SKKN Biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C2 Trường Mầm non Đồng Bẩm cảm thụ Âm nhạc dưới các hình thức khác nhau
Cảm thụ âm nhạc của trẻ gắn bó chặt chẽ với sự phát triển về sinh lý, tâm lý lứa tuổi nên nhiệm vụ giáo dục âm nhạc là làm thế nào để giáo dục trẻ hứng thú với âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các dạng hoạt động âm nhạc phong phú, hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc, dạy trẻ những kỹ năng đơn giản và thói quen trong các hoạt động âm nhạc, phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ tính tích cực sáng tạo trong hoạt động âm nhạc. Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non thì việc giúp trẻ cảm thụ âm nhạc, hoạt động âm nhạc dưới nhiều hình thức khác nhau là một bước đệm trong quá trình phát triển giáo dục thẩm mỹ ở trẻ. Qua đó tích lũy được những kiến thức đầu tiên cho trẻ, trẻ có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi thông qua hình thức học và chơi hay nói cách khác là “ học bằng chơi, chơi mà học”.
Ở trường mầm non, trẻ có nhiều cơ hội được tiếp cận với các lĩnh vực giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong đó, âm nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ cảm nhận trọn vẹn về cái đẹp của cuộc sống, tình cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, biết yêu quê hương, đất nước. Đồng thời âm nhạc được ví như sợi dây kết nối giúp trẻ dần dần lĩnh hội được những kiến thức ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Để hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong trường Mầm Non đạt hiệu quả cao thì việc giúp trẻ cảm thụ âm nhạc qua các giai điệu, làn điệu, các bài hát được coi như là một bước đệm trong quá trình phát triển giáo dục thẩm mỹ ở trẻ. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng “Biện pháp giúp trẻ lớp Mau giáo 3 - 4 tuổi C2 Trường Mầm non Đồng Bẩm cảm thụ âm nhạc dưới các hình thức khác nhau”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C2 Trường Mầm non Đồng Bẩm cảm thụ Âm nhạc dưới các hình thức khác nhau

2 trò như một phương pháp dạy học hiệu quả. Điều đó góp phần quan trọng cho việc giáo dục hình thành nhân cách con người “thực học, thực nghiệm” trong tương lai. Cảm thụ âm nhạc của trẻ gắn bó chặt chẽ với sự phát triển về sinh lý, tâm lý lứa tuổi nên nhiệm vụ giáo dục âm nhạc là làm thế nào để giáo dục trẻ hứng thú với âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các dạng hoạt động âm nhạc phong phú, hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc, dạy trẻ những kỹ năng đơn giản và thói quen trong các hoạt động âm nhạc, phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ tính tích cực sáng tạo trong hoạt động âm nhạc. Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non thì việc giúp trẻ cảm thụ âm nhạc, hoạt động âm nhạc dưới nhiều hình thức khác nhau là một bước đệm trong quá trình phát triển giáo dục thẩm mỹ ở trẻ. Qua đó tích lũy được những kiến thức đầu tiên cho trẻ, trẻ có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi thông qua hình thức học và chơi hay nói cách khác là “ học bằng chơi, chơi mà học”. Ở trường mầm non, trẻ có nhiều cơ hội được tiếp cận với các lĩnh vực giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong đó, âm nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ cảm nhận trọn vẹn về cái đẹp của cuộc sống, tình cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, biết yêu quê hương, đất nước. Đồng thời âm nhạc được ví như sợi dây kết nối giúp trẻ dần dần lĩnh hội được những kiến thức ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Để hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong trường Mầm Non đạt hiệu quả cao thì việc giúp trẻ cảm thụ âm nhạc qua các giai điệu, làn điệu, các bài hát được coi như là một bước đệm trong quá trình phát triển giáo dục thẩm mỹ ở trẻ. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng “Biện pháp giúp trẻ lớp Mau giáo 3 - 4 tuổi C2 Trường Mầm non Đồng Bẩm cảm thụ âm nhạc dưới các hình thức khác nhau”. + về nội dung của sáng kiến: l. Thực trạng Năm học 2023 - 2024 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C2. Trong năm học này tôi đã đón 20 trẻ từ lớp nhà trẻ lên mẫu giáo bé C2 và đón 05 trẻ mới tuyển sinh chưa ra lớp mầm non lần nào. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi đã thu được một số thuận lợi và khó khăn ở hoạt động giáo dục âm nhạc như 4 tự tin khi tham gia hoạt động âm nhạc. Để có được kết quả đánh giá trẻ như trên thì bản thân tôi đã lập kế hoạch khảo sát chi tiết ngay từ những ngày đầu tiên trẻ đến lớp trong tất cả các hoạt động nhất là những hoạt động có liên quan đếnn âm nhạc. Kết quả khảo sát cụ thể như sau: Bảng khảo sát trước khi áp dụng biện pháp Tổng Đạt Chưa đạt STT Nội dung đánh giá số trẻ Số Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ trẻ % % Trẻ hứng thú cảm thụ tốt âm nhạc 1 25 13 52% 12 48% qua hoạt động dạy hát, nghe hát. Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu, 2 25 14 56% 11 44% biết nhún nhảy khi nghe hát. Trẻ mạnh dạn tự tin vận động với 3 25 12 48% 13 52% âm nhạc. Trẻ sôi nổi, hào hứng khi tham gia 4 24 13 52% 12 48% vào trò chơi âm nhạc. Qua bảng khảo sát trên đã cho thấy rõ trẻ chưa hào hứng, sôi nổi, chưa cảm thụ tốt âm nhạc, hát còn chưa rõ lời, chưa đúng giai điệu và chưa mạnh dạn tự tin vận động với âm nhạc. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy rất cần thiết phải có những giải pháp cụ thể và phù hợp với trẻ của lớp mình để khắc phục thực trạng trên. 2. Các giải pháp Để trẻ cảm thụ được âm nhạc và mạnh dạn tự tin trong các hoạt động âm nhạc thì cần phải có môi trường giáo dục âm nhạc phù hợp, các hoạt động lồng ghép phong phú thúc đẩy trẻ hào hứng, sôi nổi. Đồng thời có những hành động/lời động viên khuyến khích trẻ để kích thích trẻ thể hiện bản thân, ... Một số hình thức tổ chức có hiệu quả giúp trẻ cảm thụ được âm nhạc mà tôi áp dụng được thể hiện ở các giải pháp dưới đây. 2.1. Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục hấp dẫn, sáng tạo, phù hợp với hoạt động giáo dục âm nhạc Môi trường giáo dục là nhân tố lớn quyết định sự tiếp thu kiến thức của trẻ. Xây 6 Album bài hát chủ đề gia đình của bé Tại góc âm nhạc tôi trang trí những hình ảnh đẹp, hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý trẻ như hình ảnh chú kiến ngộ nghĩnh đang chơi đàn, hình ảnh những nốt nhạc bay nhảy... Từ đó kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc nhiều hơn. Trên giá góc âm nhạc, tôi làm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo, màu sắc bắt mắt và có âm thanh hay, lạ với trẻ từ các nguyên vật liệu khác nhau. Đồ dùng đồ chơi, dụng cụ âm nhạc được tôi sắp xếp một cách hợp lý, dễ lấy, dễ cất để tạo môi trường gần gũi, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ và tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia vào hoạt động âm nhạc. Ví du: Trống đàn từ bìa catton và vỏ hộp bánh, xắc xô, micro từ bìa catton và lon sữa, phách tre/phách gõ từ gỗ hoặc ống nước - ống gen điện, hoa/nơ múa từ giấy xốp bitis - giấy dạ, quả bông từ dây dứa, trống lắc từ lon bia - coca, mũ âm nhạc từ bìa và giấy màu, một số trang phục biểu diễn từ giấy - vải -bìa - lon - túi bóng - bao tải (đã được giặt sạch sẽ và an toàn với trẻ). Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi góc âm nhạc,tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa các dụng cụ âm nhạc để trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của mình qua đó trẻ được ôn luyện, 8 và thấy được vai trò của mình ở trong lớp học. Với cách làm như vậy tất cả trẻ đều có thể có sự góp sức chung, trẻ cảm thấy yêu thích hoạt động hơn và dần dần cởi bỏ được lớp vỏ ngoài nhút nhát của mình. Cô và trẻ cùng sắp xếp dụng cụ âm nhạc trên giá Khu vực hành lang lớp học, tôi trang trí những nốt nhạc vui và hình ảnh bé với âm nhạc ngộ nghĩnh xuyên suốt để trẻ khi đến lớp hay khi ra về đều cảm thấy vui tươi, phấn khởi. Sân trường cũng là vị trí mà tôi tận dụng triệt để mỗi giờ chơi ngoài trời để cho trẻ tiếp cận với âm nhạc. Tại góc “Âm thanh vui nhộn” ở phía trái sân khấu đã được tôi và đồng nghiệp tái sử dụng những đồ dùng trong nhà bếp (bát, thìa, nồi, xoong, cốc inox... đã không còn sử dụng) để tạo ra âm thanh khác nhau cho trẻ trải nghiệm, thử sức biểu diễn âm nhạc theo ý thích của mình. Ví dụ: Khi trẻ chơi ngoài trời góc “âm thanh vui nhộn” với chủ đề “ Những con vật bé thích” trẻ có thể biểu diễn các bài hát như “ Gà gáy le te, con gà trống, gà trống , mèo con và cún con... ” vừa hát vừa kết hợp gõ sử dụng các âm thanh trên góc trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn, lôi cuốn , thu hút trẻ đến với âm nhạc hơn. Trẻ cũng có thể tự do chơi với những đồ chơi này ở các giờ đón/ trả trẻ để thể hiện cho ông bà, bố mẹ cùng nghe. 10 mẹ ơi có biết, gia đình nhỏ hạnh phúc to, nhà của tôi.. +) Hoạt động thể dục sáng: Họat động thể dục sáng được lồng ghép âm nhạc thì hiệu quả rất cao, trẻ rất hứng thú tham gia , giúp giáo viên bớt mệt mỏi khi phải dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn trẻ. Âm nhạc còn có tác dụng giúp trẻ biết chú ý theo đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các động tác thể dục một cách nhịp nhàng. Từ đó thể dục sáng sẽ đạt hiệu quả toàn diện ( kích thích trẻ hứng thú , sảng khoái bước vào một ngày mới). Các bài hát, bản nhạc chúng tôi thường chọn cho thể dục sáng thường có tiết tấu vui tươi, nhịp nhàng, và nhất là theo từng chủ đề đang học: Ví dụ như : Chủ đề Nghề nghiệp, tập liên khúc với bài Mời lên tàu lửa + Với lấy ông mặt trời + Cháu yêu cô chú công nhân; Chủ đề Phương tiện giao thông trẻ tập liên khúc bài : Đoàn tàu nhỏ xiu + Với lấy ông mặt trời + Em đi qua ngã tư đường phố... +) Hoạt động học: Giáo dục âm nhạc (nội dung trọng tâm: Nghe hát, dạy hát, vận động, trò chơi âm nhạc,...). +) Hoạt động ngoài trời: Trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời thì cũng có thể cho trẻ hát nhằm tạo tâm thế thoải mái để bước vào hoạt động tiếp theo một cách nhịp nhàng, thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Trẻ có thể hát các bài hát có liên quan đến hoàn cảnh, sự vật, hiện tượng Ví dụ : Sau khi cho trẻ quan sát, đàm thoại về cây xanh trong sân trường. Cô có thể cho trẻ múa hát bài “ Lí cây xanh, Em yêu cây xanh”. Hoặc khi cho trẻ quan sát vườn hoa cô cho trẻ hát bài “ Ra chơi vườn hoa” Ngoài ra trẻ còn có thể chơi tại góc “Âm thanh vui nhộn” ở sân trường với các bài hát trong chủ đề, chơi tự do, chơi theo ý thích... Ví dụ: Chủ đề gia đình trẻ hát, biểu diễn bài hát “ mẹ ơi có biết, gia đình nhỏ hạnh phúc to.. Sử dụng các nhạc cụ tại góc. + Hoạt động góc: Cho trẻ chơi tại góc âm nhạc với abum bài hát, đồ dùng đồ chơi, ... Ví dụ chủ đề gia đình tôi lựa chọn bài hát Nhà mình rất vui, mẹ ơi có biết... kèm theo hình ảnh minh họa. Trẻ sẽ cùng nhau giở album và sẽ cùng nhau thể hiện bài hát đó, đồng thời trẻ kết hợp sử dụng các nhạc cụ âm nhạc như : đàn, trống, xắc xô. ở tại góc để biểu diễn âm nhạc theo ý thích của mình.
File đính kèm:
skkn_bien_phap_giup_tre_lop_mau_giao_3_4_tuoi_c2_truong_mam.docx
SKKN Biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C2 Trường Mầm non Đồng Bẩm cảm thụ Âm nhạc dưới các hì.pdf