SKKN Các giải pháp rèn nề nếp, thói quen giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển tốt các kỹ năng xã hội

Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn giáo dục đạt hiệu quả tốt thì gia đình và nhà trường cần phối hợp với nhau trong các hoạt động tại trường và gia đình. Trẻ đến trường thời gian bên cô nhiều hơn bên bố mẹ, nên cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, cho nên cô giáo cần phải hình thành cho các con không chỉ về nhận thức, thể lực mà cả những thói quen nề nếp và những kĩ năng xã hội cơ bản giúp trẻ trở thành người công dân tốt trong tương lai.

Việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ nhằm giúp cho trẻ những yếu tố cơ bản đầu tiên hình thành nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu. Có thể nói những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành nhân cách của trẻ sau này.

Bản thân tôi nhận thức được rằng: Giáo dục đặc biệt là việc rèn nề nếp cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong trường mầm non.Trong vai trò cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ với kinh nghiệm của bản thân mình tôi xác định cần phải tìm hiểu cách thức trong quá trình rèn nề nếp sao cho hiệu quả nhất tôi đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trước đây về việc rèn nề nếp cho trẻ.

docx 12 trang lethu 28/02/2025 530
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các giải pháp rèn nề nếp, thói quen giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển tốt các kỹ năng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các giải pháp rèn nề nếp, thói quen giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển tốt các kỹ năng xã hội

SKKN Các giải pháp rèn nề nếp, thói quen giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phát triển tốt các kỹ năng xã hội
 2
 Qua giải pháp trên đưa ra có ưu điểm và nhược điểm sau:
 * Ưu điểm: 
 - Giải pháp có tác dụng giúp cho việc rèn nề nếp cho trẻ, giúp cha mẹ trẻ có 
thêm những biện pháp để áp dụng cho trẻ trong việc rèn nề nếp cho trẻ.
 - Các giải pháp đưa ra phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lý trẻ.
 * Tồn tại:
 - Các giải pháp đưa ra chưa cụ thể với trẻ.
 - Chưa kích thích được tính tự giác của trẻ, còn gò bó trẻ trong các hoạt động.
 - Chưa thường xuyên liên tục trong việc rèn nề nếp cho trẻ, kết hợp trong 
các hoạt động còn hạn chế.
 - Phối hợp với phụ huynh chưa thường xuyên
 Trên thực tế việc rèn nề nếp cho trẻ đòi hỏi cô giáo phải tỉ mỉ, kiên trì, có 
phương pháp mới đạt được mục tiêu đưa ra. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài 
“Các giải pháp rèn nề nếp, thói quen giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi phát triển tốt 
các kỹ năng xã hội” để thực hiện trong năm học 2022 - 2023 tại trường Mầm 
non Minh Khai.
 III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN:
 1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 Trẻ em là tương lai của đất nước ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hình thành và 
phát triển nhân cách. Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy cần phải giúp trẻ 
không những phát triển về nhận thức và thể chất mà còn hình thành cho trẻ 
những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa 
những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và 
cho việc học tập suốt đời. Để thực hiện được điều đó, tôi đã nghiên cứu và đưa 
ra các biện pháp sau:
 Giải pháp 1: Tạo mọi cơ hội cho trẻ trải nghiệm thực hành những thói 
quen nề nếp ở mọi lúc mọi nơi.
 Sau một thời gian ngắn nhận lớp tôi nhận thấy trẻ trong lớp tôi chưa có nề 
nếp cất gối sau khi ngủ, khi chơi xong chưa thấy thu dọn đồ chơi ở các góc chơi, 
sử dụng đồ chơi chưa đúng cách. 
 Ví dụ: Ngủ dậy để nguyên gối, khi đi lại dẫm chân lên gối thậm trí còn cầm 
gối quang ném gây hỏng và mất vệ sinh tạo cho trẻ thói quen không ngăn nắp. 
Vì thế trước khi đi ngủ tôi yêu cầu lần lượt từng trẻ lấy gối, không chen lẫn nhau 
sau đó đặt gối xuống giường đúng chỗ mình nằm. Khi ngủ dậy tôi yêu cầu trẻ 
cầm gối của mình lần lượt từng bạn xếp vào trong tủ ngăn nắp gọn gàng. Ngày 
nào tôi cũng cho trẻ thực hiện như vậy dần dàn tạo cho trẻ thói quen gọn gàng.
 Khi chơi xong trẻ không biết cất dọn đồ chơi tôi đã tận tình hướng dẫn trẻ 
cất ở từng góc. Sau một vài buổi cuối giờ tôi cho các nhóm thi cất đồ dùng, đồ 
chơi trong một bản nhạc hay dùng những bài hát, bài thơ để nhắc nhở trẻ thi đua 4
 Bên cạnh khen thưởng tôi cũng có những góp ý về một số nề nếp chưa tốt 
của trẻ như chưa chịu ăn, không nghe lời cô, hay đáp đồ chơi... Khi thực hiện 
điều này tôi không chỉ đích danh từng trẻ, không phê bình trước lớp mà chỉ kể 
một số việc làm chưa tốt, chưa giỏi để trẻ cùng nhắc nhau sửa chữa. 
 Ví dụ: Trong giờ nêu gương cuối tuần tôi nêu gương những bạn đi học 
ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp, biết chào cô khi đến 
lớp, không khóc nhè qua những hình ảnh tôi quay chụp để trẻ xem. Trẻ được 
nêu gương trước lớp, được tặng hoa bé ngoan, thưởng kẹo sẽ cảm thấy tự hào và 
vinh dự, từ đó trẻ sẽ có động lực để cố gắng hơn. Còn những trẻ chưa thực hiện 
đúng nề nếp mà tôi đã quy định thì tôi nhắc nhở và động viên trẻ để lần sau trẻ 
sẽ cố gắng được cô giáo tuyên dương và thưởng trước lớp giống bạn.
 Ngoài ra tôi còn đưa những bé ngoan trong tuần tuyên truyền Bảng bé 
ngoan của tuần ở cửa lớp để phụ huynh và các bạn trong lớp đều được nhìn thấy, 
giúp các bạn không được nêu gương cố gắng hơn và các bạn được khen thì rất 
phấn, khởi vinh dự khi được nêu gương.
 Với giải pháp này trẻ luôn được động viên, khuyến khích và thực hiện tốt 
các hoạt động trẻ sẽ đi vào nề nếp nhanh hơn.
 Giải pháp 3: Tăng cường phối hợp với gia đình để làm tốt công tác rèn 
nề nếp cho trẻ.
 Với đặc điểm của trẻ 3-4 tuổi khả năng ghi nhớ của trẻ còn hạn chế, gia 
đình và giáo viên phải thường xuyên phối kết hợp để hình thành được thói quen 
nề nếp cho trẻ. Để thực hiện tốt việc hình thành nề nếp, thói quen ban đầu cho 
trẻ các bậc phụ huynh giữ một vai trò rất quan trọng. Từ đó, phụ huynh cùng kết 
hợp với giáo viên nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, tìm nguyên nhân để có 
giải pháp kịp thời uốn nắn trẻ, giúp việc rèn nề nếp của trẻ một cách khoa học và 
đi đến thống nhất trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ.
 Ví dụ: Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, biết chào hỏi, biết lễ phép Ở 
trường tôi luôn nhắc nhở và rèn trẻ: Khi gặp người lớn biết khoanh tay chào hỏi 
lễ phép. Về nhà, gia đình cũng cần uốn nắn theo dõi và nhắc nhở trẻ thực hiện: 
đi học biết chào ba mẹ, biết nhận lỗi khi làm điều sai, biết cảm ơn khi được giúp 
đỡ. Trẻ thực hiện tốt các yêu cầu thì tôi và gia đình cần động viên, khuyến 
khích, khen ngợi trẻ để trẻ thực hiện tốt hơn khi không có sự nhắc nhở. Sự kết 
hợp giáo dục sớm ngay từ đầu năm sẽ tạo điều kiện tốt cho việc hình thành nề 
nếp cho trẻ.
 Để truyền tải tới phụ huynh, tôi đã tuyên truyền nội dung đa dạng và các 
hình thức phong phú như: Hình ảnh trẻ dọn chén dĩa vào đúng chỗ sau khi ăn; 
Hình ảnh để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, những hình ảnh minh họa bé 
chào hỏi khi gặp người lớn Những nội dung này được tuyên truyền ngoài cửa 
lớp bằng bài viết hoặc tranh ảnh minh họa để trẻ cũng có thể bắt chước làm theo. 6
nhở nhiều, chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục tại lớp tốt hơn, trẻ có ý 
thức, nhanh nhẹn tự tin, có kỹ năng sống và giúp trẻ hình thành và phát triển 
nhân cách sau này.
 + Nhân rộng: 
 Đề tài này được Ban giám hiệu, đồng nghiệp trong trường công nhận và 
triển khai rộng tới toàn trường có kết quả rất khả quan. Biện pháp có thể áp 
dụng, nhân rộng tới các cơ sở giáo dục mầm non trong quận và toàn thành phố.
 4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến:
 + Hiệu quả kinh tế:
 Sáng kiến: “Các giải pháp rèn nề nếp, thói quen giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 
tuổi phát triển tốt các kỹ năng xã hội” được tôi áp dụng có hiệu quả kinh tế.
 - Sau khi áp dụng biện pháp tôi nhận thấy các đồ dùng học tập trẻ cùng 
tham gia cất đặc biệt là các đồ chơi được sắp xếp gọn, tăng độ bền sử dụng. Cụ 
thể là trước khi sử dụng các đồ chơi: Nội trợ, bác sĩ, biểu bảngchỉ dùng trong 
1đến 2 chủ điểm (2 tháng) hỏng 50%. Sau khi áp dụng cũng những đồ chơi đó 
có thể sử dụng được 4 đến 5 tháng mới hỏng 50% như vậy độ bền được tăng lên 
gấp đôi. Ví dụ: 
 Số tiền 
 Sau khi có SK Ghi 
 Đồ dùng Số tiền (09 tháng mua 
 (09 tháng) chú
 ĐDĐC)
Bộ Bác sĩ 170.000đ 5 bộ = 850.000đ 02 bộ = 340.000đ
Góc truyện 25.000đ/quyển 45 quyển = 1.125.000đ
Đồ chơi bổ sung các 
 500.000đ/tháng 45.000.000đ 25.000.000đ
góc
Tổng chi phí 46.975.000đ 25.340.000đ
 Số tiền làm lợi từ khi có Sáng kiến giảm được 21.635.000đ
 - Ngoài ra nếu Phụ huynh muốn rèn nề nếp cho trẻ và cho con đi học kỹ 
năng sống:
 + 150.000đ/tháng/trẻ - vậy 09 tháng tổng chi phí là 13.500.000đ. 
 Nếu một lớp 30 cháu có 15 cháu đi học kĩ năng sống thì:
 + 13.500.000đ x 15 cháu = 202.500.000 đ. 
 Chưa kể đến việc phụ huynh phải bỏ công ra để đưa đón, tiền xăng xe đưa 
trẻ đến trung tâm. Như vậy rèn nề nếp ở lớp vừa tiết kiệm phần kinh phí không 
hề nhỏ mà phụ huynh còn yên tâm công tác.
 + Hiệu quả xã hội:
 * Đối với giáo viên:
 - “Các giải pháp rèn nề nếp, thói quen giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi phát 
triển tốt các kỹ năng xã hội” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và 
cho trẻ mầm non nói riêng sẽ góp phần vào việc thực hiện hiệu quả chuyên đề 8
phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường 
mầm non. 
 Có thể nói rèn thói quen nề nếp cho trẻ là một việc làm cần thiết để đem lại 
một tương lai tươi sáng cho trẻ, phần nào giúp trẻ giảm tính tự do, trẻ tự tin 
nhanh nhẹn trong các hoạt động trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
 Trên đây là một số biện pháp tôi đã rút ra trong quá trình thực hiện nghiên 
cứu đề tài: “Các giải pháp rèn nề nếp, thói quen giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 
phát triển tốt các kỹ năng xã hội” rất mong nhận được sự tham gia góp ý của 
các cấp lãnh đạo và bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn./.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
TRƯỜNG MẦM NON MINH KHAI TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Trịnh Thị Giang 10
2. Nêu gương 

File đính kèm:

  • docxskkn_cac_giai_phap_ren_ne_nep_thoi_quen_giup_tre_mau_giao_3.docx