SKKN Biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu địa phương

Đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ, giúp trẻ phát triển vận động. Đồ chơi đem lại cho trẻ nhiều niềm vui, đồng thời đồ chơi cũng chính là phương tiện giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động và sâu sắc hơn. Là một giáo viên trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, tôi đã có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tôi luôn suy nghĩ phải làm thật nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẫn, sáng tạo, đảm bảo an toàn để lôi cuốn và kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vận động đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của trẻ theo xu thế hiện nay. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn biện pháp “Phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi thông qua đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu địa phương” với mong muốn trẻ được khỏe mạnh, có thể lực tốt, đáp ứng được các nhu cầu học tập và sinh hoạt của trẻ đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non.

doc 11 trang lethu 11/10/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu địa phương

SKKN Biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu địa phương
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do - Hạnh Phúc
 TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN
BIỆN PHÁP TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 
3-4 TUỔI THÔNG QUA VIỆC LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI 
 ĐƯỢC LÀM TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
 Họ và tên: HOÀNG THỊ BÊ
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Thủy
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2023 trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển vận động, đáp 
ứng nhu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
 * Kết quả cần đạt được của biện pháp:
 - 92- 95% trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động.
 - 92- 95% trẻ nhận thức được trò chơi và hứng thú tham gia vào hoạt 
động vận động.
 - 90- 92% trẻ thích tìm tòi khám phá đồ dùng, đồ chơi qua các trò chơi 
vận động.
 - Trên 90% trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia vận động.
 - 90- 92% trẻ có kỹ năng phối hợp với bạn. 
 PHẦN II: NỘI DUNG 
 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến cần giải quyết
 * Thuận lợi: 
 - Trường có khuôn viên sạch sẽ, rộng rãi, có nhiều đồ dùng, đồ chơi 
hấp dẫn thu hút được sự tham gia của trẻ.
 - Trường, lớp sắp xếp, trang trí an toàn thẩm mỹ, màu sắc trang nhã, 
phong phú về đồ dùng, gây hứng thú cho trẻ.
 - Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa 
các trường để trao đổi kinh nghiệm. 
 - Một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập, 
sức khỏe của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên.
 - Được sự quan tâm của nhà trường trong việc mua sắm trang thiết bị 
đồ dùng đồ chơi dạy học đầy đủ.
 - Trẻ có nề nếp ngoan ngoãn. Một số trẻ năng động, hứng thú tham 
gia các hoạt động do cô tổ chức.
 * Khó khăn:
 - Các kỹ năng vận động của trẻ như đi, chạy, nhảy, bò. Nhiều trẻ 
còn rụt rè nhút nhát chưa linh hoạt. 
 - Giáo viên ít sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình hỗ trợ trẻ vận 
động, hoặc nếu có thì đồ dùng trực quan tính thẩm mỹ chưa cao, chưa thật 
sự lôi cuốn trẻ
 - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ. Sự 
tiếp xúc của trẻ với môi trường bên ngoài và những đồ dùng đồ chơi tự làm 
từ nguyên vật liệu địa phương chưa nhiều nên khả năng tưởng tượng của trẻ 
chưa phong phú. 
 * Khảo sát thực tiễn 
 Ngay từ đầu năm nhận lớp, để nắm bắt được các kỹ năng vận động 
của trẻ tôi đã tiến hành điều tra thực tiễn lớp mình với kết quả như sau: phù hợp với tầm tay của trẻ để trẻ dễ lấy và cất sau khi sử dụng. Các đồ 
dùng đồ chơi đó được bố trí theo chũng loại. Cụ thể: Những đồ dùng phát 
triển cơ chân để cùng với nhau, những đồ dùng phát triển cơ tay đề cùng với 
nhau và các đồ dùng phát triển vận động tinh cũng như vậy .để khi chơi 
trẻ có thể lấy một cách dễ dàng theo ý thích của trẻ và chơi theo từng nhóm 
một cách thuận lợi.
 Qua cách xây dựng góc vận động của lớp tôi, tôi thấy trẻ rất hứng khi 
tham gia các trò chơi vận động. Và mặc dù với độ tuổi 3-4 tuổi, nhưng trẻ đã 
có những khả năng và tự lập trong việc tự lấy và cất đồ dùng đồ chơi một 
cách dễ dàng, trẻ có thể tham gia vận động bất kể lúc nào trẻ thích, từ đó 
giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia các hoạt động vận động.
 Nội dung 2. Tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ với các đồ 
dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương.
 Đây là bước quan trọng nhất của biện pháp. Việc tổ chức cho trẻ hoạt 
động nhằm đánh giá được hiệu quả của việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên 
vật liệu sẵn có ở địa phương. Vì thông qua đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ nắm 
bắt được kỹ năng vận động, biết phối hợp với bạn khi thực hiện vận động, 
giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các vận động. Nếu như khi chúng ta 
tổ chức một vận động nào đó mà không có đồ dùng đồ chơi thì hiệu quả của 
vận động đó sẽ không cao, mỗi vận động đều phải cần một đồ dùng đồ chơi 
nhất định, nhất là đối với các vận động trong giờ thể dục. Vì vậy trong tất cả 
các giờ thể dục đều cần phải có đồ dùng cho trẻ. 
 * Giờ thể dục sáng.
 Thể dục sáng được tiến hành vào sáng sớm khi đón trẻ xong. Tôi 
thường tổ chức cho trẻ tập ngoài trời, nơi có không khí thoáng mát. Tập thể 
dục sáng giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, đồng thời hỗ trợ cho những 
hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, tạo cho trẻ tâm 
trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày mới. 
 Để gây hứng thú cho trẻ tôi cũng đã sử dụng rất nhiều đồ dùng phù 
hợp được làm từ nguyên vật liêu sẵn có địa phương cho trẻ sử dụng như vải 
vụn làm thành nơ đeo tay, làm cờ, dãi dây; lốp xe làm thành vòng, thanh trẻ 
làm gậyMỗi lần trẻ ra tập thể dục sáng trẻ được tập với các đồ dùng đó 
giúp trẻ hứng thú, luôn có tâm thế sẵn sàng tập thể dục sáng hàng ngày.
 * Giờ thể dục 
 Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo 
dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, thường được 
thực hiện 1- 2 lần/tuần/lớp. Trong giờ học thể dục trẻ được học rất nhiều bài 
tập khác nhau và đòi hỏi mỗi bài tập cần phải có đồ dùng dụng cụ khác 
nhau.
 Ví dụ: Ở bài học thể dục “ Ném xa bằng 1 tay” cô giáo cần phải chuẩn 
bị các túi cát được may bằng các vải vụn, đích ném được làm bằng lốp xe. thế nào. Tôi đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn 
luyện ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường 
chăm sóc giáo dục trẻ.
 Đặc biệt, phụ huynh là một nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ các loại 
nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, khi làm đồ dùng đồ chơi tôi kêu gọi 
phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu có sẵn giúp đỡ việc học của con 
em mình được tốt hơn như: Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu lốp xe, tre, 
nứa, gỗ để làm đồ dùng phong phú, bổ sung cho góc phát triển vận động 
của lớp. Ngoài việc rèn luyện vận động với các đồ chơi tự làm ở lớp thì ở 
gia đình phụ huynh cũng phải rèn luyện thêm cho trẻ thông qua các đồ chơi 
từ nguyên vật liệu phế thải như chai nhựa cho trẻ xếp thành vòng tròn để 
chơi ném trúng đích, làm các hình vuông để trẻ chơi bật tách khép chân 
nhằm rèn luyện đôi bàn tay, chân cho trẻ để trẻ khéo léo, tự tin khi tham gia 
các hoạt động ở lớp.
 Để việc phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên được tốt hơn tôi lên 
kế hoạch cần phối hợp hàng tháng ở bảng cha mẹ cần biết. Lên bảng tin về 
chương trình dạy theo chủ đề và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và 
phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. 
 Tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền các nội dung về sự phát triển toàn 
diện của trẻ, sức khỏe thể chất và tinh thần, vai trò và nội dung của phát triển 
thể chất, nhu cầu dinh dưỡng, thói quen vệ sinh, các bài tập cần dạy trẻ hàng 
ngày. Trong đó tập trung vào nội dung phát triển vận động cho trẻ như các 
trò chơi vận động, một số môn thể thao phù hợp, các trò chơi dân gian. Tại 
các khu vực có hình ảnh minh họa, chỉ dẫn cách chơi trò chơi vận động để 
phụ huynh có thể hướng dẫn và chơi cùng con...
 PHẦN III: KẾT LUẬN
 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài
 - Qua thời gian thực hiện biện pháp trên, với sự nổ lực của bản thân, 
phụ huynh và trẻ đã thu được kết quả đáng phấn khởi:
 - Khả năng vận động của trẻ tiến bộ rõ rệt.
 - Sau khi trẻ được trải nghiệm và hoạt động trên đồ dùng đồ chơi do 
cô và trẻ làm ra, tôi nhận thấy được trẻ lớp tôi rất tự tin, mạnh dạn, hứng thú, 
tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia hoạt động vận động.
 - Đồng thời, qua hoạt động phát triển vận động với đồ dùng đồ chơi 
đã giúp trẻ cảm nhận giá trị đồ dùng đồ chơi, từ đó trẻ biết giữ gìn, bảo quản 
đồ dùng, đồ chơi cẩn thận, ngăn nắp, gọn gàng.
 - Hoạt động phát triển vận thông qua đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ phát 
triển một cách toàn diện về mọi mặt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng 
giảng dạy của giáo viên trong việc tổ chức dạy trẻ vân động. MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
1.2.Điểm mới của đề tài .....................................................................................1
II. PHẦN NỘI DUNG 2
2.1.Thực trạng của vấn đề ................................................................................2
2.2.Nội dung của sáng kiến................................................................................3
III. PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................8
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài.........................................................8
3.2. Kiến nghị đề xuất9

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_phat_trien_van_dong_cho_tre_mau_giao_3_4_tuoi.doc