SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khi tham gia hoạt động trải nghiệm tại Lớp 3 tuổi A1 Trường Mầm non Đồng Phúc
Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn đồng thời trẻ có được những kỹ năng tốt hơn. Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, thì ở hoạt động trải nghiệm cũng tạo cơ hội cho trẻ được phát triển các lĩnh vực đó và từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách cho trẻ. Thông qua những buổi học trải nghiệm và thực tế trẻ còn được học hỏi, phát huy giá trị của bản thân, biết tôn trọng, lắng nghe, có tinh thần trách nhiệm. Trong lớp tôi phụ trách, do đầu năm học nên trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động, trẻ chưa thực sự hiểu biết và chưa có kỹ năng cơ bản khi tham gia hoạt động thực hành trải nghiệm. Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ làm thế nào để cho trẻ khi tham gia hoạt động trải nghiệm được tốt và đạt hiệu quả cao nên tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khi tham gia hoạt động trải nghiệm tại lớp 3 tuổi A1 trường Mầm non Đồng Phúc”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khi tham gia hoạt động trải nghiệm tại Lớp 3 tuổi A1 Trường Mầm non Đồng Phúc
dạn đưa ra: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khi tham gia hoạt động trải nghiệm tại lớp 3 tuổi A1 trường Mầm non Đồng Phúc”. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ khi tham gia hoạt động trải nghiệm tại lớp 3 tuổi A1 trường Mầm non Đồng Phúc 1.1. Ưu điểm - Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức, tổ chức đổi mới chương trình để cố gắng phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo, thích tìm tòi, khám phá cái mới khai thác hết tiềm năng, năng lực vốn có trong mỗi giáo viên. - Nhà trường luôn được sự quan tâm trực tiếp của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Dũng và các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, sự quan tâm hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể và hội phụ huynh học sinh trong hoạt động của nhà trường. - Trường Mầm non Đồng Phúc là ngôi trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia nên được phụ huynh và nhân dân luôn tin tưởng chất lượng giáo dục của nhà trường. - Bản thân tôi là giáo viên trẻ, khoẻ, tận tuỵ, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, luôn có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Bản thân tôi luôn tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân quacác buổi chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, qua dự giờ đồng nghiệp, tài liệu sách báo, internet, để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy nhằm tìm ra cho mình những giải pháp tối ưu nhất, tạo lòng tin đối với các bậc phụ huynh khi đưa trẻ đến trường. - Tôi luôn gần gũi hoà nhập với trẻ, hơn nữa tôi quan sát nắm bắt được đặc điểm riêng, tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp thường xuyên được bồi Vào đầu năm học tôi khảo sát 25 trẻ ở lớp với nội dung đánh giá và kết quả thu được như sau: TT Nội dung đánh giá Trẻ đạt Tỷ lệ 1 Trẻ hoạt động theo nhóm tốt 15/25 60% 2 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động 14/25 56% Trẻ có hiểu biết, có kỹ năng cơ bản trong 3 12/25 48% hoạt động thực hành trải nghiệm Qua khảo sát, để nâng cao chất lượng giáo dục khi cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm tại lớp 3 tuổi A1 tôi đã áp dụng những biện pháp cụ thể như sau: 2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, hoạt động để cho trẻ được thực hành trải nghiệm thông qua các chủ đề một cách có hiệu quả 2.1.1. Nội dung biện pháp Muốn thực hiện các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm với môi trường một cách có khoa học và có hiệu quả thì nội dung chính của biện pháp này là lập ra kế hoạchcụ thể cho từng chủ đề, hoạt động để cho trẻ được thực hành trải nghiệm thông qua các chủ đề một cách có hiệu quả. 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Kế hoạch thực hiện trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả cao gồm: Kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần và kế hoạch hàng ngày. Từ đó, định hướng được sự cần thiết và có sự chuẩn bị từ trước để tránh được sự thiếu sót trong các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ. Ví dụ 1: Chủ đề bản thân có 3 tuần, tôi sẽ lên kế hoạch xây dựng nội dung từng tuần cụ thể. Những công việc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút kinh nghiệm cho chủ đề sau thực hiện tốt hơn. Ở chủ đề này, có ngày 20/10 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thì tôi có thể xây dựng hoạt động trải nghiệm như: “Chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”. Với hoạt động Ảnh: Trải nghiệm cho trẻ cắm hoa Ví dụ 3: Chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi sẽ tổ chức cho trẻ trải nghiệm theo hai nhóm. Nhóm 1 làm: “Bánh trôi nước”, nhóm 2 làm: “Bánh trưng”. Qua buổi trải nghiệm, trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật và giá trị dinh dưỡng của bánh trôi, bánh trưng ngày tết biết các nguyên liệu để tạo thành bánh, biết cách nặn thành chiếc bánh trôi và dùng lá dong, đỗ gạo thịt gói thành bánh trưng xanh ngày tết. Các con sẽ được tham gia vào những việc của người lớn như: Nhào bột, nặn bánh, nhồi nhân bánh, gói bánh, tước dây, buộc bánh, cùng cô luộc bánh chờ khi bánh chín tạo sự ấm áp không khí gia đình trong ngày tết. Với việc làm bánh như vậy, trẻ sẽ được nhập vai giống như bà, mẹ trẻ rất thích tạo bầu không khí vui tươi cho trẻ. Hoạt động trải nghiệm nặn bánh trôi đã rèn cho trẻ sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay đồng thời giúp trẻ hiểu về phong tục truyền thống; Giáo dục thêm cho trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc và lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Trẻ được ăn những chiếc bánh mình làm ra. Trẻ rất hào hứng, phấn khởi, bạn nào cũng nói:“Cô ơi mai lại cho chúng con làm bánh nữa nhé” 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp * Xây dựng môi trường bên trong lớp học Môi trường trong lớp học là môi trường gần gũi với tất cả các hoạt động được diễn ra hàng ngàycho trẻ. Ở đây việc sắp xếp và bố trí các góc chơi đồng thời trang trí trưng bày sản phẩm, đồ dùng đồ chơi đòi hỏi phải có sự khoa học, đẹp mắt đối với trẻ. Ví dụ 1: Bố trí các góc chơi trong lớp là việc rất quan trọng khi tổ chức các hoạt động cho trẻ đặc biệt là hoạt động trải nghiệm. Các góc sẽ được bố trí, sắp xếp khoa học góc động tĩnh không xếp gần nhau để tránh sự mất tập trung không chú ý của trẻ. Các góc chơi trang trí trưng bày nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, an toàn hơn nữa là vừa tầm với của trẻ tránh để cao quá trẻ không với và hoạt động được. - Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học (bằng hệ thống cửa sổ, đèn chiếu sáng). - Phòng học đảm bảo đủ thoáng mát(thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông) - Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, tránh kê, bày quá nhiều và sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp không hợp lý. - Đảm bảo đồ dùng đồ chơi sạch sẽ. Các đồ chơi, đồ dùng dễ gây nguy hiểm cho trẻ được cất ngoài tầm tay trẻ với. Khi cho trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó tôi luôn bao quát giám sát chặt chẽ trẻ trong quá trình chơi. Trong lớp tôi bố trí sắp xếp các nguyên vật liệu đó vào những vị trí thích hợp thuận tiện cho trẻ thực hành trải nghiệm, các nguyên vật liệu được bố trí ở các góc phải phù hợp với nội dung chơi, có màu sắc hấp dẫn và luôn được bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ sự mới lạ hấp dẫn kích thích trẻ tham gia hoạt động tích cực. Trang trí mảng tường chính nổi bật theo từng chủ đề, các góc hoạt động cũng được trang trí khoa học và đẹp mắt. Mảng tường chính cũng như tất cả các góc được trang trí theo hướng mở phù hợp với trẻ trong độ tuổi. Ảnh: Trang trí môi trường bên trong lớp học 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp Hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mầm non. Với việc áp dụng biện pháp trên, tôi nhận thấy trẻ thích thú, hào hứng khi tham gia vào các hoạt động, thích được tiếp xúc tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ để nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng sống cho bản thân trẻ. Từ đó tôi nhận thấy khi áp dụng biện pháp này thì môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học ngày càng được khang trang, sạch sẽ, khoa học, đẹp mắt hơn, tạo cho trẻ một sân chơi, khu cảnh quan sư phạm trong trường ngày càng mới hứng thú với trẻ. Lớp học có nhiều đồ dùng, đồ chơi để trưng bày cho trẻ hoạt động theo hướng mở nên các hoạt động học phong phú hơn. 2.3. Biện pháp 3: Đa dạng các loại hình cho trẻ khi tham gia các hoạt động trải nghiệm. 2.3.1. Nội dung của biện pháp Ở lứa tuổi mầm non trẻ: “Học bằng chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy mà khi cho trẻ tham gia hoạt động học cũng như trải nghiệm cho trẻ dưới nhiều hình thức là điều hết sức quan trọng. Đa dạng nhiều loại hình cho trẻ trải nghiệm để tránh sự nhàm chán đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo, kích thích và khơi gợi sự hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Để áp dụng biện pháp này đạt kết quả tối ưu nhất cho trẻ tôi cũng tiến hành khảo sát trẻ ở nội dung sau: + Trẻ phát huy khả năng mạnh dạn, tự tin, tích cực vào hoạt động dưới nhiều hình thức: 14/25 trẻ hứng thú tham gia đạt 56% Qua khảo sát tôi thấy cần đa dạng hóa các loại hình cho trẻ để trẻ có thể hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. Chính vì vậy mà cần tổ chức cho trẻ dưới nhiều loại hình thức hoạt động khác nhau để phát huy hết khả năng của trẻ. Ví dụ: Cô tổ chức dưới nhiều hình thức trải nghiệm như: Ảnh: Trẻ trải nghiệm làm họa sĩ 2.3.3. Kết quả áp dụng biện pháp + Giúp giáo viên xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình trong thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nắm bắt được quan điểm đổi mới trong chương trình về: Nội dung, phương pháp, hình thức...chú ý đến xây dựng các hoạt động chung mang tính lôgic khoa học, đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. + Trẻ hào hứng, thông qua đó trẻ mạnh dạn, tự tin học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, biết làm việc theo nhóm, biết tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kỹ năng trong cuộc sống. + Các loại hình cho trẻ hoạt động: Đa dạng nhiều loại hình hoạt động (10- 15 loại hình)
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_cho_tre_khi_tham.docx