SKKN Các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo bé qua trò chơi Toán học

Trong quá trình hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo, thì trò chơi toán học thường sử dụng như một biện pháp, một hình thức dạy học như một một trò chơi đọc lập, nhằm củng cố những kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ lĩnh hội được. Trò chơi toán học giúp trẻ phát triển các nét, các phẩm chất của tính cách, của tư duy toán học: Tính độc lập, thông minh, linh hoạt, sáng tạo của trẻ. Bản thân là một giáo viên tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của các trò chơi toán học trong việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ. Tôi cũng hiểu rất rõ về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục. Đồng thời, tôi luôn mong muốn học sinh của mình được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòi những gì mà trẻ còn chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái, để kiến thức của trẻ lĩnh hội được bền vững và áp dụng linh hoạt vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở rất nhiều với câu hỏi: “Làm gì? Làm như thế nào để thực hiện được điều đó?”. Và đây chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo bé qua trò chơi toán học”.
docx 27 trang lethu 08/05/2024 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo bé qua trò chơi Toán học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo bé qua trò chơi Toán học

SKKN Các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo bé qua trò chơi Toán học
 hành động chơi) trò chơi học tập được sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt 
động cho trẻ nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Trong quá trình hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo, thì 
trò chơi toán học thường sử dụng như một biện pháp, một hình thức dạy học như 
một một trò chơi đọc lập, nhằm củng cố những kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ lĩnh 
hội được. Trò chơi toán học giúp trẻ phát triển các nét, các phẩm chất của tính 
cách, của tư duy toán học: Tính độc lập, thông minh, linh hoạt, sáng tạo của trẻ.
 Bản thân là một giáo viên tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của các trò 
chơi toán học trong việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ. Tôi cũng hiểu rất 
rõ về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục. Đồng thời, tôi luôn mong 
muốn học sinh của mình được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòi những gì mà trẻ 
còn chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái, để kiến thức của trẻ lĩnh hội 
được bền vững và áp dụng linh hoạt vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì 
vậy, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở rất nhiều với câu hỏi: “Làm gì? Làm như thế nào để 
thực hiện được điều đó?”. Và đây chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Các biện pháp 
nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo bé qua trò chơi toán học”.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu: trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.
 Phạm vi nghiên cứu: Trẻ từ 3-4 tuổi lớp C3 - trường mầm non Ngọc Thụy – 
phường Ngọc Thụy – Long Biên – Hà Nội. tình huống để trẻ áp dụng những kiến thức thu được của mình, trẻ học cách nắm 
 vững kiến thức và sử dụng chúng trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà 
 kiến thức của trẻ được củng cố.
 Trò chơi toán học như một hình thức dạy học đối với trẻ nhỏ: ở đây nó là một 
 quá trình phức tạp: nó là một trong những hình thức dạy học nhưng đồng thời nó 
 vẫn là hoạt động chơi. Điều này được thể hiện trong mối quan hệ giữa cô và trẻ và 
 giữa trẻ với nhau. Trong trò chơi toán học, cô cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ các 
 thao tác chơi và thực hiện chơi đúng luật. Những ấn tượng , hứng thú, cảm xúc 
 trực tiếp tạo ra trong trò chơi làm cho cô và trẻ gần gũi nhau. Nghệ thuật của cô 
 giáo thể hiện trong việc giữ được tính chất của trò chơi, thông qua vai của mình và 
 các thao tác trong trò chơi, sử dụng trò chơi như một hình thức dạy học.
 Trò chơi toán học như một trò chơi độc lập của trẻ. Nó như hoạt động đặc 
 trưng nhằm hướng sự chú ý của trẻ với những hiện tượng riêng biệt, thông qua 
 những yếu tố, hiện tượng thú vị, hấp dẫn, gần gũi và mang tính giải trí. Trong trò 
 chơi toán học, đứa trẻ không chỉ phản ánh những gì trẻ lĩnh hội trên các hoạt động 
 Làm quen với toán, mà cả những gì trẻ lĩnh hội trực tiếp từ kinh nghiệm của riêng 
 mình, tức là những gì mà trẻ lĩnh hội trực tiếp từ cuộc sống, nhưng chúng không 
 phải luôn luôn đúng và đòi hỏi nó phải có sự chính xác lại, hệ thống và khái quát.
 Trò chơi toán học được sử dụng như một hoạt động chơi của tập thể dưới sự 
 hướng dẫn của giáo viên.
- Vai trò của toán học đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ mầm 
 non nói chung
 Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập do vậy nó có một ý nghĩa 
 to lớn trong giáo dục nhân cách nói chung và phát triển trí tuệ nói chung. 
 Tính hấp dẫn của các hành động chơi trong trò chơi đã giúp trẻ tích cực hoạt 
 động, kích thích ngôn ngữ của trẻ. Thông qua một số trò chơi toán học mà trẻ tiếp 
 thu được một số tính chất của đồ vật( hình dạng, kích thước, màu sắc) định hướng 
 được không gian, âm thanh cũng như nắm được một số đặc tính vật lý của đồ vật 
 cũng như chất liệu. Khi giải quyết các nhiệm vụ của trò chơi trẻ phải biết quan sát, 
 thí nghiệm, mò mẫm, dự đoán... các quá trình trí tuệ này hướng vào nhiệm vụ và 
 luật chơi không gò bó. Luật chơi của nhiều trò chơi yêu cầu trẻ phải tập chung chú 
 ý, kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ, có phản xạ nhanh hoặc có khả năng tự kìm chế, góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động ôn luyện.).
 + Đặt những câu hỏi thể hiện hứng thú cho giáo viên.
 + Những kiến thức, kỹ năng thu được có chất lượng cao.
 Trong trò chơi toán học nó đòi hỏi trẻ phải tích cực hoạt động trong suốt quá 
trình trẻ tham gia chơi. Nếu biết sử dụng các biện pháp hợp lý thì chúng ta có thể 
phát huy được tính tích cực nhận thức cho trẻ.
 2. Thực trạng vấn đề
 Ngọc Thụy là một trường thuộc quận Long Biên. Trường nằm trong phường 
Ngọc Thụy, dân trí đa dạng, một số phụ huynh trí thức, một số phụ huynh bán 
hàng ở chợ chưa có sự quan tâm con em mình trong học tập.
 Năm học 2023 - 2024, tôi được phân công lớp mẫu giáo bé C3. Tổng số trẻ 
30 cháu, 2 giáo viên/ lớp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận 
lợi và khó khăn như sau:
 - Thuận lợi
 + Sĩ số lớp đạt chuẩn.
 + Các trẻ đều ở cùng độ tuổi. Có nhiều trẻ ham học hỏi, khám phá.
 + Trẻ thích thú, thích cực tham gia các hoạt động.
 + Trang thiết bị của lớp đầy đủ, hiện đại và đảm bảo chất lượng.
 + Đồ dùng, đồ chơi của lớp đầy đủ và phù hợp với độ tuổi. 
 + Lớp được sự giúp đỡ và hỗ trợ của Ban giám hiệu trường, Phòng giáo
dục và phụ huynh học sinh.
 + Lớp có đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.
 + Phụ huynh lớp có ý thức kết hợp với giáo viên trong việc dạy trẻ.
 + Các giáo viên đều được tham gia lớp tập huấn về “đổi mới hình thức tổ 
chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức” do phòng giáo dục và đào 
tạo tổ chức.
 - Khó khăn
 + Một số trẻ lần đầu đến lớp nên còn nhút nhát hay một số trẻ quá hiếu động 
nên thường không tập chung chú ý.
 + Một số trẻ được cha mẹ cưng chiều quá mức nên muốn gì được nấy.
 + Một số trẻ cha mẹ đã không dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và dạy 
dỗ mà phó mặc cho người giúp việc. a. Trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về tập hợp số và 
 phép đếm
 * Trò chơi 1: Tìm đồ vật theo yêu cầu của cô
 Rèn luyện cho trẻ kĩ năng tạo nhóm theo 1 dấu hiệu theo yêu cầu của cô. 
 Giáo viên sẽ nói dấu hiệu để trẻ tìm đồ vật.Ví dụ: Con hãy tìm cho cô đồ
 dùng để nấu.
 Giáo viên đưa đồ vật để trẻ nói ra dấu hiệu.
 * Trò chơi 2: Tìm bạn
 - Luyện cho trẻ nhận biết các dấu hiệu sẽ ghép đôi và yêu cầu trẻ ghép 
 đối tượng nhóm I và nhóm II.
 - Có nhiều biện pháp ghép đôi khác nhau:
 + Xếp chồng mỗi đối tượng nhóm II lên nhóm I.
 + Xếp cạnh mỗi đối tượng nhóm II với nhóm I.
 + Dùng que nối mỗi đối tượng nhóm II với nhóm I.
 *Trò chơi 3: Ai tinh mắt hơn:
 Nhiệm vụ nhận thức: Rèn luyện về số lượng 2 nhóm,dạy trẻ nhận biết sự 
 khác biệt rõ nét về số lượng 2 nhóm.
 Luật chơi: Trẻ dùng bút màu xanh khoanh tròn bình nhiều hoa nhất, dùng
 bút màu đỏ khoanh tròn bình ít hoa nhất.
 * Trò chơi 4: “Tìm đĩa đựng thức ăn”
 + Nhiệm vụ nhận thức: Rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết, phân biệt và so 
sánh ít – nhiều, to – nhỏ
 + Luật chơi: Dùng bút nối thức ăn có số lượng ít hơn vào cái đĩa nhỏ, nối 
thức ăn có số lượng nhiều hơn vào cái đĩa to.
 * Trò chơi 5: “Tìm quả cho cây”
 Mục đích: Củng cố khả năng nhận biết số lượng và luyện đếm cho trẻ. Phát 
triển khả năng quan sát * Trò chơi 3: “Trồng cây”
 + Nhiệm vụ nhận thức: Rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết, phân biệt dài 
cao – thấp, trẻ biết sắp xếp theo qui luật từ thấp đến cao.
 + Luật chơi: Yêu cầu trẻ chú ý, lắng nghe cô nói và thực hiện theo lời nói
 của cô.Các bạn cùng nhau trồng cây bằng cách dán những cây đã được ô cắt sẵn 
lên giấy theo một qui luật từ thấp đến cao.
 * Trò chơi 4: “gấu đi câu cá”
 + Nhiệm vụ nhận thức: Rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết, phân biệt dài
 - ngắn, to - nhỏ. 
 + Luật chơi: Yêu cầu trẻ tìm và dán chú cá to nhất cho chú gấu có dây câu dài 
nhất, dán chú cá nhỏ nhất cho chú gấu có dây câu ngắn nhất
 c. Trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về hình dạng
 * Trò chơi 1: “Tìm đồ ăn cho bạn”
 + Nhiệm vụ nhận thức: Rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết, một vài 
 hình đã biết.
 + Luật chơi: Cho trẻ thực nghiệm tại lớp. Chuẩn bị một bức tranh vẽ một bàn 
ăn có rất nhiều các loại bánh, yêu cầu trẻ tìm và khoanh tròn bánh có dạng hình 
theo yêu cầu của cô. 
 3.2. Biện pháp2: Hoạt động vui chơi 
 Tư duy và sự tập trung ở trẻ mầm non còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp thu 
 các kiến thức một cách bài bản và có hệ thống như trẻ ở phổ thông. Vì thế cần 
 tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có 
 thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ mầm non học mà 
 chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả 
 cao hơn. Đối với trẻ mầm non thì vui chơi có vai trò quan trọng nhất đối với sự 
 phát triển của trẻ, cụ thể là:
 Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định của các 
 quá trình tâm lý ở trẻ. Trong trò chơi trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ
định và ghi nhớ có chủ định. Bản thân trò chơi buộc trẻ phải tập trung vào một 
số đối tượng được đưa vào trò chơi và nội dung của chủ đề chơi. Nếu trẻ nào 
không chú ý và không nhớ được những điều kiện của trò chơi thì nó sẽ hành 

File đính kèm:

  • docxskkn_cac_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_nhan_thuc_cho.docx