SKKN Biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi C1 Trường Mầm non Trung Sơn biết chào hỏi, lễ phép
Trẻ 3 - 4 tuổi ở thời kỳ này phát triển về ngôn ngữ rất mạnh, dễ nhớ và mau quên, chưa phân biệt tốt xấu. Nếu trẻ được giáo dục trong một môi trường lành mạnh thì trẻ sẽ phát triển tốt và ngược lại nếu gia đình không chú trọng vào việc giáo dục lễ phép để trẻ tiếp thu hoặc nghe thấy những ngôn từ trong giao tiếp không đẹp thì trẻ sẽ bắt chước. Là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lễ phép cho trẻ 3 – 4 tuổi hiện nay đang là vấn đề cần được quan tâm, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong giáo dục trẻ, không chỉ riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác đó là vấn đề lôi cuốn toàn xã hội, giáo dục lễ phép nhằm tăng cường hiểu biết mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm dưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng. Với nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo bé tôi thấy số lượng trẻ có những thói quen, hành vi văn minh, có thái độ ứng sử đúng mực với mọi người còn hạn chế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi C1 Trường Mầm non Trung Sơn biết chào hỏi, lễ phép
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Hiền dữ đâu phải do tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên ” Đúng như vậy. Trẻ em là mầm non tương lai là kho tang quý báu của dân tộc. Chúng ta những người lái đò phải chèo lái những con đò nhỏ đi đến bến bờ thành đạt . Chính vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non là một nhiêm vụ vô cùng khó khăn và quan trọng. Việc giáo dục chào hỏi, lễ phép cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi chính là hình thành những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện con người.. Trẻ 3 - 4 tuổi ở thời kỳ này phát triển về ngôn ngữ rất mạnh, dễ nhớ và mau quên, chưa phân biệt tốt xấu. Nếu trẻ được giáo dục trong một môi trường lành mạnh thì trẻ sẽ phát triển tốt và ngược lại nếu gia đình không chú trọng vào việc giáo dục lễ phép để trẻ tiếp thu hoặc nghe thấy những ngôn từ trong giao tiếp không đẹp thì trẻ sẽ bắt chước, Là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lễ phép cho trẻ 3 – 4 tuổi hiện nay đang là vấn đề cần được quan tâm, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong giáo dục trẻ, không chỉ riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác đó là vấn đề lôi cuốn toàn xã hội, giáo dục lễ phép nhằm tăng cường hiểu biết mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm dưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng. Với nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo bé tôi thấy số lượng trẻ có những thói quen, hành vi văn minh, có thái độ ứng sử đúng mực với mọi người còn hạn chế. Xuất phát từ những thực tế đó tôi đã đi đến tìm hiểu đề tài “Biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi C1 trường Mầm non Trung Sơn biết chào hỏi, lễ phép” nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Đứng trước tình hình như vậy tôi thực sự trăn trở và tìm ra các giải pháp dạy trẻ để tất cả trẻ đều ngoan và có những thói quen hành vi chào hỏi lễ phép. Tôi đã thực hiện khảo sát chất lượng đầu năm học của trẻ và thu được kết quả như sau: STT Nội dung Tổng số trẻ Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Trẻ biết chào hỏi, lễ phép 24 11/24 45,8% 13/24 54,2% Trẻ biết dạ, thưa, vâng, ạ 10/24 41,6% 14/24 58,4% khi trả lời các câu hỏi 24 Từ kết quả khảo sát trên tôi đánh giá các khả năng chào hỏi lễ phép của trẻ 3-4 tuổi C1 Trường Mầm Non Trung Sơn theo yêu cầu của độ tuổi còn thấp. Vì vậy tôi tiến hành giải quyết mục tiêu của sáng kiến bằng một số biện pháp sau: 2. Biện pháp giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi C1 trường mầm non Trung Sơn biết chào hỏi lễ phép 2.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục thân thiện với trẻ thông qua việc làm gương của giáo viên 2.1.1. Nội dung biện pháp - Giáo viên là tấm gương cho trẻ học theo, tôi luôn ý thức đến lời ăn tiếng nói, cử chỉ của bản thân để làm tấm gương cho trẻ noi theo. - Tạo môi trường lớp học thân thiện, tạo cơ hội cho trẻ được thực hành việc chào hỏi, lễ phép 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Đa số thời gian của trẻ là ở trường chính vì thế cô giáo là tấm gương để trẻ noi theo, để học làm người. Chính vì vậy không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp“ dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Cô giáo là tấm gương mẫu chào ông ạ” “cô Hồng chào bạn Gia Hân nhé”. Ảnh giáo viên làm gương để dạy trẻ chào hỏi, lễ phép khi đến lớp Tôi cho trẻ được tạo ra các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học trẻ được tự mình xâu vòng hoa, xếp hình, xếp các phương tiện giao thông để trang trí các góc các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình làm trẻ rất thích thú tạo điều kiện cho trẻ có một tâm thế thích đến lớp yêu cô giáo. Hình ảnh: Cô cùng trẻ làm các sản phẩm để trang trí lớp học 2.1.3: Kết quả áp dụng biện pháp Với việc áp dụng với biện pháp này trẻ lớp tôi biết chào hỏi và trở nên lễ phép hơn khi giao tiếp và thực hiện việc chào hỏi, lễ phép một cách tự nhiên. 2.2 Biện pháp 2. Giáo dục chào hỏi, lễ phép thông qua một số hoạt động trong ngày 2.3.1. Nội dung biện pháp - Lồng ghép tích hợp chào hỏi, lễ phép vào các hoạt động học có chủ đích: hoạt động làm quen văn học, giáo dục kỹ năng xã hội, hoạt động âm nhạc, tạo hình - Lồng ghép tích hợp chào hỏi, lễ phép vào các hoạt động vui chơi: chơi ở các góc và hoạt động ngoài trời. - Lồng ghép tích hợp chào hỏi, lễ phép vào các hoạt động khác trong ngày: Đón trả - trẻ, sinh hoạt chiều và nêu gương cuối ngày 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp - Giáo dục chào hỏi thông qua hoạt động học * Thông qua hoạt động làm quen văn hoc - Tôi thường xuyên nhắc trẻ trẻ phải biết thưa gửi trước khi trả lời và trả lời tròn câu, to, rõ tiếng các câu hỏi của cô, động viên tuyên dương kịp thời khi trẻ có biểu hiện lễ phép dần dần giúp trẻ mạnh dạn và thích tham gia phát biểu hơn từ đó giúp trẻ nói năng lễ phép không còn nói trống không hoặc trả lời bằng cách lắc đầu hay gật đầu Ví dụ: Trong giờ hoạt động cho trẻ làm quen với văn học tôi dạy trẻ bài thơ “Lời chào”thông qua bài thơ tôi giáo dục trẻ phải biết chào ông bà bố mẹ khi đi học và khi đi học về hoặc trong trong câu chuyện bác gấu đen và hai chú thỏ tôi cho trẻ khoanh tay chào bác gấu và giáo dục trẻ khi có khách đến lớp phải biết khoanh tay chào và khi trả lời phải biết dạ thưa Hính ảnh trẻ chào hỏi, lễ phép trong tiết học GDKNXH * Thông qua hoạt động tạo hình Hình ảnh cô dạy trẻ bài hát “Lời chào buổi sáng” trong tiết âm nhạc 2.2. Giáo dục chào hỏi thông qua hoạt động vui chơi Ở trò chơi bán hàng trẻ phải giao tiếp niềm nở, vui vẻ, lịch sự với khách hàng trước khi hỏi khách muốn mua gì thì trẻ đóng vai chơi là người bán hàng phải biết chào khách và mời khách khi mà đưa hàng cho khách thì phải đưa bằng hai tay Hình ảnh: trẻ đang chơi trò chơi bán hàng ở góc đóng vai - Ở góc xây dựng: Trong chủ đề trường mầm non khi cho trẻ đóng vai là các bác thợ xây đang xây dựng trường mầm non thì cô cho trẻ đến thăm công trình xây dựng của các bác thợ xây trẻ phải biết chào hỏi các bác thợ xây thật lễ phép - Góc sách truyện cho trẻ làm sách tranh về những việc làm chào hỏi lễ phép Hình ảnh trẻ đang chơi ở góc sách truyện - Ở góc tạo hình âm nhạc: tôi cho trẻ hát, múa, đọc thơ các bài hát về việc giáo dục chào hỏi lễ phép như bài “ Đi học về” “ Chim vành khuyên” để giáo dục cho trẻ biết chào hỏi lễ phép Hình ảnh trẻ đi quan sát nhà bếp và chào hỏi các cô cấp dưỡng ( HĐNT) 2.3. Giáo dục chào hỏi, lễ phép thông qua các hoạt động khác Ở mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào và lúc nào cô cũng lồng ghép được nội dung giáo dục chào hỏi, lễ phép cho trẻ, cô luôn nhắc nhở và giáo dục trẻ thường xuyên để hình thành thói quen “ lễ phép” cho trẻ.. Khi đón trả trẻ tôi, tôi nhắc trẻ đến lớp khoanh tay thưa bố mẹ đi học, thưa cô đến lớp.... Khi trẻ làm việc sai, tôi có mặt kịp thời nhắc nhở, giúp trẻ nhận ra cái sai, biết nhận lỗi và sửa sai kịp thời ở mọi lúc mọi nơi. - Vào giờ học hoạt động buổi chiều tôi cho trẻ xem ti vi có các câu chuyện về chào hỏi lễ phép như : truyện “ mèo con lễ phép” hay truyện “ bé chào hỏi” . Hay sưu tầm tranh ảnh có nội dung giáo dục chào hỏi, lễ phép cho trẻ quan sát thông qua đó chúng ta có thể truyền tải những kiến thức, những kỹ năng cần thiết của cuộc sống cho trẻ một cách nhẹ nhàng không gò bó, sẽ tạo cho trẻ một số thói quen, biết dạ thưa, chào hỏi, lễ phép với mọi người Hình ảnh cô đang thực hiện nêu gương cuối ngày 2.1.3: Kết quả áp dụng biện pháp - Sau khi áp dụng biện pháp trẻ lớp tôi đã biết chào hỏi, lễ phép trong giao tiếp mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động, biết chào cô và mọi người, giao tiếp lễ phép hơn. 2.4. Biện pháp 3: Tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục chào hỏi, lễ phép cho trẻ 2.4.1. Nội dung biện pháp Tuyên truyền, phối hợp các bậc phụ huynh thông qua trò chuyện trực tiếp vào giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh và thông qua nhóm zalo và các phần mềm của nhà trường 2.4.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp * Tuyên truyền thông qua trao đổi trò chuyện trực tiếp Để giúp trẻ lễ phép trong giao tiếp đạt kết quả tốt, tôi đã kết hợp chặt chẽ với phụ huynh thông qua các hoạt động đón - trả trẻ, họp phụ huynh tôi đã Hình ảnh giáo viên trao đôi với phụ huynh về cách giáo dục chào hỏi lễ phép cho trẻ qua giờ đón - trả trẻ - Bên cạnh việc tuyên truyền bằng hình thức trao đổi trực tiếp tôi cũng đã áp dụng các hình thức tuyên truyền qua zalo, enetviet của lớp để có thể trao đổi các hoạt động hằng ngày của con , tôi cũng đã quay các video trẻ chào hỏi, lễ phép ở trong các hoạt động tại lớp và gửi lên nhóm zalo để các bậc phụ huynh nắm được.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giao_duc_tre_3_4_tuoi_c1_truong_mam_non_trung.docx