SKKN Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch covid-19

Năm học 2021 - 2022 là một năm học bắt đầu thật đặc biệt khi đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp khiến cô và trò không thể trực tiếp tới trường, trẻ chưa được làm quen với môi trường lớp, với cô giáo và các bạn. Với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi lớp tôi, đa số trẻ mới lần đầu đi học chưa qua lớp nhà trẻ, lần đầu xa rời môi trường gia đình. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với thực tế, điều kiện của trẻ khi ở nhà trong bối cảnh dịch Covid-19 còn gặp rất nhiều khó khăn, đa số trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ. Làm thế nào để lồng ghép giáo dục và hướng dẫn kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cơ bản cho trẻ ở lớp một cách có hiệu quả nhất giúp trẻ bước đầu tự chăm sóc, phục vụ bản thân trong thời gian ở nhà phòng chống dịch, đó là bước đệm giúp trẻ có kỹ năng sống cần thiết, ý thức bảo vệ bản thân an toàn phù hợp với bối cảnh hiện nay góp phần hình thành tính mạnh dạn, tự tin hơn khi trở lại trường tạo tiền đề phát triển toàn diện nhân cách, lối sống hướng đến một con người hiện đại ở giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ mong muốn đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch Covid-19” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
docx 33 trang lethu 14/06/2024 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch covid-19

SKKN Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch covid-19
 MỤC LỤC
 Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................3
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:....................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4
1. Cơ sở lí luận: ....................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn:................................................................................................4
2.1. Đặc điểm chung:...........................................................................................4
* Thuận lợi:..........................................................................................................5
* Khó khăn:..........................................................................................................6
2.2. Thực trạng:....................................................................................................6
3. Biện pháp thực hiện:........................................................................................8
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng nội dung kết nối với huynh về giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19.........................................................8
3.2. Biện pháp 2: Thiết kế video giáo dục kỹ năng sống và lồng ghéo thông qua
các hoạt động khác trong thời gian phòng chống dịch Covid - 19 .......................9
3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng kho học liệu điện tử
và kênh truyền thông với phụ huynh để giáo dục trẻ..........................................12
3.4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác truyền thông giữa gia đình và nhà trường về
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19..................17
3.5. Biện pháp 5: Sưu tầm và sáng tác bài thơ, vè, đồng giao để gây hứng thú
qua trò chơi vận động và giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.....................................18
4. Kết quả đạt được............................................................................................19
III. KẾT LUẬNVÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................22
1. Kết luận:.........................................................................................................22
2. Khuyến nghị: .................................................................................................22 2
trẻ mầm non khi ở nhà ngày càng tăng lên gấp bội với các bậc phụ huynh cũng như 
giáo viên khi trẻ mầm non được trở lại trường trong thời gian sớm nhất.
 Năm học 2021 - 2022 là một năm học bắt đầu thật đặc biệt khi đại dịch 
Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp khiến cô và trò không thể trực tiếp tới trường, 
trẻ chưa được làm quen với môi trường lớp, với cô giáo và các bạn. Với trẻ mẫu 
giáo 3 - 4 tuổi lớp tôi, đa số trẻ mới lần đầu đi học chưa qua lớp nhà trẻ, lần đầu xa 
rời môi trường gia đình. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với 
thực tế, điều kiện của trẻ khi ở nhà trong bối cảnh dịch Covid-19 còn gặp rất nhiều 
khó khăn, đa số trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự bảo 
vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ 
năng hợp tác chia sẻ.
 Làm thế nào để lồng ghép giáo dục và hướng dẫn kỹ năng sống, kỹ năng tự 
phục vụ cơ bản cho trẻ ở lớp một cách có hiệu quả nhất giúp trẻ bước đầu tự chăm 
sóc, phục vụ bản thân trong thời gian ở nhà phòng chống dịch, đó là bước đệm 
giúp trẻ có kỹ năng sống cần thiết, ý thức bảo vệ bản thân an toàn phù hợp với bối 
cảnh hiện nay góp phần hình thành tính mạnh dạn, tự tin hơn khi trở lại trường tạo 
tiền đề phát triển toàn diện nhân cách, lối sống hướng đến một con người hiện đại 
ở giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ mong muốn đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài 
“Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi phù 
hợp với bối cảnh phòng chống dịch Covid-19” làm sáng kiến kinh nghiệm của 
mình.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Hình thành kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống ban đầu, ý thức bảo vệ sức 
khỏe của bản thân và cộng đồng phù hợp với bối cảnh hiện nay cho trẻ 3-4 tuổi.
 - Giúp giáo viên tìm ra biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho 
trẻ hiệu quả thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ kết nối với phụ huynh 
trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19 ở nhà cũng như khi trẻ được trở 
lại trường.
 - Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ ngay từ sớm là rất cần thiết đối với sự hình thành và phát triển nhân cách 
toàn diện sau này cho trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi tại lớp C1 trường Mầm non Tả Thanh Oai B.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 + Phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan đến thực tiễn và công tác giáo dục 
kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. 4
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát 
triển về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ 
giúp trẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường phổ thông sau này. Việc áp dụng linh hoạt 
các kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như rửa 
tay, giữ gìn vệ sinh, tự xúc cơm, biết gọi người lớn khi cần, đi vệ sinh đúng nơi quy 
định, tự mặc quần áo, đi giầy, dép... Hay kỹ năng khó hơn như tránh nguy cơ gây 
nguy hiểm, biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid- 19, tự bảo vệ bản thân, giao 
tiếp, ứng xử. sẽ giúp cho trẻ có nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ 
động sáng tạo.
 Đặc biệt, trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khả năng nhận thức còn chậm, dễ nhớ dễ quên 
và hay hành động theo ý muốn. Dạy kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi này không khó 
nhưng đòi hỏi cô giáo, các bậc cha mẹ phải có sự kiên trì, nhẫn nại, từng bước cung 
cấp và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thực hành các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống 
cơ bản một cách nhẹ nhàng, tự nhiên qua các hoạt động trong cuộc sáng hàng ngày 
của trẻ ở gia đình, ở lớp, ở trường . Nhiều cha mẹ có quan niệm “Trẻ còn bé đã biết 
gì mà dạy” nên đa số các bậc cha mẹ có con ở lứa tuổi này thường chăm sóc, phục vụ 
trẻ trong mọi hoạt động dù đơn giản như xúc cho trẻ ăn, lấy nước, lau miệng, đi giày 
dép,.. đó là một quan điểm sai lầm nhất là trong thời gian trẻ nghỉ phòng chống dịch 
Covid-19 thì tâm lý chăm sóc con từng ly từng tý, không cho con làm bất cứ việc gì 
hay tiếp xúc với việc tự phục vụ bản thân hàng ngày càng trở nên thái quá vì sợ con 
lây bệnh. Điều này vô hình dung khiến cho trẻ thụ động, nhút nhát và chưa kỹ năng 
tự phục vụ, kỹ năng sống cơ bản, cần thiết phù hợp với lứa tuổi khi ở nhà. Mà trên 
thực tê việc dạy và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải được tiến hành càng sớm càng 
tốt. Bởi theo các nhà nghiên cứu, thời kỳ dưới 5 tuổi là "thời kỳ vàng" để khai mở 
những tiềm năng phát triển ở trẻ. Giai đoạn này, trẻ cần được học hỏi những kỹ năng, 
kiến thức cơ bản để tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện và trở thành cá nhân độc 
lập. Quan trọng nhất là giáo viên lựa chọn kỹ năng gì để đưa vào dạy trẻ và dạy trẻ 
như thế nào? Kỹ năng đó phải là cần thiết và phù hợp với khả năng, trình độ nhận 
thức của trẻ góp phần phát triển toàn diện nhân cách ở những giai đoạn tiếp theo của 
trẻ.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Đặc điểm chung
 Trường có 3 cơ sở với tổng diện tích xây dựng là 8445.7 m2. Cơ sở vật chất 
khang trang, sạch sẽ, lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát, trường đạt chuẩn quốc 
gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Năm học 2021-2022, nhà trường có 20 lớp với 6
cô giáo chưa được gặp trẻ trực tiếp nên chưa thể hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý, kỹ 
năng tự phục vụ, kỹ năng sống, khả năng, nhu cầu, hứng thú của từng trẻ ở lớp mất 
nhiều thời gian dẫn đến các hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở 
lớp gặp nhiều khó khăn, bất cập.
 - Đa số trẻ trong lớp được gia đình nuông chiều, nhiều trẻ chưa học qua lớp 
nhà trẻ nên chưa có kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng giao tiếp theo 
lứa tuổi do thời gian nghỉ dài ở nhà.
 - Phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục 
vụ, kỹ năng sống ở giai đoạn này nên ít dành thời gian cho con tương tác, phản hồi 
với video giáo dục kết nối với cô giáo trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà gây khó khăn 
trong đánh giá kỹ năng của trẻ cũng như điều chỉnh nội dung giáo dục nói chung và 
giáo dục kỹ năng sống nói riêng hiệu quả.
 - Trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà phòng chống dịch Covid-19, việc giáo dục và 
rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tại lớp chủ yếu được kết nối qua các video giáo dục 
giáo viên chia sẻ trên zalo nhóm lớp nên nhiều phụ huynh hạn chế về thiết bị hiện 
đại, thời gian kết nối với giáo viên để phối hợp giáo dục trẻ thường xuyên.
 2.2. Thực trạng
 Trước khi áp dụng sáng kiến “Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống 
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch Covid- 19” tôi đã 
tiến hành khảo sát 32/32 trẻ về kỹ năng sống.
 Bảng kết quả khảo sát kỹ năng sống của trẻ ở lớp tháng 9/2021
 Mức độ khảo sát
 Trung Yếu
 Tốt Khá
 Tổng bình
 Stt Nội dung khảo sát
 số trẻ Tỷ lệ Tỷ lệ Số Tỷ lệ
 Số Tỷ lệ Số Số 
 % % trẻ %
 trẻ % trẻ trẻ
 Kỹ năng tự phục vụ 28
 1 32 7 22% 6 19% 10 31% 9
 bản thân %
 Kỹ năng vệ sinh cá 25
 2 32 8 25% 7 22% 9 28% 8
 nhân %

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giao_duc_va_ren_luyen_ky_nang_song_cho_tre_ma.docx
  • pdfSKKN Biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với bối cảnh phò.pdf