SKKN Biện pháp giáo dục tính tự lập cơ bản trong cuộc sống cho trẻ lớp 3-4 tuổi lớp C1 trong Trường Mầm non Song Mai

Có một câu nói rất hay về việc nuôi dạy con cái “Có nhiều cách làm hư con. Làm hư tinh thần bằng cách chiều chuộng quá mức; làm hư ý chí bằng cách chiều chuộng theo mọi ý thích, và làm hư trái tim nó bằng sự lo lắng phục vụ quá đáng”. Nhưng ngày nay, tình trạng trẻ thụ động không biết ứng phó với nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, luôn luôn ỷ lại vào người lớn, tìm sự giúp đỡ, chưa có nhiều kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, trẻ chưa biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân. Khi đi học trẻ vẫn còn nhõng nhẽo bắt bố mẹ, ông bà bế đến tận cửa lớp. Khi ở lớp, còn nhiều trẻ còn chưa tự giác làm những công việc tự phục vụ bản thân như: lấy đồ và cất đồ dùng cá nhân, vệ sinh cá nhân trẻ, chưa tự xúc ăn cơm còn chờ cô xúc cơm hộ trẻ,… Chúng ta có thể thấy trẻ có thể sẽ bắt đầu làm những việc cho riêng mình vào một thời điểm nào đó sau khi trẻ được 1 tuổi.Nhưng cha mẹ luôn nghĩ con mình còn quá nhỏ cần bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ, khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ không quan tâm đến người khác và tính độc lập bản thân trong cuộc sống còn rất nhiều hạn chế lâu dần sẽ mất đi những kỹ năng cơ bản.Trẻ em có tính tự lập sớm sẽ đạt được vô vàn lợi ích. Trẻ tự tin vào khả năng của bản thân, vui vẻ và hãnh diện vì bản thân làm được những điều như người lớn. Cha mẹ không cần quá nhiều thời gian chăm sóc và nâng niu trẻ. Ngoài những điều đó, trẻ có kỹ năng sống này còn có khả năng thích nghi tuyệt vời với mọi hoàn cảnh. Xuất phát từ những trăn trở trên nên tôi đã chọn biện pháp “Biện pháp giáo dục tính tự lập cơ bản trong cuộc sống cho trẻ lớp 3-4 tuổi lớp C1 trong trường mầm non Song Mai”.
docx 14 trang lethu 23/06/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục tính tự lập cơ bản trong cuộc sống cho trẻ lớp 3-4 tuổi lớp C1 trong Trường Mầm non Song Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục tính tự lập cơ bản trong cuộc sống cho trẻ lớp 3-4 tuổi lớp C1 trong Trường Mầm non Song Mai

SKKN Biện pháp giáo dục tính tự lập cơ bản trong cuộc sống cho trẻ lớp 3-4 tuổi lớp C1 trong Trường Mầm non Song Mai
 2
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Thế nào được gọi là tự lập: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của 
mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ dựa dẫm, phụ 
thuộc. Nhưng đối với độ tuổi trẻ mầm non đặc biệt là độ tuổi 3-4 tuổi tự lập chính là 
biết tự làm một số kỹ năng cơ bản phục vụ bản thân mình và bước đầu biết quan tâm 
chia sẻ giúp đỡ người khác.
 Có một câu nói rất hay về việc nuôi dạy con cái “Có nhiều cách làm hư con. 
Làm hư tinh thần bằng cách chiều chuộng quá mức; làm hư ý chí bằng cách chiều 
chuộng theo mọi ý thích, và làm hư trái tim nó bằng sự lo lắng phục vụ quá đáng”. 
Nhưng ngày nay, tình trạng trẻ thụ động không biết ứng phó với nguy cấp, không biết 
cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, luôn luôn ỷ lại vào người lớn, tìm sự 
giúp đỡ, chưa có nhiều kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, trẻ chưa biết làm một số công 
việc tự phục vụ bản thân. Khi đi học trẻ vẫn còn nhõng nhẽo bắt bố mẹ, ông bà bế 
đến tận cửa lớp. Khi ở lớp, còn nhiều trẻ còn chưa tự giác làm những công việc tự 
phục vụ bản thân như: lấy đồ và cất đồ dùng cá nhân, vệ sinh cá nhân trẻ, chưa tự xúc 
ăn cơm còn chờ cô xúc cơm hộ trẻ, Chúng ta có thể thấy trẻ có thể sẽ bắt đầu làm 
những việc cho riêng mình vào một thời điểm nào đó sau khi trẻ được 1 tuổi.Nhưng 
cha mẹ luôn nghĩ con mình còn quá nhỏ cần bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ, khiến 
trẻ ỷ lại, ích kỷ không quan tâm đến người khác và tính độc lập bản thân trong cuộc 
sống còn rất nhiều hạn chế lâu dần sẽ mất đi những kỹ năng cơ bản.Trẻ em có tính tự 
lập sớm sẽ đạt được vô vàn lợi ích. Trẻ tự tin vào khả năng của bản thân, vui vẻ và 
hãnh diện vì bản thân làm được những điều như người lớn. Cha mẹ không cần quá 
nhiều thời gian chăm sóc và nâng niu trẻ. Ngoài những điều đó, trẻ có kỹ năng sống 
này còn có khả năng thích nghi tuyệt vời với mọi hoàn cảnh. Xuất phát từ những trăn 
trở trên nên tôi đã chọn biện pháp “Biện pháp giáo dục tính tự lập cơ bản trong 
cuộc sống cho trẻ lớp 3-4 tuổi lớp C1 trong trường mầm non Song Mai”
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng trong việc giáo dục tính tự lập cơ bản trong cuộc sống cho trẻ 
mẫu giáo 3-4 tuổi 4
 - Nguyên nhân: Đa số phụ huynh là thuần nông và đi làm công nhân nên hầu hết 
giao con cho ông bà chăm sóc, dạy dỗ.
 * Bảng khảo sát đầu năm học
 Số lượng Trẻ chưa đạt 
 STT Nội dung khảo sát Trẻ đạt
 trẻ được
 1 Tự cầm ca để lấy nước 30 11=36,5% 19=73,5%
 2 Tự xúc cơm ăn 30 13=43,3% 17=56,7%
 3 Tự cởi, mặc quần áo 30 10=33,3% 20=66,7%
 4 Tự mang giầy dép 30 9=30% 21=70%
 Trẻ mạnh dạn tự tin trẻ hoàn thành 
 5 công việc không cần giáo viên nhắc 30 3=10% 27=90%
 nhở
 2. Biện pháp thực hiện
 2.1. Biện pháp 1: Xác định rõ những tính tự lập cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ.
 2.1.1 Nội dung biện pháp:
 Giáo dục cho trẻ tính tự lập là giúp trẻ có những kỹ năng đơn giản như: biết tự 
cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp, tự biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi khi muốn chơi 
hoặc không chơi, tự rửa tay trước và sau khi ăn cơm, kê bàn ghế chuẩn bị bàn ăn, 
chuẩn bị khăn lau, tự xúc cơm ăn, biết giữ gìn vệ sinh trong khi ăn (không nói chuyện 
trong khi ăn, ăn không rơi vãi, không vứt bỏ thức ăn) khi ăn xong biết cất ghế, để bát 
thìa đúng quy định, biết vệ sinh cá nhân,... 
 2.1.2. Cách thức, quá trình thực hiện biện pháp
 Khi trẻ đến lớp mẫu giáo thì các trẻ vẫn đang học cách tự chăm sóc mình vì vậy 
tôi luôn theo dõi sát sao từng hoạt động của trẻ để kịp thời khuyến khích và chỉ dạy. 
Bất cứ lúc nào trẻ thử làm một việc gì, cho dù trẻ có làm được hay không, giáo viên 
cũng nên biểu dương sự cố gắng của trẻ và mà khích lệ việc trẻ làm. Nếu trẻ làm chưa 
đúng giáo viên không nên vội giúp trẻ mà nên là người hướng dẫn trẻ tự làm và cho 
trẻ có đủ thời gian để tự mình làm, việc nhanh hay chậm tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ. 6
 Các bạn cùng kê bàn chuẩn bị cho giờ ăn và giường ngủ
 - Tạo điều kiện để trẻ thể hiện bản thân: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà 
tôi luôn chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ tự thể 
hiện bản thân, luôn luôn tự tin trong mọi tình huống và ở mọi lúc mọi nơi. Khi trẻ 
thấy rằng mình có thể mình có thể tự làm việc nào đó, trẻ sẽ trở nên tin tưởng vào khả 
năng của mình hơn, sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn ở mức độ cao nhất có thể hoàn 
thành nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp của người lớn.
 2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp:
 - Qua quá trình thực hiện biện pháp tôi đã theo dõi sát sao từng hoạt động của 
trẻ và kịp thời động viên khích lệ những lúc trẻ gặp khó khăn. Chính vì vậy sau khi 
sử dụng biện pháp trẻ đã tự giác trong ăn uống. Trẻ tích cực tham gia hoạt động 
nhóm, trẻ tự tin thực hiện được những công việc phục vụ bản thân mà không cần phải 
nhờ đến người lớn.
 2.2. Biện pháp 2: Giúp trẻ phát triển tính tự lập thông qua việc tổ chức lồng 
ghép trong các hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi.
 2.2.1. Nội dung biện pháp
 - Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội 
dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ rất lâu và khó phai mờ. Chính vì 
vậy, tôi thường kể chuyện cho trẻ nghe và thông qua câu chuyện giúp trẻ rèn kỹ năng 
sống nhất là kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự 
nguyện.
 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp 8
 Trẻ cùng bạn nặn bánh trôi
 - Giáo dục trẻ cách phòng chống dịch bệnh thông qua giáo dục kỹ năng tự phục 
cho trẻ như: Dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp, 
rửa tay bằng xà phòng dưới khi ăn cơm hoặc sau khi đi vệ sinh. 
 Ví dụ: Cô cho trẻ đi rửa tay trước giờ ăn. 
 + Mục đích: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay, biết khi ăn phải rửa tay sạch sẽ 
để đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. Trẻ biết tự rửa tay.
 + Chuẩn bị: Bồn rửa tay, xà phòng, khăn lau.
 + Tiến hành: Cô làm mẫu các bước rửa tay cho trẻ quan sát. Cô cho lần lượt trẻ 
lên tự mình rửa tay theo sự hướng dẫn của cô. Khi rửa tay xong trẻ biết lau khô tay 
trước khi vào bàn ngồi ăn cơm.
 Trẻ sát khuẩn tay trước khi vào lớp và rửa tay xà phòng trước bữa ăn 10
 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
 Tôi luôn tạo cơ hội để trẻ được tương tác với bạn bè, người lớn, được trải 
nghiệm thực hành và luyện tập thường xuyên ở trường cũng như ở gia đình thông qua 
các hoạt động phong phú, đa dạng như học tập, vui chơi, lao động,...
 Luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần 
tích cực của trẻ. Giáo viên phải biết khai thác phát huy tính tích cực của trẻ cũng như 
phát huy năng khiếu, khả năng sáng tạo ở mỗi trẻ trong các hoạt động. Cần phải giáo 
dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
 Bản thân tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một 
cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: 
Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực 
của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức kỹ 
năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.
 Tôi luôn tạo tình huống để giúp trẻ có những mối liên kết mật thiết với những bạn 
khác trong lớp, trẻ biết đoàn kết với bạn, biết cư xử hòa đồng với các bạn trong lớp. 
Biết diễn đạt điều muốn nói cho bạn hiểu khi tham gia các hoạt động tập thể. Giúp trẻ 
luôn cảm thấy mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng tham gia tích cực các hoạt động một cách 
hào hứng. Điều này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không 
đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa 
trẻ đó như thế nào.
 Cô giáo mầm non- vai trò người mẹ hiền thứ hai của trẻ, tôi luôn theo dõi sát sao 
từng hoạt động của trẻ để kịp thời khuyến khích và chỉ dạy trẻ. Các bài học đều là 
những hành động đơn giản, nhưng với trẻ là những điều mới lạ và rất khác biệt, đồng 
thời không phải tốc độ thực hiện của trẻ nào cũng như nhau nên điều quan trọng là 
giáo viên cần khuyến khích trẻ. Bất cứ lúc nào trẻ làm thử việc gì, dù trẻ có làm được 
hay không, giáo viên cũng nên biểu dương sự cố gắng của trẻ và khuyên trẻ làm thử 
lại một lần nữa. Giáo viên không nên vội giúp trẻ mà điều cần thiết là hướng dẫn trẻ 
tự làm và cho trẻ có đủ thời gian để tự mình làm được những điều này, việc nhanh 
hay chậm tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ. Vì thế giáo viên không nên tạo áp lực cho trẻ mà 
hãy cư xử thật khéo léo.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_co_ban_trong_cuoc_song_c.docx