SKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe

Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức trong sáng; có trí thức, có khoa học, có tình yêu nhân loại, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Tất cả những phẩm chất ấy cần được bắt đầu hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.

Vì vậy, việc cho trẻ sớm làm quen với văn học là một trong những nội dung cần thiết và bổ ích trong chương trình giáo dục mầm non, trong đó yếu tố gây nên sự thích thú cho trẻ mỗi khi nghe cô giáo kể chuyện là rất quan trọng, vì khi tiếp xúc qua những nhân vật, sự vật trong câu chuyện kể, hiện tượng gần gũi sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh; giúp phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò, luôn thích khám phá từ đó cũng được nảy sinh hơn trong trẻ.

Để nâng cao chất lượng giúp trẻ cảm thụ và học tốt môn kể chuyện thì mỗi giáo viên ngoài việc nắm chắc phương pháp giảng dạy của từng loại tiết cần phải linh hoạt sáng tạo. Trong khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, để hoạt động kể chuyện ở nhóm lớp mình đạt được kết quả cao, tôi đã tìm ra một số biện pháp, hình thức để giúp trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện một cách tích cực

docx 9 trang lethu 10/03/2025 501
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe

SKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe
 2
 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao 
 2 13 43% 17 57%
 tiếp
 3 17 57% 13 43%
 Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc,
 câu đúng ngữ
 Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, tính 
 4 13 43% 17 57%
 cách nhân vật
 Từ bảng khảo sát trên cho thấy trẻ lớp tôi phát âm còn chưa rõ, chưa biết kể 
lại câu chuyện cùng cô. Trẻ còn rụt rè, nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào 
hoạt động cũng như chưa tự tin khi trả lời câu hỏi của cô đưa ra.... Điều đó càng thôi 
thúc tôi đi sâu và tìm tòi một số biện pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
 2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp.
 2.1. Cơ sở lý luận.
 Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức 
trong sáng; có trí thức, có khoa học, có tình yêu nhân loại, yêu thiên nhiên, yêu tổ 
quốc, mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước 
và sáng tạo. Tất cả những phẩm chất ấy cần được bắt đầu hình thành từ lứa tuổi mầm 
non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
 Vì vậy, việc cho trẻ sớm làm quen với văn học là một trong những nội dung 
cần thiết và bổ ích trong chương trình giáo dục mầm non, trong đó yếu tố gây nên sự 
thích thú cho trẻ mỗi khi nghe cô giáo kể chuyện là rất quan trọng, vì khi tiếp xúc 
qua những nhân vật, sự vật trong câu chuyện kể, hiện tượng gần gũi sẽ giúp cho trẻ 
dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh; giúp phát triển óc tư duy 
sáng tạo, trí tò mò, luôn thích khám phá từ đó cũng được nảy sinh hơn trong trẻ.
 Để nâng cao chất lượng giúp trẻ cảm thụ và học tốt môn kể chuyện thì mỗi 
giáo viên ngoài việc nắm chắc phương pháp giảng dạy của từng loại tiết cần phải linh 
hoạt sáng tạo. Trong khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, để hoạt động kể 
chuyện ở nhóm lớp mình đạt được kết quả cao, tôi đã tìm ra một số biện pháp, hình 
thức để giúp trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện một cách tích cực
 2.2. Cơ sở thực tiễn.
 Trường MN Trung Lập nằm ở Trung tâm xã, giao thông đi lại thuận tiện. 
Trường có hai khu, chia làm 16 lớp với tổng số 420 trẻ, riêng khối 3 tuổi có 4 lớp với 
tổng số 106 trẻ. Khung cảnh nhà trường khang trang mang tính sư phạm, môi trường 
cảnh quan sạch đẹp.
 Khi thực hiện biện pháp “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua giờ 
kể chuyện cho trẻ nghe” tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 Thuận lợi
 Lớp có diện tích khá rộng rãi, thoáng mát lớp được phân chia theo đúng độ 4
trong khi giao tiếp nhờ đó mà trẻ thấy hứng thú hơn và phát triển ngôn ngữ ở trẻ một 
cách tự nhiên hơn.
 Ví dụ: Ở “góc sách” chủ đề: “Thế giới động vật” tôi bố trí môi trường mở có 
đủ các loại sách tranh, truyện tranh, cho trẻ tự làm các loại rối, đồ chơi, mà trẻ tự tạo 
theo chủ đề. Qua đó, trẻ có thể tự hoạt động tranh chuyện, con rối để kể thành câu 
chuyện theo ý trẻ nhớ mà ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển.
 Môi trường cô tạo cho trẻ không chỉ ở góc sách mà cô tạo xung quanh lớp học, 
ngay chủ đề trẻ đang học cô tạo ra một số hình ảnh chủ đề, trẻ làm cùng với cô bằng 
những nguyên vật liệu khác nhau theo ý trẻ.
 Ví dụ: “Chủ đề thế giới động vật: “những con vật sống dưới nước” cô làm hình 
ảnh một số con vật: Con tôm , con cá trẻ làm thêm một số con vật khác cũng sống 
dưới nước bằng các nguyên vật liệu khác nhau. Khi hoạt động trong tiết chuyện, cô 
hỏi trẻ kể tên các con sống dưới nước thì trẻ kể, khi quên trẻ có thể nhìn trong chủ 
đề để kể. Hoặc khi tận dụng vào giờ hoạt động đón, trả trẻ cô có thể cho trẻ ngắm 
nhìn chủ đề và hỏi: Chủ đề nói về con vật gì? Có câu chyện nào nói về con vật đó và 
hướng cho trẻ kể chuyện về những con vật đó.
 Biện pháp 2: Tích hợp các nội dung giáo dục và nghệ thuật kể chuyện của 
cô
 Tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động vừa dễ lại vừa khó .Vì trẻ rất thích những 
điều mới lạ nhưng lại chán với những gì mình đã quen thuộc.Chính vì lẽ đó, tôi luôn 
suy nghĩ thay đổi một số hình thức trong hoạt động kể chuyện để thu hút được sự cú 
ý của trẻ, tạo ra không khí trong giờ học trở lên hào hứng sôi nổi, không gò bó mà 
trẻ vẫn đạt được kết quả cao.
 Như chúng ta đã biết trẻ mầm non chưa nhìn và tự đọc tác phẩm văn học, mà 
trẻ phải nhờ vào người lớn ở nhà và cô giáo ở trường .Vì vậy, cô giáo là người trung 
gian là chiếc cầu nối đưa tác phẩm văn học đến với trẻ . Do đó lời đọc lời kể càng 
hay, càng hấp dẫn bao nhiêu giúp trẻ cảm thụ được nội dung tác phẩm bấy nhiêu, là 
tiền đề cho trẻ bắt chước ngữ điệu tính cách nhân vật là cơ sở phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ tri giác về nội dung câu chuyện và trẻ dễ dàng hiểu nội dung câu chuyện, lời 
kể của cô chính là thước đo chuẩn mực cho trẻ học tập.
 Không chỉ chú ý đến ngữ điệu giọng kể, tôi còn chú ý đến nhịp độ, cường điệu, 
lúc dồn dập hồi hộp, lúc từ tốn, lúc to lúc nhỏ khác nhau, chỗ ngập ngừng, chỗ dứt 
khoát. Tôi đã làm trẻ thu hút chú ý tới lời kể của tôi nhờ đó mà trẻ tiếp thu bài nhanh 
hơn, nhớ lâu hơn. Như vậy, để có giọng kể hay, hấp dẫn tôi phải tự rèn luyện mình, 
tập kể nhiều lần cho đồng nghiệp nghe để tham gia góp ý cùng chỉnh sữa. Nếu đơn 
thuần chỉ có lời kể trong giờ học sẽ làm cho trẻ cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Muốn 
vậy trong giờ học tôi tích hợp các nội dung giáo dục vào để dạy, việc lồng ghép tích 
hợp nội dung giáo dục trong tiết dạy kể chuyện cho trẻ nghe vừa có tác dụng tạo ra 
bầu không khí thoải mái không gò bó, ép buộc đối với trẻ, trẻ học mà chơi, chơi mà 
học, vừa có tác dụng giáo dục trẻ một cách toàn diện về trí tuệ, thẩm mĩ. Nhưng lồng 
ghép ở đây không có nghĩa là xáo trộn kèm dạy quá nhiều lần môn học khác nhau 
mà ta phải lồng ghép tích hợp sao cho thật nhẹ nhàng hoà quyện với nhau và xen kẽ 6
trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên nào cũng phải nghĩ là đồ dùng 
trực quan gì. Đồ dùng đó có đẹp hấp dẫn bao nhiêu sẽ kích thích gây hứng thú được 
cho trẻ bấy nhiêu mà trẻ mầm non rất thích đồ dùng đẹp, mới lạ, hấp dẫn, đơn giản 
mà dễ sử dụng. Vì thế mà tôi liên tục tạo ra những đồ dùng mới lạ và không lặp lại 
đồ dùng giờ học trước.
 Đồ dùng truyện có rất nhiều loại: Tranh, các loại rối (tay, dây, rối nước...) sử 
dụng phần mềm vi tính, mỗi một loại đều có ưu việt riêng, song sử dụng phần mềm 
vi tính tôi cảm thấy hay hơn hấp dẫn hơn.
 Ví dụ: Trong câu chuyện “Thỏ con không vang lời” tôi có thể vẽ tranh, chụp 
tranh phong cảnh nào đó đưa vào máy chỉnh sửa tìm những nhân vật có trong chuyện 
và ghép lại để tạo thành câu chuyện theo ý muốn. Sự hoạt động nhân vật trong vi tính 
tôi thấy trẻ nhìn nhân vật trong chuyện bằng không gian ba chiều rõ hơn hoạt động 
của nhân vật mượt mà hơn và không sợ phải khó khăn khi có tình huống xảy ra. Tuy 
nhiên nếu chỉ sử dụng đồ dùng vi tính thì đồ dùng không thể kích thích cho trẻ và trẻ 
không thể tự hoạt động đồ dùng để kể, để hoạt động môn học khác. Vì vậy tiết dạy 
tuỳ theo loại truyện mà sử dụng đồ dùng cho phù hợp để dạy.
 Ví dụ: Cũng nhân vật trên trong câu truyện “Thỏ con không vâng lời” tôi làm 
các con rối, tôi tạo ra thỏ con bằng tre và gỗ kết hợp việc trang trí hình ảnh bằng đề 
can, thảm... do đó khi dùng que có gắn lò xo vào thỏ con tôi thấy thỏ con có thể đi 
được, rung rinh, rất hấp dẫn với cách làm này tôi còn tạo ra con bươm bướm biết bay 
và một số con vật khác đã gây hứng thú cho trẻ mà trong các hoạt động khác trẻ cũng 
có thể dùng rối bắt chước kể chuyện giống cô.
 Tuy nhiên làm đồ dùng gây hứng thú cho trẻ song việc sử dụng nó như thế nào 
có hiệu quả có được kết quả trước mỗi một đồ dùng tôi phải tập sử dụng nhiều lần 
tập trước gương bạn bè đồng nghiệp để cùng tham gia góp ý chỉnh sửa cho phù hợp 
từng đoạn truyện từng tình huống nhân vật.
 Như vậy, đồ dùng trực quan trong tiết dạy chuyện có tác dụng rất lớn, trẻ nghe 
một cách say sưa với hình ảnh sống động, ngộ nghĩnh. Qua đó giúp trẻ nhớ tên truyện, 
tên nhân vật, nôi dung truyện một nhanh nhất dễ dàng nhất. Sự thu hút và gây hứng 
thú đồ dùng mang lại cho trẻ sự say mê thích thú nghe kể chuyện tranh rối, đó là 
khoảng thời gian trẻ tư duy sử dụng vốn từ, luyện cách phát âm, diễn đạt ý hiểu của 
mình diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc.
 Đánh giá ưu điểm và hạn chế của biện pháp.
 Đề tài: "Biện pháp Gây hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động kể 
chuyện cho trẻ nghe” không tốn kém nhiều về mặt kinh tế bởi giáo viên có thể nhờ 
phụ huynh ủng hộ nguyên học liệu có sẵn, các đồ dùng, đồ chơi, sa bàn phục vụ cho 
giờ dạy truyện hoặc thơ giáo viên đều có thể tự làm, tự sáng tạo riêng và. Các trường 
mầm non hiện nay đều được trang bị máy tính kết nối mạng internet vì vậy khi thực 
hiện một bài dạy nào đó giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng trên máy tính và tìm 
kiếm các câu chuyện, hình ảnh, âm thanh trên mạng mà không phải ra cửa hàng làm 
đĩa có nội dung câu truyện, bài thơ đó.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_3_4_tuoi_thong_qua_hoat.docx
  • pdfSKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe.pdf