SKKN Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Hiện nay, mỗi một gia đình chỉ sinh 1-2 con, vì vậy con cái rất được yêu chiều, nhiều đứa trẻ chỉ biết hưởng thụ. Bên cạnh đó, phụ huynh thường hay thương con, sợ con làm mệt nên làm thay cho con, hoặc có một số phụ huynh không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng, mất tự tin ở trẻ.Thực tế, trẻ ở trường mầm non Lâm Thủy nói chung và trẻ ở lớp tôi phụ trách nói riêng, trẻ đã có sự tiến bộ hơn nhiều so với những năm trước, trẻ hoạt bát hơn, nhanh nhẹn hơn và có sự tự tin hơn. Nhưng để trẻ có tính tự lập và có sự tương đồng so với trẻ vùng đồng bằng thì rất khó, vì đa số trẻ ở đây đều dân tộc Bru Vân Kiều, trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu mạnh dạn, tự tin. Trẻ sống trong môi trường bản làng nhỏ hẹp, trẻ ít được đi chơi hoặc tiếp xúc những nơi đông người, phương tiện nghe nhìn ở gia đình trẻ đa phần là không có, dẫn đến mọi kỹ năng của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ lại thiếu khả năng tự lập và thường hay dựa dẫm vào người khác. Chính vì những lý do trên, bản thân tôi đã quyết định chọn “Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
- Giúp trẻ biết chơi đoàn kết, hợp tác, tự tin, mạnh dạn hứng thú khi tham gia các hoạt động * Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp tôi mong muốn: Trên 95% trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân. Trên 90% trẻ có ý thức tự phục vụ bản thân và biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi cần thiết; biết tự cất đồ dùng, đồ chơi đứng nơi quy định. Trên 85% trẻ tự tin, mạnh dạn, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH 1. Đánh giá thực trạng Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: *Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thuỷ, cũng như BGH nhà trường đã trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. - 100% trẻ cùng độ tuổi nên thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động. - Bản thân tôi luôn nhiệt tình trong công việc, có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có ý thức học hỏi đồng nghiệp cũng như học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng. * Khó khăn: - Trẻ ở lớp tôi đều là con em dân tộc Bru-Vân Kiều nên nhận thức của trẻ còn hạn chế. Trẻ nhút nhát, thiếu mạnh dạn và thiếu tự tin - Phần lớn trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo. - Phụ huynh đều là người dân tộc Bru- Vân Kiều nên có nhận thức chưa cao và chưa quan tâm đến việc rèn tính tự lập, tự phục vụ cho trẻ. * Khảo sát thực trạng đầu năm học Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công dạy lớp 3- 4 tuổi, lớp tôi gồm 22 trẻ. Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tính tự lập của trẻ lớp tôi như sau: Trẻ đạt Chưa đạt Chiếm Nội dung khảo sát Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ lượng lượng % 1. Trẻ biết kỹ năng tự phục vụ bản thân 3/22 13,6% 19/22 86,3% 2. Trẻ biết tự cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định 7/22 31,8% 15/22 68% 3. Trẻ ý thức tự phục vụ bản thân và biết giúp đỡ người xung quanh khi cần thiết 6/22 27,2% 16/22 72,7% 4. Trẻ biết chơi đoàn kết, hợp tác, tự tin, mạnh dạn hứng thú khi tham gia các hoạt 3/22 19/22 86,3% 13,6% động 2. Các biện pháp thực hiện. trong việc hướng dẫn trẻ kỹ năng rữa tay, lau mặt... Sau một thời gian thực hiện với sự kiên trì của tôi đã rèn cho trẻ có thói quen, đến giờ vệ sinh trẻ biết xếp hàng rữa tay, lau mặt, dần dần trẻ đã có kỹ năng vệ sinh cá nhân. - Giờ ăn trưa: Như chúng ta đã biết thì hoạt động ăn trưa rèn tính tự lập cho trẻ rất cao, trẻ ở độ tuổi này biết tự lấy ghế ngồi vào bàn ăn, tự xúc ăn và tự giúp cô một số công việc như lau bàn, cất ghế Để rèn được kỹ năng này, ngay từ đầu năm học vào các giờ ăn tôi hướng dẫn trẻ cách sắp xếp bàn, lấy ghế đặt vào chổ, kỹ năng ngồi vào bàn, chuẩn bị dĩa đựng khăn, cơm rơikhi trẻ ăn hướng dẫn trẻ cách cầm bát, cầm thìa và tự xúc ăn, kỹ năng xúc cơm, kỹ năng nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa sau khi ăn xong trẻ biết cất bát, xếp ghế gọn gàng. Ví dụ: đến giờ ăn tôi nói với trẻ, đến giờ ăn rồi, các con cùng cô kê bàn ăn nhé, các con đưa ghế của mình đặt vào vị trí bàn ăn, hay con ngồi vào bàn ăn thật ngay ngắn hoặc con phải dùng 1 tay giữ bát, một tay dùng thìa xúc cơm. Ban đầu những kỹ năng này đối với trẻ rất mới lạ, vì ở nhà trẻ đâu được làm những việc đó mà phần lớn do bố mẹ trẻ làm thay, hoặc có những trẻ bố mẹ để cho trẻ dùng tay ăn bóc hoặc trẻ ăn đâu để bát đó chứ không cất đúng nơi, vậy nên trẻ rất vụng về khi làm những việc này. Nhưng một thời gian tôi kiên trì hướng dẫn những kỹ năng đó ngày một thành thạo hơn, trẻ ý thức và tự lập hơn trong giờ ăn. Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm, khuyến khích, động viên trẻ cùng tham gia các công việc theo nhóm hoặc theo nhóm đôi như: hai bạn cùng khiêng một bàn để kê bàn ăn...Khi trẻ tự làm được một việc sẽ dần dần tự làm thêm được nhiều việc khác, hình thành cho trẻ được thói quen tự lập và yêu lao động. - Giờ ngủ trưa: Sau khi trẻ ăn xong tôi khuyến khích trẻ làm việc cùng cô như lấy giường, lấy chăn, gối... chuẩn bị cho giờ ngủ. Ví dụ: sau khi trẻ ăn xong tôi nhắc các con vào tủ lấy gối và chăn của mình để ngủ nhé, nhắc trẻ lấy gọn gàng và ngăn nắp. Khi ngủ dậy tôi hướng dẫn trẻ xếp chăn, cất gối vào tủ ngăn nắp, tổ chức cho trẻ cùng tham gia các công việc theo từng nhóm như: hai bạn cùng hợp tác với nhau để nhắc giường ngủ cất vào vị trí cùng với sự giúp đở của cô. Sự hợp tác trong công việc này, giúp hình thành ở trẻ tinh thần hợp tác, đoàn kết với nhau để thực hiện tốt công việc. * Thứ hai: Thông qua các giờ hoạt động học: Được lấy và cất đồ dùng đồ chơi trẻ sẽ rất thích thú và tích cực hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn, dần dần trẻ sẽ chủ động trong mọi hoạt động và không ỉ lại người khác VD: trong giờ học toán tôi chuẩn bị đồ dùng cho mỗi trẻ một rá nhỏ và để vào trong một rổ, tôi cho trẻ lên lấy mỗi trẻ một rá và đi về chổ ngồi của mình để học, học xong trẻ sẽ tự cất đồ dùng của mình vào vị trí. VD: Trong giờ tạo hình: cần đến vở, bút màu những đồ dùng đó tôi cũng cho trẻ tự lấy tự cất, hoặc sản phẩm của trẻ làm xong tôi cho trẻ tự trưng bày sản phẩm lên giá hoặc trang trí lớp học Trước khi áp Sau khi áp dụng dụng biện biện pháp Nội dung khảo sát pháp Số Tỉ lệ% Số Tỉ lệ% lượng lượng 1.Kỹ năng tự phục vụ bản thân 3/22 13,6% 21/22 95,4% 2.Biết tự cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi 7/22 31,8% quy định 20/22 91% 3.Ý thức tự phục vụ bản thân và biết giúp đỡ người xung quanh khi cần thiết 6/22 27,2% 20/22 91% 4.Biết chơi đoàn kết, hợp tác, tự tin, mạnh dạn hứng thú khi tham gia các hoạt động 3/22 13,6% 19/22 86% Trên đây là biện pháp mà chúng tôi đã áp dụng thành công trong lớp mà tôi phụ trách. Biện pháp này đã được Ban giám hiệu nhà trường cùng với đồng nghiệp đánh giá cao. Chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chia sẻ của Ban giám khảo. Xin chân thành cảm ơn! Hiệu Trưởng Người viết báo cáo Hoàng Thị Cúc Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_ren_tinh_tu_lap_cho_tre_3_4_tuoi_o_truong_mam.docx