luôn nhiệt tình, ham học hỏi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững 
vàng, có trách nhiệm, mạnh dạn, tự tin khi áp dụng những biện pháp mới vào công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Trẻ ngoan, biết nghe lời, rất thông minh, nhanh nhẹn, thực hiện được yêu cầu 
và hướng dẫn của cô giáo. Vệ sinh cá nhân của trẻ sạch, trang phục gọn gàng do các 
gia đình sinh một đến hai con nên rất quan tâm chăm sóc vệ sinh cho trẻ.
 Khu vệ sinh của trẻ khép kín, rộng, sạch được chia theo giới tính. Hệ thống vòi 
rửa tay phù hợp, thuận tiện.
 Phụ huynh quan tâm đến hoạt động của con tại trường và luôn nhiệt tình trong 
việc chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con. 
 2.2. Khó khăn
 Giáo viên vẫn còn coi nhẹ việc dạy kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng tự phục 
vụ, lúng túng trong việc truyền đạt, nội dung giáo dục hầu như đều đại khái, không 
theo một giáo trình hay một kế hoạch nào cả.
 Trẻ tiếp nhận, thực hiện các kỹ năng còn gò ép, trẻ chưa thực sự hứng thú. 
 Đồ dùng phục vụ các hoạt động hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ còn 
thiếu.
 Một số phụ huynh yêu chiều con quá mức, thường bao bọc sợ con không biết 
làm nên giành hết các việc để làm cho con nên trẻ thụ động và ỷ lại. Bản thân một 
số phụ huynh chưa gương mẫu trước các con, không chú ý giáo dục các kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ theo độ tuổi.
 3. Khảo sát trẻ một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản
 Để nắm bắt được thực trạng về kỹ năng tự phục vụ đơn giản của từng trẻ, khi 
bước vào năm học mới tôi đã tiến hành khảo sát trẻ qua bảng khảo sát:
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Tổng Trẻ Chưa 
 STT Nội dung Tỷ lệ Tỷ lệ
 số đạt đạt
 1 -Tự lấy nước cầm cốc 
 22 69% 10 31%
 uống 32
 2 -Tự xúc cơm 32 21 66% 11 34%
 3 -Tự cất bát, ghế sau khi 
 19 59% 13 41%
 ăn 32
 4 -Tự cởi mặc quần áo, đội 
 12 38% 20 62%
 mũ, đi tất, đi giầy dép 32
 5 -Tự cất đồ dùng cá nhân 32 20 63% 12 37%
 6 -Tự vứt rác đúng nơi quy 
 13 41% 19 59%
 định. 32
 4/17 - Bé biết cách mặc áo khoác có kéo khóa - Hoạt động chiều, 
 góc kỹ năng.
 Tháng - Bé tự lau bàn ăn - Hoạt động giờ ăn, 
 03 - Bé tập đánh răng góc kỹ năng.
 - Bé biết cách sử dụng kéo. - Hoạt động học
 Tháng 
 - Bé biết cách cài, cởi cúc áo, quần. - Giờ ngủ
 04
 - Bé biết chải tóc - Góc kỹ năng.
 Tháng - Bé biết phơi khăn - Hoạt động chiều, 
 05 - Bé biết tết tóc bằng dây len góc kỹ năng.
 Kết quả việc xây dựng kế hoạch dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở trên, đã giúp 
cho tôi tự tin, chủ động tiến hành lồng ghép các nội dung giáo dục và tổ chức các 
hoạt động thực hành nhịp nhàng, đảm bảo tính vừa sức, khoa học, phù hợp với trẻ, 
đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đó cũng chính là 
nét mới trong việc thực hiện các nội dung tích hợp khi dạy trẻ.
 4.2. Biện pháp 2: Thiết kế các bài tập thực hành kĩ năng tự phục vụ trong 
các hoạt động
 Lựa chọn xây dựng bài tập nhằm nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Sau khi 
học xong để ôn luyện và củng cố kiến thức về kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Biện pháp 
xây dựng bài tập là một trong những biện pháp hiệu quả nhất khi tham gia vào các 
bài tập trẻ tích cực hoạt động suy nghĩ hơn. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá chính 
xác khả năng nhận thức của trẻ để từ đó có biện pháp tác động kịp thời tới trẻ.
 Một số bài tập mà tôi sử dụng để cung cấp, ôn luyện kỹ năng tự phục vụ cho 
trẻ trong các giờ đón - trả trẻ, giờ học, giờ chơi góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động 
chiều,vào phân bổ trong các tháng theo phiên chế giáo trình giáo dục kỹ năng tự 
phục vụ của năm học.
 * Hoạt động đón - trả trẻ
 Bài tập : Bé cất dép đúng chiều 
 Mục đích: Trẻ tự đặt giày dép theo đúng chiều và cất giày dép lên giá. Phát 
triển khả năng tự phục vụ cho trẻ
 Chuẩn bị : Giầy dép của trẻ
 Hướng dẫn : Cô cho trẻ quan sát và nhận xét các đôi dép trên giá. Các đôi dép 
trên giá được xếp như thế nào? (Cùng chiều với nhau) Vì sao các con biết đôi dép 
đó cùng chiều với nhau?
 Cô đặt một vài tình huống xếp sai (2 chiếc để trái chiều)
 Cô làm mẫu cho trẻ xem: Cô đặt 2 chiếc dép cùng chiều với nhau sau đó cô 
đặt ngay ngắn lên giá dép. (Minh họa ảnh 1: Hình ảnh trẻ đang cất dép đúng 
chiều - Minh chứng phần phụ lục)
 6/17 khay và lau tay vào khăn. (Minh họa ảnh 5: Hình ảnh trẻ tự xúc cơm - Minh 
chứng phần phụ lục)
 * Hoạt động ngủ
 Bài tập: Bé biết chải và gấp chiếu 
 Mục đích: Trẻ biết cách trải gấp chiếu ngay ngắn giúp mẹ giúp cô. Phát triển 
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
 Chuẩn bị: Chiếu để trẻ tập trải (1,10m - 2m)
 Hướng dẫn: Cô cho cả lớp ngồi theo hình chữ U, quan sát chiếu, chiếu trước 
mặt đã được trải và nêu nhận xét để trải và gấp chiếu các con sẽ làm như thế nào ? 
(trẻ nêu các ý kiến của mình)
 Lần 01: Cô có thể trải và gấp mẫu cho trẻ quan sát (xác định mặt phải của chiếu) 
 Lần 02: Cho nhóm, cá nhân lên để tự trải và gấp chiếu. (Minh họa ảnh 6: 
Hình ảnh trẻ tự trải và gấp chiếu - Minh chứng phần phụ lục)
 * Hoạt động chiều
 Bài tập: Bé biết cách kéo khóa áo khoác 
 Mục đích : Trẻ biết cách kéo khóa áo khoác của mình theo đúng chiều không 
làm kẹt khóa.
 Chuẩn bị : Mỗi trẻ một áo khoác
 Hướng dẫn: Cho trẻ đặt áo xuống sàn, cầm 2 mép khóa áo lồng vào nhau rồi 
từ từ kéo lên. Muốn kéo khóa áo xuống tay phải cầm 1 đầu của khóa tay trái giữ áo 
kéo thẳng tay xuống phía dưới. (Minh họa ảnh 7: Hình ảnh trẻ kéo khóa áo khoác 
- Minh chứng phần phụ lục)
 Thông qua cách cô hướng dẫn trực tiếp và cho trẻ xem video đã củng cố được 
các kỹ năng cô dạy trên lớp, giúp cho trẻ có thói quen tự phục vụ, ý thức gọn gàng, 
biết tự làm những việc vừa sức, điều quan trọng là giúp trẻ hình thành kỹ năng tự 
lập, tự chủ để thích nghi với cuộc sống và trong mọi tình huống. 
 4.3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động 
học
 Ngoài việc dạy và rèn kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động trong ngày tôi còn 
lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động học trên lớp như: Hoạt 
động làm quen với toán, hoạt động âm nhạc, phát triển vận động, khám phá, văn học 
qua các giờ học này, tôi dạy trẻ một số kỹ năng như: kỹ năng lấy cất đồ dùng gọn 
gàng, kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kỹ năng hợp tác, chia sẻ mạnh dạn tự tin... hơn 
nữa còn gợi mở ở trẻ tính tò mò, ham học hỏi.
 * Với hoạt động phát triển vận động: Trong khi thực hiện bài khởi động, tôi 
rèn cho trẻ kỹ năng xếp hàng, tôn trọng kỷ luật, không xô đẩy nhau và giữ khoảng cách 
với bạn. Khi thực hiện bài vận động, tôi rèn cho trẻ biết chờ đợi khi đến lượt mình, khi 
 8/17

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_cac_bai_tap_thuc_hanh_ky_nang.docx