SKKN Biện pháp rèn kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C3 Trường Mầm non Hương Vĩ

Qua hoạt động tạo hình trẻ hình thành các đức tính tốt như: biết giữ gìn sản phẩm, yêu thích và mong muốn tạo ra cái đẹp. Trẻ được rèn luyện tư thế ngồi, các kỹ năng cầm bút tô vẽ, nặn, xé dán một cách tốt nhất. Giúp trẻ phát triển khả năng tri giác về hình dạng, kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách rõ ràng để tạo ra những sản phẩm ngộ nghĩnh, sinh động.

Ngoài ra, trẻ còn học được tính kiên trì, ý thức tự giác, sự tự tin và khả năng sáng tạo cho bản thân. Tuy nhiên với đặc điểm cá nhân và đặc điểm lứa tuổi của trẻ 3 – 4 tuổi. Khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng sử dụng bàn tay, ngón tay còn hạn chế. Vì vậy, việc trẻ điều khiển đôi tay trong thực hiện các kỹ năng tô, vẽ, nặn, xé dán hay in hình để tạo ra sản phẩm đẹp theo ý muốn còn gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ sợ hãi, không hứng thú và thiếu tự tin mỗi khi tham gia hoạt động tạo hình. Xuất phát từ những điều đó tôi đã nghiên cứu “Biện pháp rèn kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi C3 trường mầm non Hương Vĩ”. Nhằm giúp trẻ rèn luyện tốt các kỹ năng, sự tự tin, phát triển khả năng sáng tạo, hứng thú tham gia vào hoạt động, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản một cách chính xác, phù hợp với khả năng của trẻ.

docx 34 trang lethu 30/08/2024 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C3 Trường Mầm non Hương Vĩ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp rèn kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C3 Trường Mầm non Hương Vĩ

SKKN Biện pháp rèn kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C3 Trường Mầm non Hương Vĩ
 vụ cho các hoạt động tạo hình phong phú, thuận lợi cho giáo viên trong quá trình tổ 
chức hoạt động. 
 * Về phía giáo viên
 Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, để nâng cao năng lực chuyên 
môn. Tích cực sưu tầm, tự làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động học 
tập và vui chơi của trẻ. Có trình độ chuyên môn trên chuẩn. Giáo viên có đủ 2 giáo 
viên/lớp. Được tham gia khóa học đào tạo ứng dụng giáo dục Steam trong trường mầm 
non và được công ty CP công nghệ giáo dục KIRO Việt Nam cấp chứng chỉ hoàn thành 
khóa học.
 * Về phía trẻ
 Trẻ trong độ tuổi phát triển bình thường, tích cực tham gia các hoạt động cùng 
cô và bạn. Trẻ đi học đều, thường xuyên gần gũi với cô giáo nên việc truyền tải kiến 
thức đến trẻ thuận lợi.
 * Về phía phụ huynh
 Đa số các bậc phụ huynh đều rất trẻ nên nhận thức được vai trò cũng như tầm 
quan trọng của giáo dục mầm non. Vì vậy, luôn phối hợp kịp thời với giáo viên trong 
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Cho trẻ đến trường đúng độ tuổi. Cho trẻ đi học đều, 
đúng thời gian quy định.
 2.2. Hạn chế và nguyên nhân 
 2.2.1. Giáo viên 
 Bản thân còn chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giáo dục trong hoạt động 
học. Chưa tăng cường yếu tố trải nghiệm cho trẻ. Nguyên liệu cho trẻ hoạt động tạo 
hình ở góc nghệ thuật còn chưa phong phú, đa dạng. Chủ yếu là những nguyên liệu 
do nhà trường cung cấp mà chưa vận động phụ huynh tham gia sưu tầm hay khuyến 
khích trẻ tham gia sưu tầm cùng cô. 
 Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên còn chưa chú ý nhiều đến việc 
rèn kỹ năng cho trẻ nên kỹ năng của trẻ đôi khi còn chưa thành thạo, chính xác. Do 
giáo viên vẫn còn nặng về cung cấp kiến thức cho trẻ.
 2.2.2.Trẻ em
 Trẻ 3 tuổi nên khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ còn chưa cao. Sự phát triển 
của trẻ không đồng đều khiến chênh lệch về nhận thức giữa trẻ sinh đầu năm và cuối 
năm rất rõ dệt. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức để thực hiện các kỹ năng tạo hình của 
trẻ ở lớp tôi còn hạn chế. Phần lớn trẻ chưa được học qua lớp nhà trẻ nên đa số trẻ không 
thuộc màu cơ bản và nề nếp khi tham gia vào hoạt động còn chưa tốt. Một số trẻ còn 
chưa tập trung chú ý khi cô hướng dẫn các kỹ năng. Ví dụ: Với chủ đề tết mùa xuân, tôi trang trí mảng chủ đề tạo không khí ngày tết 
cho trẻ. Tôi chuẩn bị đồ dùng, các nguyên vật liệu đa dạng, phong phú như tranh 
dán hoa đào, mai. Cây đào, mai, đèn lồng, câu đối, bóng bay, giấy màu, kim tuyến, 
bánh chưng ...để trẻ cùng cô trang trí. Qua đây, trẻ được rèn luyện kỹ năng phết hồ, 
dán hồ, biết kết hợp và sắp xếp đồ cùng để trang trí cùng cô. Từ đó, giúp trẻ thêm 
yêu thích ngày tết và hiểu được ý nghĩa ngày tết cổ truyền của dân tộc.
 (Chủ đề tết và mùa xuân)
 Nội dung 2: Xây dựng góc nghệ thuật theo hướng đổi mới chơi in hình hoa, cắm hoa, gắn hoa, tạo hình các loại rau, củ, quả từ các nguyên liệu 
đa dạng giúp phát huy trí tưởng tượng, khả năng hội họa, kết hợp các nguyên liệu để 
tạo ra sản phẩm.
 (Ảnh lõi ngô, hạt gấc, vỏ ngao, cúc áo, ống bơ, lõi giấy, vỏ sữa chua)
 3.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp 
(Hình ảnh trẻ vẽ quả bóng) (Ảnh cô và trẻ múa bài “Múa cho mẹ xem)
 Ví dụ: Với hoạt động “Nặn con vật” (theo đề tài) ở chủ đề “Thế giới động vật” 
tôi mạnh dạn tổ chức hoạt động theo phương pháp giáo dục Steam. Áp dụng hình 
thức 5E tạo sự mới mẻ giúp trẻ hoạt động tích cực khi làm việc nhóm:
 E 1. Gắn kết tham gia: Cho trẻ quan sát con cá, con gà, con sâu nhằm thu hút 
sự chú ý và dẫn dắt trẻ vào hoạt động tiếp theo.
 E 2. Khảo sát khám phá: Tôi tạo sự tò mò khi cho trẻ khám phá hộp quà và tự 
tay chọn những món quà là các đồ chơi con vật bên trong. Qua đó, cho trẻ nhận xét 
đặc điểm nổi bật, màu sắc, nói nên sự hiểu biết của trẻ về các con vật, qua các câu 
hỏi gợi mở như 
 - Con cá có đặc điểm gì? Có những bộ phận nào? Đầu có dạng hình gì? ...
 - Con muốn nặn con gì? Con nặn như thế nào? Con dùng cái gì để nặn?...để trẻ 
dễ dàng liên tưởng các hình ảnh: dạng hình tròn, dài,... với các kĩ năng đã học để nặn 
các con vật theo ý thích. Như Con bướm lăn dọc làm thân, xoay tròn ấn dẹt làm cánh, 
...; Hay con sâu trẻ lăn tròn gắn dính các khối tròn tạo thành thân sâu, lăn dọc vuốt 
nhọn tạo thành râu và đuôi sâu...
 E 4. Áp dụng cụ thể: Cho trẻ về nhóm. Nhóm 1 nặn côn trùng, nhóm 2 nặn 
động vật dưới nước, nhóm 3 nặn động vật sống trong gia đình. Trẻ sẽ trao đổi và cùng * Trong mỗi hoạt động tôi luôn chú trọng việc rèn luyện kĩ năng tạo hình cho 
trẻ như: kĩ năng cầm bút, kĩ năng sử dụng màu, kĩ năng vẽ phối hợp các nét thẳng, 
xiên, nét cong, uốn lượn hay kĩ năng nặn để tạo thành bức tranh có màu sắc và bố 
cục, đặc biệt là kỹ năng phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm. 
Mỗi kỹ năng tôi đều hướng dẫn trẻ những thao tác từ dễ đến khó. Để trẻ nắm chắc 
kiến thức, cách thực hiện và đạt được kết quả như mong đợi.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ “ Xé dán trang trí khung tranh” theo ý thích yêu cầu trẻ nắm 
được kỹ năng xé theo dải dài, xé vụn, xe cong lượn, cong tròn; khi xé nét thẳng thì 
sản phẩm không nhăn, nét xé mịn, dán phẳng. Để trẻ có kỹ năng tốt khi xé dán cô 
cũng có thể chuẩn bị cho trẻ tập xé ở mọi lúc mọi nơi qua cách xé theo hình ảnh sưu 
tầm trên báo, tranh ảnh... trẻ nắm chắc kiến thức, kỹ năng thực hiện bài học đạt kết 
quả cao. * Bên cạnh việc rèn kỹ năng tô, vẽ, nặn, xé dán, in hình cho trẻ. Tôi còn đặc 
biệt chú trọng rèn kỹ năng nhận xét sản phẩm tạo hình. Để đạt được điều đó tôi thực 
hiện tốt khâu tổ chức đánh giá sản phẩm của trẻ. Khơi gợi sự tự tin để trẻ đưa ra ý 
kiến của mình với những câu hỏi:
 + Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao?
 + Con thấy bức tranh của bạn như thế nào?
 + Con đặt tên cho sản phẩm này là gì? Tôi chủ yếu khen ngợi, động viên trẻ. 
Với những trẻ làm chưa tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời 
động viên, khích lệ cũng khiến trẻ tự tin và cố gắng hơn nữa trong trong những hoạt 
động lần sau.
 Ví dụ: Với đề tài “Tô màu bánh chưng” sản phẩm của bạn A các bạn nhận xét 
chưa đẹp vì bạn tô màu chưa đều, tô chờm ra ngoài. Tôi nhẹ nhàng động viên trẻ, lần 
sau con tô cẩn thận hơn nữa, đều màu giống mẫu của cô thì bức tranh sẽ đẹp hơn.
 Ví dụ: Với đề tài “Vẽ hoa mùa xuân” sản phẩm của bạn B được các bạn nhận 
xét rất đẹp vì bạn vẽ bức tranh sinh động, có nhiều loài hoa, có mây, ông mặt trời, 
bạn vẽ cân đối, và tô màu đều, mịn, đẹp. Tôi nhẹ nhàng khen ngợi trẻ, khuyến khích 
các bạn khác hãy tạo bức tranh giống bạn B. Với những bạn chưa hoàn thành sản 
phẩm tôi khuyến khích trẻ tiếp tục hoàn thành sản phẩm của mình trong giờ hoạt động 
góc. trải nghiệm nhỏ. Để rèn luyện các kỹ năng tạo hình của trẻ theo ý muốn. Nhất là rèn 
luyện kỹ năng cho những trẻ yếu.
 (Trải nghiệm nhỏ trong giờ đón trẻ)
 * Khi cho trẻ quan sát hay dạo chơi ngoài trời. Tôi tạo cho trẻ cơ hội để trẻ 
được rèn luyện, củng cố các kỹ năng tạo hình mà trẻ đã học trong các hoạt động học 
có chủ đích khi trẻ tham gia chơi tự do như vẽ phấn con cá, ông mặt trời...hay gắn 
hột hạt, làm con vật bằng lá cây, tô màu tranh... tô, vẽ, nặn, xé dán, in hình để tạo ra sản phẩm phù hợp với từng chủ đề. Phát triển 
khả năng sáng tạo của trẻ. Với những trẻ còn lóng ngóng, chưa thực hiện tốt các kỹ 
năng đã học, tôi chú ý củng cố rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. Giúp trẻ nâng 
cao khả năng của bản thân.
 Ví dụ: Góc nghệ thuật ở chủ đề “gia đình” tôi đã chuẩn bị các nguyên vật liệu 
để cho trẻ tạo ra các trang phục như quần áo, váy mũ, ngôi nhà, hay tranh để trẻ tô 
màu... trông hấp dẫn và sinh động. Khi tạo ra sản phẩm, trẻ sẽ được mang đi trưng 
bày hoặc bán cho góc phân vai. Từ đó, kích thích hứng thú và trí tưởng tượng, sáng 
tạo của trẻ trong hoạt động tao hình. 
 Ví dụ: Với chủ đề thế giới thực vật. Nguyên liệu chuẩn bị là màu nước, bông 
tăm, giấy A4, hột hạt, vỏ ngao, nắp chai, rau củ tỉa hoa, bát cắm hoa, cúc áo, len...để 
trẻ tham gia và rèn luyện kỹ in, tô màu, vẽ theo ý thích của trẻ.
 (Hình ảnh trẻ in hoa, cắm hoa, gắn cúc áo ở hoạt động góc)
 Thông qua hoạt động góc trẻ được rèn luyện các kỹ năng tạo hình theo ý thích, 
thoải mái, tự nhiên, mà không bị gò bó phải thực hiện theo mẫu của cô hay yêu cầu 
của bài học. Ví dụ: Với chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi tổ chức cho trẻ làm “Máy bắn pháo 
hoa giấy”. Tôi triển khai theo phương pháp giáo dục Steam. Gồm 8 bước:
 Bước1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: Tặng trẻ một máy bắn pháo hoa bất 
ngờ. Cho trẻ băn thử và dẫn dắt trẻ vào bài
 Bước 2. Giới thiệu nguyên liệu: Khảo sát hiểu biết của trẻ về tên gọi, đặc điểm 
của trẻ về các nguyên liệu đó. 
 Bước 3. Làm mẫu thử nghiệm: Cô làm và phân tích các bước, trẻ quan sát và 
cùng cô làm những thao tác dễ như bóc dán băng dính.
 Bước 4. Giải thích nguyên lý hoạt động, nở rộng kiến thức liên hệ thực tế: Máy 
bắn pháo hoa sử dụng lực đàn hồi từu bóng bay, khi bóng bay được kéo dãn sẽ sinh 
ra 1 lực đàn hồi để quay về vị trí ban đầu. Vì thế, khi mình thả tay ở bóng bay ra. 
Giấy sẽ được lực đàn hồi từ bóng bay đẩy lên và bay xa ra ngoài. . Nó được ứng dụng 
trong thực tế như làm “Súng cao su; Nỏ; Cung tên; Lò xo...”
 Bước 5: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: Chia 4 nhóm. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng. 
Các nhóm về vị trí ngồi và nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên 
trong nhóm.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_ren_ky_nang_trong_hoat_dong_tao_hinh_cho_tre.docx