SKKN Biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sáng tạo với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử
Với trẻ em lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng làm thế nào để trẻ được vui chơi an toàn, lành mạnh, hiệu quả mà không bị lạm dụng bởi các trò chơi trên điện thoại, ti vi hay các thiết bị điện tử khác thì việc tạo cho trẻ một môi trường chơi an toàn, thu hút sự chủ động, tính tích cực của trẻ với đồ chơi chính là chất xúc tác mạnh mẽ giúp trẻ thoát ra khỏi sự hấp dẫn bởi các trò chơi trên thiết bị điện tử. Là một người giáo viên mầm non, trực tiếp dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước ngay từ lúc trẻ đang ở lứa tuổi nhạy cảm, nhân cách của trẻ hình thành ngay từ lúc này, những người mang trên mình trọng trách “Cô giáo như mẹ hiền” như tôi hiểu được tầm quan trọng của việc quan sát, lắng nghe, nắm bắt thói quen, sở thích của trẻ để giáo dục trẻ. Và bản thân là một người mẹ có con trong lứa tuổi mầm non, tôi luôn mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các con giúp các con có một tuổi thơ tươi đẹp, có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá, biết bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Vì vậy, tôi luôn băn khoăn và đặt ra các câu hỏi “Tại sao lại không vận dụng những nguyên vật liệu tự nhiên vốn có trong cuộc sống để trẻ được chơi, được sáng tạo sản phẩm thật đẹp” hay “Làm thế nào để thu hút trẻ với các nguyên vật liệu sẵn có quanh trẻ trong hoạt động vui chơi của trẻ?” hay “Làm thế nào để trẻ khi ở nhà không còn say mê với các thiết bị điện tử, với điện thoại, iPad?”, “Giáo viên cần làm gì để khuyến khích cha mẹ tận dụng các nguyên vật liệu, đồ dùng sẵn để tạo ra các trò chơi hấp dẫn trẻ khi ở nhà”. Từ những trăn trở trên, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sáng tạo với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sáng tạo với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sáng tạo với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử
MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................3 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: ....................................................................3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4 1. Cơ sở lí luận: ....................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn:................................................................................................5 2.1. Đặc điểm tình hình: ......................................................................................5 a. Thuận lợi:.........................................................................................................5 b. Khó khăn:.........................................................................................................6 2.2. Thực trạng:....................................................................................................6 3. Biện pháp thực hiện:........................................................................................8 3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm nguyên vật liệu và tăng cường cơ hội cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật ...................................................8 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng lớp mầm non hạnh phúc sẽ tạo niềm vui, cơ hội và cảm hứng cho trẻ sáng tạo với nguyên vật liệu...................................................11 3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái chế ...............................13 3.4. Biện pháp 4: Nêu gương và khích lệ tạo cảm xúc tích cực chotrẻ và tạo sân chơi phù hợp là cơ hội để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo 18 3.5. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh sưu tầm và hướng dẫn trẻ làm đồ chơi sáng tạo tại nhà tránh các thiết bị điện tử............................................................20 4. Kết quả đạt được............................................................................................21 III. KẾT LUẬNVÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................25 1. Kết luận:.........................................................................................................25 2. Khuyến nghị: .................................................................................................26 2 nữa, tivi, máy tính, điện thoại là những thiết bị điện tử phát ra những bức xạ HEV hay còn là “ánh sáng xanh” gây ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho đôi mắt. Với trẻ em lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng làm thế nào để trẻ được vui chơi an toàn, lành mạnh, hiệu quả mà không bị lạm dụng bởi các trò chơi trên điện thoại, ti vi hay các thiết bị điện tử khác thì việc tạo cho trẻ một môi trường chơi an toàn, thu hút sự chủ động, tính tích cực của trẻ với đồ chơi chính là chất xúc tác mạnh mẽ giúp trẻ thoát ra khỏi sự hấp dẫn bởi các trò chơi trên thiết bị điện tử. Là một người giáo viên mầm non, trực tiếp dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước ngay từ lúc trẻ đang ở lứa tuổi nhạy cảm, nhân cách của trẻ hình thành ngay từ lúc này, những người mang trên mình trọng trách “Cô giáo như mẹ hiền” như tôi hiểu được tầm quan trọng của việc quan sát, lắng nghe, nắm bắt thói quen, sở thích của trẻ để giáo dục trẻ. Và bản thân là một người mẹ có con trong lứa tuổi mầm non, tôi luôn mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các con giúp các con có một tuổi thơ tươi đẹp, có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá, biết bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Vì vậy, tôi luôn băn khoăn và đặt ra các câu hỏi “Tại sao lại không vận dụng những nguyên vật liệu tự nhiên vốn có trong cuộc sống để trẻ được chơi, được sáng tạo sản phẩm thật đẹp” hay “Làm thế nào để thu hút trẻ với các nguyên vật liệu sẵn có quanh trẻ trong hoạt động vui chơi của trẻ?” hay “Làm thế nào để trẻ khi ở nhà không còn say mê với các thiết bị điện tử, với điện thoại, iPad?”, “Giáo viên cần làm gì để khuyến khích cha mẹ tận dụng các nguyên vật liệu, đồ dùng sẵn để tạo ra các trò chơi hấp dẫn trẻ khi ở nhà”. Từ những trăn trở trên, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sáng tạo với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. 2. Mục đích của nghiên cứu Tìm ra các biện pháp để hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi sáng tạo với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử. Tạo cho trẻ thêm nhiều đồ chơi, nguyên vật liệu mở để trẻ thỏa sức trải nghiệm, sáng tạo phát huy tính tích cực chủ động nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, hạn chế niềm đam mê với các trò chơi trên thiết bị điện tử ở lứa tuổi mầm non. Giúp cha mẹ học sinh hiểu được tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non, tìm ra các biện pháp vui chơi với trẻ hiệu quả hơn khi ở nhà. 3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi tại lớp C3 trường Mầm non Tả Thanh Oai B. 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận “Giáo dục là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi trẻ nhỏ và không đạt được nhờ lắng nghe mà nhờ trải nghiệm trong môi trường - Maria Montessori”. Giáo dục mầm non được coi là bậc học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở hình thành tính cách ban đầu cho trẻ. Trẻ lứa tuổi mầm non tư duy trực quan là chủ yếu, vì thế giáo viên, cha mẹ không thể dạy trẻ chỉ bằng lời nói mà cần phải tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động trực quan với đồ vật, học liệu sẽ thu hút sự chú ý, tập trung, hoạt động tích cực ở trẻ. Vì vậy, người giáo viên cần cho trẻ một môi trường tốt nhất, một môi trường giáo dục ở đó trẻ được thoả sức vui chơi, sáng tạo với các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu thiên nhiên, học liệu tái chế an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu, kiểu dáng, công dụng của chúng để trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách có hiệu quả, tích cực sẽ kích thích được sự hứng thú, đam mê sáng tạo của trẻ, từ đó giúp trẻ lĩnh hội và khắc sâu kiến thức, củng cố kỹ năng nhận thức, kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cần thiết. Hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên tạo ra sản phẩm là một trong những nội dung của hoạt động tạo hình hấp dẫn, thu hút trẻ ở trường mầm non. Bởi, hoạt động tạo hình là hoạt động phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (Vẽ, nặn, xé, cắt dán, chắp ghép ... ). Đặc biệt, thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, vật liệu từ tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá tươi, lá khô, rễ cây, cành cây, gỗ vụn, cát, sỏi, nước,... hoặc vật liệu, phế liệu có thể tái sử dụng như chai nước, ống hút, bìa cattong, báo cũ, lõi giấy, hộp sữa, cốc chén,.. để tạo ra các đồ vật, đồ chơi, tranh, sản phẩm dù còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô, con vật, mặt lạ,. nhưng mang lại cho trẻ cảm xúc tích cực, vui vẻ, phấn khởi, hào hứng thực sự cho trẻ khi tạo ra được một sản phẩm. Từ đó hình thành và phát triển khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh nhằm phát triển tư duy, trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi chính là lứa tuổi bắt đầu của những tò mò, những háo hức về thế giới xung quanh. Đây là giai đoạn vàng giúp cho trẻ phát triển toàn diện về sau này, là thời gian rất phù hợp cho trẻ trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh, trẻ có thể hòa mình vào những trò chơi, những trải nghiệm sinh động từ những nguyên vật liệu mở có sẵn trong tự nhiên. Đối với trẻ mầm non được khám phá, trải nghiệm, tìm tòi, sáng tạo là tạo điều kiện hình thành và phát 6 yêu cầu giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương để giáo viên có cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Bản thân là một giáo viên - Tổ phó chuyên môn khối mẫu giáo bé có trình độ chuyên môn trên chuẩn. Nhiệt tình, ham học hỏi, tích cực đổi mới trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ. Khéo tay, sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi cũng như xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động. Tận dụng tối đa nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái chế trong hoạt động giáo dục trẻ ở lớp được Ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao. Đa số phụ huynh trong lớp nhiệt tình, ủng hộ các nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái sử dụng, chậu hoa, cây cảnh để cho trẻ hoạt động, vui chơi, sáng tạo. b. Khó khăn Một số trẻ mới ra lớp lần đầu chưa đi học lớp nhà trẻ nên còn nhút nhát, chưa tự tin, tích cực tham gia hoạt động. Một số trẻ hiếu động chưa tập trung trong các hoạt động ở lớp, chưa có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ chơi. Nhận thức của trẻ không đồng đều, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tạo hình cũng như kỹ năng sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái sử dụng làm đồ dùng đồ chơi còn hạn chế. Phụ huynh nuông chiều con nên thường xuyên cho trẻ được tiếp xúc với điện thoại, tivi, máy tính tại nhà ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tính chủ động của trẻ. Số ít phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường mầm non ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, cũng như chương trình giáo dục trẻ ở trường với suy nghĩ trẻ đến trường chỉ cần cô trông nom, mà chưa chú ý đến việc phối hợp với giáo viên rèn luyện kỹ năng, thói quen cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Phụ huynh do bận với công việc chưa dành nhiều thời gian để trò chuyện, tạo cơ hội cho trẻ vui chơi, trải nghiệm, sáng tạo. 2.2. Thực trạng Từ những thuận lợi, khó khăn trên khi thực hiện đề tài “Biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sáng tạo với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử” để đưa ra các biện pháp có tính hiệu quả, ứng dụng cao phù hợp với khả năng của trẻ, thực tiễn của lớp, tôi đã kết hợp với giáo viên trong lớp và các bậc phụ huynh tiến hành khảo sát một số kỹ năng thói quen của trẻ ở nhà, cũng như ở lớp, kỹ năng tạo hình của trẻ ngay đầu năm học. Tôi tiến hành khảo sát 33/33 trẻ. Bảng kết quả khảo sát kỹ năng và thói quen của trẻ tháng 9/2022
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_huong_dan_tre_mau_giao_3_4_tuoi_sang_tao_voi.docx
- SKKN Biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sáng tạo với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm hạn chế.pdf