SKKN Biện pháp rèn thói quen tự phục vụ cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi A2 Trường Mầm non Đào Xá huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non được quy định tại điều 22 luật giáo dục: “Là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”.
Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền móng vững chắc ban đầu cho sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ cho trẻ mầm non, kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, giúp trẻ làm quen với môi trường học tập mới và các mối quan hệ mới ở trường tiểu học, đặt cơ sở nền tảng cho việc hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam.
Trong những năm gần đây việc giáo dục kỹ năng sống (đặc biệt là giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ) cho trẻ mầm non được quan tâm. Giáo dục thói quen tự phục vụ được đưa vào chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 6 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 463/BGDĐT-GDTX: “Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN. Trong đó hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho bậc học mầm non đã đề cập đến việc thực hiện rèn một số thói quen tự phục vụ cho trẻ mầm non.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non là một phần nội dung không thể thiếu để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Mục tiêu giáo dục thói quen tự phục vụ là giúp trẻ hình thành những kỹ năng phục vụ bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Giáo dục thói quen tự phục vụ có những có lợi ích về sức khỏe, hơn nữa là cơ hội để giáo dục văn hóa cho trẻ, khi trẻ có kỹ năng tự phục vụ, trẻ sẽ tự lập, tự tin, mạnh dạn, sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân, dễ thành công hơn trong cuộc sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp rèn thói quen tự phục vụ cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi A2 Trường Mầm non Đào Xá huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu hướng phát triển của thời đại. Các nghị quyết của Đảng về giáo dục mầm non đều xác định rõ vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược giáo dục đào tạo con người và chỉ ra bước đi thích hợp với khả năng thực tế của đất nước: “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non”. Nhận thức đúng đắn vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược phát triển con người sẽ giúp nền giáo dục nước ta phát triển kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non được quy định tại điều 22 luật giáo dục: “Là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền móng vững chắc ban đầu cho sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ cho trẻ mầm non, kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, giúp trẻ làm quen với môi trường học tập mới và các mối quan hệ mới ở trường tiểu học, đặt cơ sở nền tảng cho việc hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam. Trong những năm gần đây việc giáo dục kỹ năng sống (đặc biệt là giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ) cho trẻ mầm non được quan tâm. Giáo dục thói quen tự phục vụ được đưa vào chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 6 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 463/BGDĐT-GDTX: “Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cở sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN. Trong đó hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho bậc học mầm non đã đề cập đến việc thực hiện rèn một số thói quen tự phục vụ cho trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non là một phần nội dung không thể thiếu để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Mục tiêu giáo dục thói quen tự phục vụ là giúp trẻ hình thành những kỹ năng phục vụ bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Giáo dục thói quen tự phục vụ có những có lợi ích về sức khỏe, hơn nữa là cơ hội để giáo dục văn hóa cho trẻ, khi trẻ có kỹ năng tự phục vụ, trẻ sẽ tự lập, tự tin, mạnh dạn, sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân, dễ thành công hơn trong cuộc sống. Giáo dục thói quen tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non là một phần nội dung không thể thiếu để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường và xã Thực trạng về thói quen tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại lớp A2 * Thực trạng về thói quen tự phục vụ của trẻ Ngay từ đầu năm học, để có thể đưa ra giải pháp tối ưu, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế về một số thói quen tự phục vụ của trẻ, kết quả nhận được như sau: Thực trạng một số thói quen tự phục vụ của trẻ lớp A2 đầu năm học 2022- 2023 Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát Tỷ lệ Tỷ lệ Số trẻ Số trẻ % % • Tự cất bao lô, giày dép đúng nơi quy định; Tự cởi, mặc quần áo; Tự lấy và 10 37 17 63 cất gối, cất chiếu sau khi ngủ dậy • Biết phân công chuẩn bị giờ ăn (Lấy đĩa, lấy khăn lau tay, lấy hoa ra bàn 8 30 19 70 ăn), Tự xúc cơm ăn không rơi vãi • Đánh răng sau khi ăn 11 40 16 60 • Biết rửa tay, rửa mặt theo đúng quy 10 37 17 63 trình; Biết xử lý khi ho, hỉ mũi Căn cứ vào bảng khảo sát cho thấy, khả năng tự phục vụ ở trẻ còn hạn chế: Có tới 17/27 trẻ đến lớp chưa tự giác cất balo, giày dép vào đúng nơi quy định, trẻ chưa biết tự cởi và mặc quần áo đúng cách, trẻ còn mặc ngược, không cài được khóa, không đóng được cúc; chưa tự giác lấy và cất gối, cất chiếu sau khi ngủ dậy trẻ còn nhờ bố mẹ, người thân cất giúp. Đến giờ ăn, việc giúp đỡ cô giáo một số công việc vừa sức có rất ít trẻ quan tâm, có đến 70% trẻ không tự giác tham gia vào việc chuẩn bị giờ ăn, phân công chuẩn bị giờ ăn (Lấy đĩa, lấy khăn lau tay, lấy hoa ra bàn ăn), chưa tự xúc cơm ăn không rơi vãi; Trẻ biết đánh răng sau ăn còn thấp chiếm 60% đa số trẻ còn phụ thuộc vào bố mẹ, ông bà. Có 10/27 trẻ đã biết rửa tay, rửa mặt theo đúng quy trình, biết xử lý khi ho, hỉ mũi tuy nhiên còn 63 % trẻ chưa biết rửa tay, rửa mặt đúng cách, chưa biết xử lý khi ho, hỉ mũi...Trong lớp có một số trẻ đã có thói quen tự phục vụ, tuy nhiên các thao tác của trẻ còn vụng về, chậm chạp, nhiều trẻ có kỹ năng tốt nhưng chưa tự giác, chủ động trong công việc, phải để cô giáo nhắc nhở. * Các giải pháp thực hiện rèn thói quen tự phục vụ cho trẻ lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi A2 trường Mầm non Đào Xá huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên”. Căn cứ vào những nhược điểm của giải pháp cũ, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn thói quen tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi như sau: * Giải pháp 1: Xác định nội dung những thói quen tự phục vụ cần hình thành ở trẻ mẫu giáo bé Muốn thực hiện hoạt động rèn một số thói quen tự phụ vụ cho trẻ một cách có khoa học và có hiệu quả. Bản thân tôi và đồng nghiệp cùng lớp bước nắm rõ những nội dung cần xác định giáo dục trẻ về khả năng tự phục vụ. Hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ đó là quá trình tác động của giáo viên tới trẻ để trẻ thực hiện hành động cụ thể trong giải quyết tình huống hay công việc phục vụ cho chính mình mà không cần sự nhắc nhở, giúp đỡ của người lớn. Vì vậy, ở độ tuổi mẫu giáo 3- 4 tuổi, những thói quen tự phục vụ đó là: • Thói quen vệ sinh hàng ngày: Rửa tay, rửa mặt, đánh răng, chải tóc • Thói quen phục vụ, chăm sóc bản thân trẻ: Thói quen cất đồ dùng, giày dép đúng nơi quy định, Thói quen tự lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi, đúng chỗ, gọn gàng, ngăn nắp; Thói quen tự mặc và cởi quần áo; biết xử lý các tình huống như khi bị ho, bị hỉ mũi, khi vệ sinh ra quần áo • Thói quen tự làm một số công việc vừa sức trẻ: Biết sắp xếp xếp ghế, tự lấy gối, cất gối gọn gàng, cất, trải chiếu... Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để hình thành nơi trẻ những kỹ năng sống cần thiết. * Giải pháp 2: Xây dựng quy trình hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ. Lập kế hoạch cụ thể để rèn từng thói quen tự phục vụ. Đối với mỗi một thói quen tự phục vụ, muốn trẻ thực hiện tốt, tôi xây dựng quy trình hình thành từng thói quen tự phục vụ cho theo giai đoạn sau: + Giai đoạn 1: Sự tác động của biểu tượng thói quen tự phục vụ đến trẻ Ở bước này giáo viên cho trẻ quan sát các hoạt động tự phục vụ thông qua các phương tiện trực quan + Giai đoạn 2: Trẻ nhận biết biểu tượng và có nhu cầu thực hiện thói quen tự phục vụ Trò chuyện với trẻ về kỹ năng mà trẻ quan sát được, hỏi trẻ về các thao tác trẻ quan sát được, hỏi trẻ trình tự thực hiện các thao tác. Tùy theo từng thói quen cần + Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. + Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại + Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại. + Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. + Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch. Sau khi trẻ trẻ đã nắm được các thao tác rửa tay, hàng ngày giáo viên phải cho trẻ thực hiện thường xuyên vào các thời điểm như: trước khi ăn, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh để hình thành thói quen rửa tay cho trẻ. Như vậy, việc xác định được quy trình và lập kế hoạch cụ thể việc hình thành các thói quen sẽ giúp giáo viên xác định được mục đích, yêu cầu cần đạt ở trẻ, từ đó dễ dàng xây dựng được các bước cần thực hiện một cách khoa học, hợp lý giúp trẻ đạt được thói quen mà cô giáo mong muốn trẻ hướng đến. * Giải pháp 3: Sưu tầm, lồng ghép một số bài thơ, câu truyện, bài vècó nội dung giáo dục vào việc rèn thói quen tự phục vụ cho trẻ. - Việc hình thói thói quen tự phục vụ cho trẻ muốn đạt hiểu quả cao, cần có phương pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, gây được hứng thú cho trẻ. Với đặc điểm tâm lý của trẻ là chóng nhớ nhưng rất mau quên, bên cạnh đó hình thành thói quen cần phải giúp trẻ nhớ lâu và nhớ chính xác. Việc sử dụng các bài thơ, bài vè trong việc hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ sẽ giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện đúng các thao tác thói quen, không máy móc, nguyên tắc, tạo được hứng thú, kích thích khả năng của trẻ. Căn cứ vào việc lập kế hoạch lựa chọn các nội dung rèn thói quen tự phục vụ cho trẻ, tôi sưu tầm và lồng ghép kết hợp với một số bài thơ, ca daophù hợp, dễ nhớ, dễ thuộc để có thể hướng dẫn trẻ và giúp trẻ hình thành các thói quen được nhanh, hiệu quả, bền vững. Ví dụ: + Rèn thói quen tự rửa mặt, tôi kết hợp việc hướng dẫn của cô với việc dạy trẻ thuộc bài thơ “Tập rửa mặt” để giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ các thao tác khi rửa mặt.
File đính kèm:
skkn_bien_phap_ren_thoi_quen_tu_phuc_vu_cho_tre_lop_mau_giao.docx