SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

Di sản văn hóa truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. “Trò chơi dân gian” không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Tuy có vai trò quan trọng nhưng “trò chơi dân gian” đang dần bị mai một và lãng quên. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc không được giới thiệu làm quen với các trò chơi dân gian. Không chỉ ở thành phố mà ngay cả ở những vùng nông thôn cũng vậy. Các em đặc biệt là tuổi mẫu giáo, thời gian chủ yếu là ở tại trường Mần Non nhưng có một thực tế rằng các em chỉ được các cô giáo giới thiệu, cho chơi các trò chơi dân gian khi có dự giờ, khi có kiểm tra, thanh tra. “ Trò chơi dân gian” tuy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhưng các trường Mầm Non chưa quan tâm, thực hiện không có kế hoạch, chỉ thực hiện khi có kiểm tra, chỉ thực hiện để đối phó mà thôi. Nhận thấy tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ, và cũng là một giáo viên Mầm Non mầm,nên tôi muốn “Trò chơi dân gian” được tổ chức nhiều hơn ở trường Mầm Non để giúp trẻ phát triển tình cảm, đạo đức, vận động và thể chất cho trẻ. Vì vậy tôi xin trình bày các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non
docx 18 trang lethu 26/06/2024 1021
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non
 thực tế rằng các em chỉ được các cô giáo giới thiệu, cho chơi các trò chơi 
dân gian khi có dự giờ, khi có kiểm tra, thanh tra. “ Trò chơi dân gian” tuy 
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhưng các trường Mầm 
Non chưa quan tâm, thực hiện không có kế hoạch, chỉ thực hiện khi có kiểm 
tra, chỉ thực hiện để đối phó mà thôi. 
Nhận thấy tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ, 
và cũng là một giáo viên Mầm Non mầm,nên tôi muốn “Trò chơi dân gian” 
được tổ chức nhiều hơn ở trường Mầm Non để giúp trẻ phát triển tình cảm, 
đạo đức, vận động và thể chất cho trẻ. Vì vậy tôi xin trình bày các biện pháp 
tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3- 4 
tuổi ở trường mầm non
2. Lý luận chung về vấn đề nghiên cứu
2.1 Một số vấn đề về biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển 
vận động cho trẻ mầm non
Để đưa ra được biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận 
động cho trẻ mầm non thì trước tiên phải lựa chọn được các trò chơi dân 
gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam 
vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp 
với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các 
trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Bên cạnh đó sự 
phát triển của trẻ không giống nhau ở mỗi độ tuổi, chính vì vậy ở trường 
mầm non cần lựa chọn trò cơi phù hợp với từng độ tuổi. 
* Cụ thể như sau
 + Với trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) khả năng chú ý có chú định của trẻ còn 
yếu, nhận thức còn đơn giản, vì vậy cần chọn cho trẻ những trò chơi đơn 
giản, phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ như : “Dung dăng dung dẻ”, 
“Nu na nu nống”, “Chi chi chành chành”, “Lộn cầu vòng”, “Tập tầm vong” 
“Cắp cua”
+ Còn đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn (4 – 5 tuổi) khả năng chú ý và khả 
năng của trẻ đã được nâng lên nhiều so với ở lứa tuổi mẫu giáo bé (3 – 4 
tuổi), vì vậy chúng ta cần lựa chọn những trò chơi có luật chơi, những trò 
chơi dài và khó hơn như: “Thả đỉa ba ba”, “Chuyền thẻ”. “Cướp cờ”, “Rồng 
rắn lên mây. - Trò chơi dân gian được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ 
vùng này sang vùng khác nên trò chơi dân gian mang tính dị bản.
- Phong phú về nội dung và đề tài.
2.1.3 Cách tiến hành.
- Trò chơi dân gian được người dân lao động sáng tạo ra, phong phú về đề 
tài, nội dung và đặc biệt mỗi trò chơi lại có một cách chơi và luật chơi khác 
nhau, không trò chơi nào giống trò chơi nào. Chính vì vậy để tiến hành được 
trò chơi dân gian trước tiến phải nắm rõ được cách chơi và luật chơi. Bên 
cạnh đó còn học thuộc lời ca để vừa chơi vừa đọc lời ca, như vậy trò chơi sẽ 
trở nên hấp dẫn, thu hút hơn.
Trò chơi dân gian có thể tổ chức ở ngoài sân hoặc tổ chức ngay trong lớp 
học, vì trò chơi dân gian có thể chơi với cả lớp số lượng đông hoặc cũng có 
thể chơi theo từng nhóm nhỏ nên tùy thuộc vào điều kiện của trường, của 
lớp và đối tượng trẻ tham gia mà chọn địa điểm tổ chức cho phù hợp. 
Không chỉ có học thuộc lời ca, nắm vững cách chơi, luật chơi, chọn được địa 
điểm tổ chức trò chơi mà một số trò chơi còn đòi hỏi phải chuẩn bị dụng cụ 
chơi như trò chơi “Tập tầm vong” thì cần chuẩn bị hạt cho trẻ chơi.
Khi nắm vững các đặc điểm và yêu cầu trên thì ta có thể tự tin để tổ chức trò 
chơi dân gian cho trẻ.
2.2 Một số vấn đề phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
2.2.1 Khái niệm 
Vận động là quá trình hoạt động, di chuyển của cơ thể. Vận động làm cho 
các cơ bắp và toàn bộ cơ thể hoạt động, do đó tăng cường hoạt động của hệ 
hô hấp, hệ tuần hoàn, tăng cường sự trao đổi chất, giúp cho cơ thể lớn lên.
2.2.2 Đặc điểm vận động của trẻ 3- 4 tuổi
- Có khả năng đi bằng mũi chân, đứng bằng 1 chân, đi xe đạp 3 bánh .
- Xếp được 6 tới 9 khối chồng lên nhau. Bắt bóng. 
- Trẻ có thể tự mặc đồ.
- Trẻ có khả năng leo trèo
- Trẻ có thể giữ được 3 đồ vật nhỏ cùng một lúc
- Trẻ đã có thể giữ một cây bút chì màu hoặc bút chì ở giữa các ngón tay 
của mình và viết nguệch ngoạc trên giấy (kỹ năng vận động của trẻ đã có sự 
khéo léo)
- Trẻ có thể bật nút hoặc tháo nút chai. Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựa vào những hình ảnh của sự vật và 
hiện tượng đã có trong đầu, nghĩa là chuyển từ tư duy trực quan – hành động 
sang kiểu tư duy trực quan – hình tượng.
- Sự xuất hiện động cơ hành vi:Ở tuổi mẫu giáo bé có một sự biến đổi can 
bản trong hành vi đó chính là chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi mang 
tính xã hội( hay còn được gọi là hành vi mang tính nhân cách). Về sau trong 
hành vi của trẻ có sự biến đổi quan trọng đó là sự nảy sinh động cơ, lúc đầu 
động cơ còn đơn giả và mờ nhạt
=> Ở lứa tuổi mẫu giáo, tâm sinh lý của trẻ có sự thay đổi lớn, vì vậy chúng 
ta phải giúp trẻ bắt kịp vơi sự thay đổi đó .
3. Các biện pháp.
3.1. Cơ sở để xây dựng các biện pháp:
Để xây dựng được các biện pháp trước tiên cần căn cứ và điều kiện thực tế 
tại các trường mầm non:
- Dựa vào độ tuổi của đối tượng nghiên cứu.
- Căn cứ vào vào tình hình thực tế của các trường mầm non, của từng địa 
phương để đưa ra các biện pháp cho phù hợp. 
- Số lượng trẻ thực nghiệm. địa điểm để thực hiện. 
- Địa điểm tổ chức trò chơi và các phương tiện để tổ chức trò chơi.
3.2. Các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động 
cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường Mầm non
3.2.1 Biện pháp 1:Dạy trẻ thuộc lời ca
* Mục đích sử dụng biện pháp
- Giúp trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi.
- Làm cho không khí của buổi chơi vui vẻ, nhộn nhịp.
- Học thuộc lời ca giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tăng thêm vốn từ.
- Giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ và tư duy.
* Cách tiến hành
Để có thể tiến hành trò chơi dân gian nhằm giúp trẻ phát triển động trước 
tiên ta cần dạy trẻ đọc thuộc lời ca của trò chơi vì khi chơi trẻ không bao giờ 
chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi 
vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không 
khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. 
Với biện pháp “Dạy trẻ thuộc lời ca” này.Tôi sẽ tiến hành dạy trẻ học thuộc 
lời ca mọi lúc mọi nơi, chứ không chờ đến một tiết học cụ thể nào cả. Dạy Với trò chơi này, số lượng trẻ tham gia chơi theo nhóm, chính vì vậy trò 
chơi này tôi sẽ tổ chức tại lớp học, không cần không gian quá lớn trẻ cũng đã 
có thể chơi được trò chơi này.
 Trò chơi “ Lộn cầu vòng”
 “ Lộn cầu vòng
 Nước trong nước chảy
 Có cô mười bảy
 Có chị mười ba
 Hai chị em ta
 Lộn ra cầu vòng”
- Cách chơi : Từng cặp 2 trẻ một, đứng đối diện cầm tay nhau, vừa đọc lời 
ca, vừa vung tay sang hai bên nhịp nhành theo lời ca. Đến cuối cùng thì cả 
hai người cùng xoay nửa vòng, lưng quay vào nhau. Sau đó lại vung tay ra 
hai bên nhịp nhàng theo lời ca như trước. Đến từ cuối cùng thì xoay nửa 
vòng ngược lại, mặt quay lại vào với nhau. Cứ thế trò chơi tiếp tục.
 - Trò chơi: “Cắp cua”
 “Cắp cua
 Bỏ giỏ
 Mang về 
 Nấu canh”
 Số lượng trẻ tham gia vào trò chơi từ 3 – 4 tuổi
 Cách chơi: Mỗi trẻ có 10 hòn sỏi. Trẻ bốc hết sỏi của mình vào hai lòng 
 bàn tay chụm lại và rải đều ra sân. Sau đó lần lượt mỗi em đi một lần, hai 
 bàn tay úp vào nhau sao cho các ngón tay đan vào nhau làm giỏ đựng cua. 
 Trẻ vừa đọc lời ca vừa đưa hi ngón tay trỏ ra cắp từng hòn sỏi vào giỏ. Cứ 
 đọc một câu thì cắp một hòn sỏi, khi nào đầy tay thì đổ sỏi sang bên cạnh. 
 Nếu khi cắp sỏi bị chạm vào hòn sỏi bên cạnh thì mất lượt. Đến trẻ khác 
 đi. Chơi cho tới khi hêt sỏi trên sân thì đém xem ai nhiều sỏi hơn sẽ là 
 người tháng cuộc.
 - Trò chơi: “ Nu na nu nống”
 “Nu na nu nống
 Cái cống nằm trong 
 Con ong nằm ngoài Chính vì có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát 
triển vận động cho trẻ vì vậy chúng ta nên có kế hoạch để tổ chức trò chơi 
dân gian cho trẻ chơi một cách thường xuyên, có kế hoạch để phát huy tốt 
nhất vai trò của trò chơi dân gian. 
 Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Ánh Tuyết Trò chơi của trẻ em (2000) NXB Phụ Nữ
[2] Nguyễn Ánh Tuyết Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm Non
[3] TS Lê Thu Hương Tuyển chọn: Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố 
NXB Giáo Dục Việt Nam
[4] www.text.123doc.org - Các con ơi! Buổi chiều hôm nay cô sẽ cho 
các con làm quen một trò chơi mới. Đó là trò 
chơi “Bịt mắt bắt dê”
*Hoạt động 2: Nội dung
1. Hướng dẫn trò chơi mới
- Để chơi được trò chơi “Cắp cua” thì các 
con chú ý lắng nghe cô nêu cách chơi nha - Trẻ chú ý lắng nghe
- Cách chơi: Cách chơi: Mỗi trẻ có 10 hòn 
sỏi. Trẻ bốc hết sỏi của mình vào hai lòng 
bàn tay chụm lại và rải đều ra sân. Sau đó lần 
lượt mỗi em đi một lần, hai bàn tay úp vào 
nhau sao cho các ngón tay đan vào nhau làm 
giỏ đựng cua. Trẻ vừa đọc lời ca vừa đưa hi 
ngón tay trỏ ra cắp từng hòn sỏi vào giỏ. Cứ 
đọc một câu thì cắp một hòn sỏi, khi nào đầy 
tay thì đổ sỏi sang bên cạnh. Nếu khi cắp sỏi - Trẻ tham gia trò chơi
bị chạm vào hòn sỏi bên cạnh thì mất lượt. 
Đến trẻ khác đi. Chơi cho tới khi hêt sỏi trên 
sân thì đém xem ai nhiều sỏi hơn sẽ là người 
tháng cuộc.
- Các con đã hiểu chưa? - Trẻ về góc chơi yêu thích
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
2. Chơi tự do
- Hôm nay cô thấy các con chơi rất là giỏi rồi 
đấy! Bây giờ cô sẽ cho các con được chơi tự 
do ở các góc chơi.
- Cô mời các con đi nhẹ nhàng về các góc mà - Trẻ thu dọn đồ dùng
mình yêu thích nào.
- Khi về các góc chơi các con không được - Trẻ chú ý lắng nghe
tranh dành đồ chơi của nhau, không ném đồ 
chơi
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi ( Chơi 
15 phút)
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.

File đính kèm:

  • docxskkn_cac_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_nham_phat_trien.docx