SKKN Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 Trường Mầm non Yên Bài B
Giáo viên mầm non được ví như người mẹ thứ hai của trẻ. Vậy làm thế nào để xứng đáng với hai từ mẹ hiền, để trẻ yêu mến cô, trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, an toàn khi đến trường, đến lớp? đó cũng là điều băn khoăn, lo lắng của tất cả giáo viên mầm non chúng ta hàng ngày vẫn luôn chăm sóc, giáo dục, bảo đảm an toàn cho các con trong lớp của mình.
Như chúng ta đã, biết trẻ con thường hay hiếu động, thích tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, trẻ còn nhỏ nên chưa có kiến thức cũng như những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm xung quanh mình. Bên cạnh đó là sự thờ ơ, sự bất cẩn, sự thiếu quan tâm cần thiết của người lớn, đồng thời do thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc chưa được đảm bảo, đó chính là những nguyên nhân gây ra những nguy hiểm, những tai nạn thương tích cho trẻ. Vậy nên việc đảm bảo an toàn cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non.
Là một giáo viên trực tiếp tham gia vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đứng trước những nguy cơ, những vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ mà toàn xã hội quan tâm, tôi nhận thức được rằng, việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Tôi xác định, đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra “Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 Trường Mầm non Yên Bài B
MỤC LỤC STT Nội dung Trang I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4 II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN 4 ĐỀ 1 Cơ sở lý luận 4 2 Khảo sát thực trạng 4 3 Những biện pháp chủ yếu của đề tài 7 4 Những biện pháp thực hiện (Nêu rõ từng phần) 7 4.1 Biện pháp 1 7 4.2 Biện pháp 2 8 4.3 Biện pháp 3 9 4.4 Biện pháp 4 10 4.5 Biện pháp 5 12 5 Kết quả so sánh và đối chứng 13 III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 1 Kết luận 15 2 Khuyến nghị 15 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 V HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO CÁC BIỆN PHÁP 18 2 giáo 3 - 4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B” 3. Đối tượng khảo sát thực nghiệm Tại lớp 3-4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B nơi tôi hiện đang công tác. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp trực quan - Phương pháp Thực hành,trải nghiệm - Phương pháp động viên, khuyến khích - Phương pháp trò chuyện, đàm thoại. - Phương pháp so sánh đối chiếu. 5. Phạm vi-Thời gian thực hiện -Được thực hiện tại lớp 3-4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B từ tháng 9/2023 đến hết tháng 4/2024 và được củng cố,mở rộng trong những năm học tiếp theo. PHẦN II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ l.Thực trạng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công là giáo viên chủ nhiệm lớp 3 - 4 tuổi C1, tổng số trẻ trong lớp tôi là 26 trẻ, trong đó số trẻ nữ là 12, số trẻ nam là 14 trẻ. Trường của tôi là trường công lập thuộc khu vực nông thôn, việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và việc đảm bảo an toàn cho trẻ nói riêng có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Nhà trường có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, thuận tiện cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Ban giám hiệu luôn quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn của trẻ luôn được nhà trường chú trọng và đặt lên hàng đầu - Là giáo viên có nhiều năm công tác nên tôi luôn năng động, tích cực tham 4 c. Số liệu điểu tra trước khi thực hiện biện pháp ST T Nội dung đánh giá Tổng Đạt Chưa đạt số trẻ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ trẻ % trẻ % - Số trẻ nhận biết được một số vật dụng 26 10 38,5% 16 61,5% nguy hiểm và những nơi nguy hiểm (VD: Dao, kéo, bàn là, ổ điện, ao hồ, đồ chơi sắc nhọn) - Trẻ có kỹ năng phòng, tránh những vật 26 9 34,6% 17 65,4% dụng và những nơi nguy hiểm (VD: Dao, kéo, bàn là, ổ điện, ao hồ, đồ chơi sắc nhọn) - Trẻ bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ 26 8 30,8% 18 69,2% của người lớn khi gặp nguy hiểm. 6 hiệu quả. - Trẻ được tham gia vào các hoạt động khác nhau: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau, thông qua các hoạt động giúp trẻ nhận ra được những nguyên nhân có thể gây nguy hiểm từ đó biết cách phòng tránh và bảo vệ mình an toàn. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động khám phá “tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình, tôi lựa chọn những đồ dùng đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ. Ngoài việc cung cấp các kiến thức cần thiết cho trẻ thì tôi còn giúp trẻ nhận ra những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ như: quạt điện, ổ cắm, đồ dùng bằng sứ, thuỷ tinh,.. .từ đó giáo dục trẻ khi muốn sử dụng các đồ dùng trong gia đình thì cần có sự giúp đỡ của người lớn, không tự ý sử dụng sẽ gây nguy hiểm cho mình và những người xung quanh. 3.3. Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động chơi ngoài trời - Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, bản thân luôn phải quan sát trẻ chơi và hướng dẫn trẻ chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách nắm thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách bám chắc xích đu khi chơi, khu vực chơi của trẻ cần có thảm cỏ mềm nhằm giảm nguy cơ trượt ngã, trầy xước cho trẻ. - Khi trẻ chơi ở các nhóm nhỏ tôi lựa chọn những đồ chơi sạch sẽ, đảm bảo an toàn như: Lá cây, phấn vẽ, vỏ hộp sữa chua đã rửa sạch, tôi giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn sẽ gây ra nguy hiểm. - Trong suốt quá trình trẻ chơi tôi luôn quan sát, nắm bắt sỹ số trẻ, xử lý khi có tình huống xảy ra. 3.4. Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc - Trước khi cho trẻ chơi, tôi chuẩn bị chu đáo các đồ dùng, đồ chơi ở các góc, lựa chọn các đồ chơi đảm bảo vệ sinh, không gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng. - Thường xuyên lau, rửa, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ - Khi trẻ thỏa thuận chơi thì tôi nhắc trẻ phải chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi chen lấn, xô đẩy nhau. Trong khi trẻ chơi thì mỗi nhóm chơi tôi phân ra một nhóm 8 áo, túi quần xem có vật gì không để tránh trường hợp khi ngủ trẻ nhét vào mũi, tai, miệng, tôi luôn nhắc nhở trẻ ngủ đúng tư thế. Khi trẻ ngủ tôi luôn túc trực để quan sát và xử lý các tình huống có thể xảy ra. Mở nhạc nhẹ để trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu ngon giấc. 3.8. Đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua giờ chơi, hoạt động theo ý thích - Cô đọc cho trẻ bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện về giáo dục đảm bảo an toàn, quan sát không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau, cho trẻ chơi theo nhiều nhóm nhỏ, lựa chọn đồ chơi sạch sẽ, an toàn, bao quát trẻ mọi lúc, mọi nơi. PHẦN III: KẾT LUẬN Việc tích hợp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao, trẻ nhận biết được những nguyên nhân gây nguy hiểm qua đó biết cách bảo vệ bản thân. Trong môi trường an toàn trẻ có sức khoẻ tốt thì các hoạt động của trẻ cũng diễn ra sôi động và trẻ rất hứng thú, tích cực tư duy tìm tòi, sáng tạo từ đó trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức theo một hệ thống khoa học hiện đại. Trẻ có thể vận dụng những kiến thức ở trường mầm non vào trong thực tiễn hàng ngày của trẻ, ngoài ra việc đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non là rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và chương t rình giáo dục mầm non mới. Từ đó làm cơ sở để hình thành nhân cách, giúp trẻ phát triển toàn diện. Tôi tin rằng nếu áp dụng biện pháp trên với thời gian dài thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nữa, là tiền đề vững chắc để trẻ phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Trên đây là biện pháp tôi áp dụng thực nghiệm trên trẻ ở phạm vi lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C1 trường mầm non Yên Bài B. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của ban giám khảo cho biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Yên Bài b, ngày 2 tháng 11 năm 2023 Người viết bài 10 V. HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO CÁC BIỆN PHÁP [ Ảnh: cô lau dọn lớp học (trang 7) Ảnh: Minh họa tài liệu tham khảo (trang 7) 12 Ảnh: Trẻ rửa tay (trang 10) Ảnh: Giáo vê trao đối với phụ huynh (trang 10)
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_dam_bao_an_toan_cho_tre_thong_qua_cac_hoat_do.docx
- SKKN Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi.pdf