SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi theo hướng trải nghiệm

Hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng trong việc giáo giục trẻ mầm non. Có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ, hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về đặc điểm, tính chất mối liên hệ, sự phát triển của các sự vật hiện tượng và con người. Trẻ 3 - 4 tuổi có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho các cháu phân biệt các vật này với vật khác, , biết được tên gọi, hình dạng, công dụng, và những thuộc tính cơ bản của vật thì chúng ta phải tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, nếu chỉ cho trẻ xem xét mà không dùng khám phá giải thích, hướng dẫn v à khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà trẻ thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Do vậy lựa chọn hình thức nào cho trẻ khám phá khoa học hiệu quả là một việc làm không hề đơn giản. Sau khi đã tham khảo rất nhiều các biện pháp của các bạn đồng nghiệp và đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân kết hợp việc học tập bồi dưỡng chuyên môn tôi đã tìm ra biện pháp” Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi theo hướng trải nghiệm” góp phần năng cao chất lượng giáo dục trẻ.

docx 7 trang lethu 14/03/2025 491
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi theo hướng trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi theo hướng trải nghiệm

SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi theo hướng trải nghiệm
 Còn can thiệp quá nhiề vào hoaatj động của trẻ, chưa biết gợi mở để trẻ 
chie sẻ những kinh nghiệm mà trẻ đã được trải nghiệm trong thực tế hàng ngày.
 - Lựa chọn các đề tài cho trẻ khám phá còn quá rộng
 - Xác định mục tiêu chưa cụ thể.
 - Chuẩn bị đồ dùng còn quá cồng kềnh.
 - Tổ chức các hoạt động chưa theo quy trình trải nghiệm.
 - Vốn kinh nghiệm của trẻ ít. Nhận thức không đồng đều.
 - Trẻ tham gia các hoạt động khám phá còn uể oải, không hứng thú. 
Thiếu tự tin.
 III. Biện pháp thực hiện
 Trước thực trạng trên, là người giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi rất băn 
khoăn phải tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 3 
- 4 tuổi và tôi đã áp dụng biện pháp sau: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động 
khám phá khoa học cho trẻ 3 - 4 tuổi theo hướng trải nghiệm. Để biện pháp 
này đạt hiệu quả cao tôi đã thực hiện tốt những nội dung sau:
 + Lựa chọn nội dung giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm.
 Việc lựa chọn các đề tài dạy trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy trẻ. 
Khi lựa chọn đề tài để dạy trẻ tôi bám sát vào chương trình giáo dục mầm non và 
các hiện tượng tự nhiên, sự kiện xã hội diễn ra xung quanh trẻ để thực hiện. Việc 
lựa chọn đề tài được thực hiện từ dễ đến khó. Đề tài phù hợp với các chủ đề thực 
hiện hàng ngày của trẻ. Khi lựa chọn đề tài cho trẻ hoạt động phải thật sự hấp 
dẫn, gần gũi, phù hợp với nhận thức của trẻ nhằm định hướng đến đối tượng trải 
nghiệm.
 VD: Ở chủ đề Thế giới động vật - nhánh con vật nuôi trong gia đình tôi 
lựa chọn đề tài “Khám phá chú gà con”; Ở chủ đề “thực vật” nhánh hoa - quả tôi 
lựa chọn cho trẻ khám phá “quả cam”; Chủ đề bản thân tôi cho trẻ khám phá 
“đôi bàn tay”...
 + Xác định mục tiêu của hoạt động
 Với ưu thế vượt trội của hình thức giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm là 
năng lực của trẻ sẽ được hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết các 
nhiệm vụ trong các tình huống thực tế. Thông qua tham gia hoạt động, trẻ sẽ lĩnh 
hội được kiến thức, hình thành những kĩ năng và thái độ tích cực với đối tượng 
trải nghiệm. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ tôi phải xác định 
rõ các mục tiêu đó.
 Ví dụ: Chủ đề “nước và mùa hè” tôi lựa chọn đề tài”vật chìm - vật nổi”. 
Mục tiêu xác định như sau:
 1. Kiến thức: Trẻ biết được những vật nào thả trong nước sẽ chìm, những 
vật nào sẽ nổi. Qua đó trẻ phát hiện ra một số chất liệu luôn nổi hoặc luôn chìm
 2. Kỹ năng: Trẻ biết được vì sao vật đó lại nổi hoặc chìm. Phát triển khả Sự phong phú đa dạng trong nội dung hoạt động sẽ kích thích sự hứng thú cho 
trẻ . Tạo ra nhiều tình huống giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, nhưng việc xác định 
nội dung trải nghiệm cho trẻ cần phải phù hợp với khả năng của trẻ. Lúc đầu ta 
chỉ nên đưa một hoạt động chính vào giáo dục trẻ. Sau khi trẻ đã hình thành kĩ 
năng ta có thể đưa một vài hoạt động nữa để trẻ thực hiện. Xong phải đảm bảo 
vừa sức với trẻ.
 + Chuẩn bị môi trường hoạt động.
 Môi trường cho trẻ hoạt động có ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công 
của đề tài. Khi chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động cần thực hiện các nguyên 
tắc yêu cầu chung về lựa chon địa điểm, tạo không gian, lựa chọn và bố trí đồ dùng 
đồ chơi học liệu...Tuy nhiên mỗi hoạt động lại cần đến sự chuẩn bị khác nhau xong 
vẫn phải đảm bảo an toàn cho trẻ và có hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.
 Để kích thích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tôi thường khuyến khích, 
tạo điều kiện cho trẻ tham gia chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi học liệu cùng cô. Cùng 
cô bố trí, sắp xếp, trang trí môi trường diễn ra các hoạt động trải nghiệm của trẻ. 
Qua quá trình trình trẻ được tham gia sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng 
và đặc biệt hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ bản thân.
 Để đảm bảo cho mọi trẻ được tham gia hoạt động tôi chuẩn bị đầy đủ đồ 
dùng để trẻ hoạt động ttheo nhóm, cá nhân. Đồ dùng được bố trí thuận tiện cho trẻ 
để trẻ dễ lấy, dễ sử dụng.
 Tận dụng các nguyên vật liệu phế thải như vỏ chai, giấy gói hoa, lõi chỉ, lõi 
giấy thông qua quá trình trải nghiệm trẻ tưởng tượng, sáng tạo ra các sản phẩm 
mới... Đồng thời bước đầu cho trẻ làm quen với những đồ dùng công nghiệp như 
phếu, kính núp, cân thăng bằng... để trẻ thu thập thông tin chính xác và giải quyết 
được các vấn đề trong quá trình trải nghiệm.
 Trước khi vào tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ tôi thường giới thiệu cho 
trẻ biết cách bố trí sắp xếp các đồ dùng để thuận tiện cho trẻ sử dụng khi tham gia 
hoạt động.
 Khi tiến hành tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ theo hướng trải 
nghiệm phải đặt hiệu quả nên hàng đầu. Đồ dùng không cồng kềnh những vẫn hiệu 
quả. Không tốn kém nhưng trẻ vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Để làm được điều này 
tôi phải nghiên cứu thật kĩ đề tài. Tận dụng tối đa những nguyên học liệu sẵn có 
để cho trẻ trải nghiệm một cách tốt nhất.
 + Tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ theo quy trình trải 
nghiệm.
 Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực tế. Đây là hoạt động đầu tiên của quá trình 
giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm. Trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động 
trải nghiệm do cô tổ chức để trẻ tích lũy kinh nghiệm sống khác nhau. Khi tổ chức 
cho trẻ trải nghiệm tôi luôn đảm bảo đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, Khi trẻ quan sát tôi không can thiệp vào quá trình hoạt động của trẻ mà tác 
động bằng hành vi mẫu mực của bản thân thể hiện trước trẻ để trẻ noi theo. Song 
cũng cần thể hiện cho trẻ thấy cô cũng tích cực hoạt động. Bản thân luôn đặt ra 
câu hỏi. Trẻ sẽ làm gì với các vật liệu mới này,, làm thế nào để tìm ra cách sử 
dụng. để giúp trẻ thỏa mãn thì cần hỗ trợ gì cho trẻ. Khi kết thúc phần cho trẻ trái 
nghiệm tôi thường động viên khích lệ trẻ, hướng dẫn trẻ thu dọn đồ dùng đồ 
choi.
 Tổ chức cho trẻ chia sẻ kinh nghiệm. Đây là hoạt động được chia sẻ sau 
khi trẻ quan sát. Trẻ chia sẻ những sự vật, hiện tượng mà trẻ đã được quan sát.
 VD: Hiện tượng muối tan trong nước.
 Chia sẻ phương tiện mà trẻ được quan sát như: Xem ti vi, tranh.
 Chia sẻ về các hoạt động thực hành: Như thực hành làm thí nghiệm trứng 
chim. Trứng nổi, thí nghiệm muối tan trong nước; Vật chìm vật nổi.
 Nội dung đàm thoại hướng dẫn trẻ chia sẻ kinh nghiệm có liên quan đến 
nội dung trẻ đã trải nghiệm. Tôi sử dụng các câu hỏi nhằm khai thác kinh nghiệm 
để lại ấn tượng cho trẻ về đối tượng về mối quan hệ giữa trẻ với nhau, về kỹ 
năng hoạt động, giao tiếp mà trẻ được tham gia. Đàm thoại diễn ra theo trình tự 
với hệ thống câu hỏi về đề tải, hoạt động, chia sẻ cảm xúc, hiện tượng, kĩ năng, 
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng. Tạo mọi cơ hội cho trẻ chia sẻ.
 VD: Đề tài - Vật chìm vật nổi.
 + Lớp mình vừa làm thí nghiệm gì?
 + Các con làm thí nghiệm với những đồ vật gì?
 + Còn đã làm gì với đồ vật đẩy?
 Con hãy kể về những hiện tượng con thấy khi cho đồ vật ấy vào nước.
 Sau khi trẻ đã thoải mái chia sẻ kinh nghiệm thì cần cho trẻ hệ thống lại 
các kinh nghiệm đó dưới hình thức đơn giản, gắn gọn, dễ nhớ, dễ vận dụng. Tôi 
chuẩn bị câu hỏi để trẻ hệ thống lại các kinh nghiệm như:
 Khi làm thí nghiệm con thấy hiện tượng gì?
 Khi con nghe những âm thanh qua to con cảm thấy như thế nào?.
 Tôi giúp trẻ khẳng định lại những kinh nghiệm trẻ rút ra được qua quá 
trình trải nghiệm và khuyến khích trẻ vận dụng các kinh nghiệm đó vào thực tế 
hàng ngày hay vào các hoạt động học khác.
 VD: Biết vật gì chim không đáp xuống nước. Biết pha các màu với nhau 
để tạo thành màu mới...
 Khi đổi mới hình thức dạy trẻ khám phá khoa học theo hưởng trải nghiệm. 
tôi luôn thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình trải nghiệm đó là trải nghiệm 
thực tế, chia sẻ kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm. Khi 
tổ chức phải linh hoạt sáng tạo.
 IV. Kết quả đạt được

File đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_kham_pha_khoa_hoc_c.docx
  • pdfSKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi theo hướng trải nghiệm.pdf