SKKN Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non Ninh Hiệp

Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuổi Mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác ở độ tuổi mẫu giáo. Điều tôi muốn đề cập ở đây là để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ tích lũy được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng “số vốn" đó một cách thành thạo. Trên thực tế, trẻ 3 - 4 tuổi ở lớp tôi các cháu dùng từ không chính xác, nói ngọng, nói trống không, nói không đủ câu, nói câu không trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc trẻ tiếp cận các môn học khác sau này bởi trẻ một phần bị nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao cho mạch lạc. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, hầu hết các cháu đều dưới sự chăm sóc của ông bà, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện, tâm sự, dạy dỗ con quá ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua tivi, điện thoại thông minh... chưa được sự chỉ bảo uốn nắn của người lớn.
docx 28 trang lethu 08/05/2024 1400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non Ninh Hiệp

SKKN Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non Ninh Hiệp
 PHỤ LỤC
 Nội dung đề mục Trang
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I - Lý do chọn đề tài 1
II - Mục đích nghiên cứu. 2
III - Thời gian, đối tượng nghiên cứu. 2
IV - Phương pháp nghiên cứu. 2
V - Kết quả nghiên cứu. 2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I - Cơ sở lý luận 3
II - Cơ sở thực tiễn 4
1. Tình hình nhà trường 4
2. Thuận lợi và khó khăn 4
a. Thuận lợi 4
b. Khó khăn 5
III - Một số biện pháp tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu 6
giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non
1. Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. 6
2. Biện Pháp 2: Tạo môi trường lớp học phong phú, hấp dẫn. 6
3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động học. 7
4. Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi. 13
5. Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động ngoài trời. 15
6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển ngôn ngữ 15
cho trẻ.
7. Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh 16
IV- Kết quả đạt được. 16
PHẦN III - KẾT THÚC VẤN ĐÊ 17
I - Kết luận 17
II - Bài học kinh nghiệm 17
III - Kiến nghị 18
PHẦN IV- HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHẦN V - MINH CHỨNG huynh học sinh đa phần làm buôn bán, làm thuê mướn, nên ít có điều kiện chăm sóc 
chia sẻ cùng con.
 Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc, đủ câu cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan 
trọng và giúp cho trẻ tự tin trong giao tiếp góp phần hình thành nhân cách trẻ sau 
này.
 Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn để tài: “Các biện pháp phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé ở trường Mầm non” làm để tài nghiên cứu cho năm 
học 2020 - 2021.
 II. Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích của đề tài này là giúp cho trẻ 3 - 4 tuổi ở lớp và trường tôi phát triển 
phong phú vốn từ, diễn đạt lưu loát, đủ câu, rõ ý. Giúp cho trẻ sau này thành người 
văn minh, lịch sự trong giao tiếp.
 III. Đối tượng nghiên cứu:
 Áp dụng cho trẻ 3 - 4 tuổi do tôi chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé 4.
 IV. Phương pháp nghiên cứu:
 Để hoàn thành sáng kiến của mình tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận ( tài liệu Internet, tuyển tập, sách báo liên 
quan đến đề tài).
 - Phương pháp nghiên cứu quan sát, trò chuyện.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 Đề tài này được tiến hành từ tháng 9 năm 2020 đến hết tháng 2 năm 2021.
 V. Kế hoạch nghiên cứu:
 * Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm trong 1 năm học từ tháng 9 năm 2020 
đến cuối tháng 3 năm 2021.
 2/18 tiện giao tiếp. Khi trẻ nói đúng, chuẩn các âm từ thì ngôn ngữ này sẽ mất đi. Vì 
vậy việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, đủ câu ở giai đoạn này là cực kỳ 
cần thiết và quan trọng.
 Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy tưởng tượng mà ngôn ngữ còn ảnh 
hưởng cho quá trình tri giác, cảm giác và trí nhớ, làm cho quá trình tri giác trở nên 
có chủ định, làm cho trí nhớ con người có ý nghĩa và tính chủ định hơn. Ngôn ngữ 
đã cố định những kết quả của quá trình tư duy, là phương tiện để con người tiếp 
thu lĩnh hội nền văn hóa xã hội, ngôn ngữ còn chính xác hóa các hình ảnh của 
tưởng tượng cố định chúng lại bằng từ, giữ chúng lại trong trí nhớ. Cho nên việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé là nhiệm vụ 
quan trọng và cần thiết.
 Trọng tâm nội dung chương trình chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm 
non đã khẳng định việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có tầm quan trọng rất lớn giúp 
trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát 
triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp 
sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận được các môn khoa học ở độ tuổi mầm non.
 II. Cơ sở thực tiễn:
 1. Tình hình nhà trường:
 Trường mầm non nơi tôi đang công tác là trường mầm non đạt chuẩn Quốc 
gia, có quang cảnh sư phạm khang trang, sạch đẹp, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của 
thủ đô Hà Nội. Là một giáo viên giảng dạy ở một trường mầm non có số học sinh 
đông, mỗi năm số học sinh của trường tôi ngày càng tăng, năm học này trường có 
hơn 600 học sinh được chia thành 19 nhóm lớp theo các độ tuổi, trong đó khối mẫu 
giáo bé 3 - 4 tuổi gồm có 5 lớp. Số giáo viên, nhân viên trong trường hiện nay gồm 
65 đồng chí. Tất cả các cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều đạt trình độ chuẩn, 
nhiều đồng chí có trình độ cao đẳng, đại học.
 - Năm học 2010 - 2021, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ 
trách lớp mẫu giáo bé 4. Lớp có tổng số 26 cháu, trong đó có 11 cháu gái và 15 
cháu trai.
 2. Thuận lợi và khó khăn:
 a. Thuận lợi:
 Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ về mọi mặt, đi sâu, đi sát 
uốn nắn về nội dung, phương pháp chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường 
luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác giảng dạy. Tài liệu về giáo dục mầm 
non luôn được cập nhập kịp thời, được tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng do 
phòng GD&ĐT, trường tổ chức, đồng thời bản thân cũng được đến các trường bạn 
kiến tập các chuyên đề để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
 4/18 tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong 
giờ học. Do đó, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ tìm ra các biện pháp giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ hơn. Sau đây là “Một số biện pháp tích cực phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non” mà tôi đã áp dụng thành 
công ở lớp tôi trong năm học 2020 - 2021.
 III - Một số biện pháp tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 
4 tuổi ở trường mầm non
 Biện Pháp 1: Khảo sát kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
 Để việc tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt kết quả cao. Ngay từ đầu 
năm học tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng của trẻ về các hoạt động qua 15 mục 
tiêu đánh giá ngay từ đầu năm học tháng 9/2020 để nắm bắt được tình hình và 
được thể hiện cụ thể qua: (Minh chứng 1 - Phiếu khảo sát học sinh đầu năm)
 Qua khảo sát, tôi thấy kỹ năng ngôn ngữ của trẻ lớp tôi không đồng đều, 
hầu hết các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ tỉ lệ đạt chưa đến 50%, đặc biệt các kỹ năng 
sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày của trẻ còn yếu chỉ đạt trung bình 30%. 
Với bảng khảo sát ngay từ đầu giáo viên chúng tôi đề ra những hoạt động cụ thể 
để đưa các mục tiêu vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ nhằm mục đích đạt 
được kết quả tối ưu nhất.
 Biện Pháp 2: Tạo môi trường lớp học phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.
 Với đặc điểm tâm sinh lý trẻ 3 - 4 tuổi, các cháu tuy còn nhỏ nhưng rất thích 
cái đẹp có màu sắc đẹp, mới lạ. Tôi luôn muốn mỗi ngày đến lớp là một ngày vui 
của các cháu. Vì vậy tôi đã tạo môi trường lớp học theo sự hướng dẫn của ban 
giám hiệu nhà trường nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Để giúp trẻ phát triển về ngôn 
ngữ tôi luôn sắp xếp, bố trí các góc học ở lớp sao cho khoa học và phù hợp với tầm 
tay của trẻ để trẻ có thể dễ dàng hoạt động, thao tác liên kết giữa các góc với nhau. 
Sử dụng đồ dùng của góc này phục vụ cho góc kia một cách hợp lý, nhằm đạt hiệu 
quả cao nhất trong một hoạt động học, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả 
các trẻ trong lớp quan sát giáo viên một cách tốt nhất nhằm kích thích trẻ hoạt động 
phát triển ngôn ngữ tích cực. (Hình ảnh 1: Phân bố góc chơi hợp lí)
 * Đặc biệt là góc văn học nơi trẻ được trải nghiệm về ngôn ngữ của mình, nơi 
trẻ được thỏa sức nói về những gì mình nhìn thấy và cảm nhận. Góc văn học cũng 
là nơi tôi rèn trẻ thêm trong giờ hoạt động góc để trẻ phát huy thêm vốn từ của 
mình.
 Góc văn học tôi trang trí tạo thành góc mở cho trẻ hoạt động. Trẻ nhìn vào 
khung tranh vẽ về những bài thơ, câu chuyện trẻ được học qua đó giúp trẻ diễn đạt 
lại nội dung bài thơ, câu chuyện đó. Bên cạnh đó được sự đầu tư của nhà trường 
trang bị cho lớp tôi những nhân vật rối tay và tôi tự làm rối ngón, rối que để cho 
 6/18 Thoang thoảng gió đưa
 Mùi hương thơm ngát.
 Lá sen xanh mát
 Đọng hạt sương đêm Gió rung êm đềm Sương long lanh 
 chạy.
 Sáng tác: Nhược Thủy
 Với bài thơ này tôi dạy trẻ đọc chậm, nhẹ nhàng, rõ lời để thể hiện vẻ đẹp dịu 
dàng của hoa sen.
 Tôi giải thích cho biết nghĩa của từ “rực rỡ”. Rất nhiều hoa sen cùng nở trong 
hồ. Toàn hồ sen đều có màu hồng của hoa sen nên nhà thơ sử dụng từ “rực rỡ”.
 “Thoang thoảng gió đưa” tôi giải thích là hương thơm của hoa sen được gió 
đưa khắp nơi, mùi hương của hoa sen rất là nhẹ không nồng nặc như hương thơm 
của những loài hoa khác.
 Với câu thơ “Sương long lanh chạy” tôi dùng một chiếc lá sen và nhỏ 1 giọt 
nước lên trên và giải thích: Giọt sương chính là giọt nước khi có gió nhẹ thổi giống 
như cô kết hợp lắc nhẹ lá sen thì giọt nước sẽ lăn qua lăn lại trên lá sen, điều đó 
được nhà thơ nhân cách hóa bằng câu thơ: “Sương long lanh chạy”.
 Ví dụ: Bài thơ:
 “Cầu vồng”
 Mưa nắng bắc cầu vồng
 Ai đi đâu về đâu?
 Không thấy sông dưới cầu Chỉ mênh mông đồng lúa.
 Cồng vồng như dải lụa Rực rỡ bảy sắc màu Cầu chờ mãi 
 hồi lâu Không ai qua biến mất.
 Tác giả: Phạm Hổ
 Bài thơ này tôi dạy trẻ đọc rí rỏm, vui tươi. Cuối buổi tôi giới thiệu hình thức 
đọc theo phong cách mới: “Hithop” làm trẻ rất hứng thú.
 Ngoài các bài thơ trong chương trình khi dạy trẻ đọc ca dao, đồng dao, vè tôi 
vẫn thường xuyên thay đổi hình thức đọc để tạo sự thích thú cho trẻ. Tôi chú trọng 
sửa sai từ, âm khi trẻ ngọng.
 Đối với truyện cũng vậy, tôi luôn đặt ra những câu hỏi. Tuỳ từng loại tiết mà 
tôi lựa chọn, kết hợp hình ảnh minh hoạ để trẻ hiểu.
 * Hoạt động kể truyện cho trẻ nghe đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách 
khi kể truyện tôi sẽ thể hiện bằng những câu văn miêu tả, bằng ngôn ngữ biểu cảm, 
bằng ngữ điệu giọng, hành động thể hiện tính cách của các nhân vật trong truyện 
thông qua các đoạn văn đối thoại. (Hình ảnh 3: Trẻ tham gia hoạt động văn học)
 Ví dụ: Đối với mục tiêu 50 tôi đưa vào hoạt động truyện “Chú vịt xám” - 
 8/18

File đính kèm:

  • docxskkn_cac_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_mau_giao_be_o.docx
  • pdfSKKN Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non Ninh Hiệp.pdf