SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thạch Đà A
Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Làm quen Văn học cho trẻ mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) ở trường mầm non Thạch Đà A tôi muốn trẻ yêu, hứng thú với Văn học nhiều hơn để qua đó giúp trẻ học thuộc thơ nhanh hơn, kỹ năng kể diễn cảm tốt hơn, vốn từ phong phú hơn, phát triển ngôn ngữ và có khả năng tái tạo lại những tác phẩm mà cô truyền đạt cho trẻ giúp trẻ có thể cảm nhận những giá trị đạo đức, lối sống mà tác phẩm văn học mang lại cho trẻ. Để qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, có những phương pháp dạy học tích cực để giúp trẻ nắm được vấn đề một cách tốt nhất. Rất hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này có thể được vận dụng hiệu quả vào các tiết dạy của các đồng chí. Mong rằng những giải pháp đó của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định trên trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thạch Đà A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thạch Đà A
2 đối với trẻ 3 tuổi luôn được những người thân trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ yêu thương, chăm sóc, trẻ chưa được làm quen nhiều với thế giới xung quanh nhưng khi đến trường mầm non thế giới xung quanh được mở ra trước mắt trẻ vô cùng đẹp và thích thú cái gì cũng mới lạ, điều gì trẻ cũng muốn được khám phá, trẻ luôn đặt ra những câu hỏi hồn nhiên và ngộ nghĩnh: “Con gì đây? Sao lại biết bơi? Bơi ở đâu?...”. Tất cả những câu hỏi ngộ nghĩnh đó đều bắt nguồn từ sự quan sát của trẻ. Nếu người lớn chỉ giải thích bằng những ngôn ngữ đơn thuần thì trẻ rất mau quên và chóng chán. Thông qua các tác phẩm văn học giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị em và biết nhường nhịn em nhỏ. Chính vì vậy mà tôi luôn cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ để cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen văn học được phát triển một cách tốt nhất. 3. Mục đích nghiên cứu: Qua đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Làm quen Văn học cho trẻ mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) ở trường mầm non Thạch Đà A” tôi muốn trẻ yêu, hứng thú với Văn học nhiều hơn để qua đó giúp trẻ học thuộc thơ nhanh hơn, kỹ năng kể diễn cảm tốt hơn, vốn từ phong phú hơn, phát triển ngôn ngữ và có khả năng tái tạo lại những tác phẩm mà cô truyền đạt cho trẻ giúp trẻ có thể cảm nhận những giá trị đạo đức, lối sống mà tác phẩm văn học mang lại cho trẻ. Để qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, có những phương pháp dạy học tích cực để giúp trẻ nắm được vấn đề một cách tốt nhất. Rất hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này có thể được vận dụng hiệu quả vào các tiết dạy của các đồng chí. Mong rằng những giải pháp đó của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định trên trẻ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 26 trẻ ở lớp mẫu giáo bé 3TC1, trường mầm non Thạch Đà A. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thực hành: Trẻ chơi trò chơi và được tái tạo lại nội dung câu chuyện phối hợp với bối cảnh và đồ dùng dưới sự hướng dẫn của giáo viên - Phương pháp dùng lời: Hướng đến ý thức của trẻ. Đối với trẻ lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu. - Phương pháp quan sát: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động thì cô có thể thấy được thái độ, cảm xúc, tình cảm và sự tập trung chú ý, sự nhanh nhạy, hoạt bát của trẻ đối với hoạt động văn học. 6. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2023 đến tháng 4/2024 4 Đến lớp, bên cạnh việc dạy trẻ nhận biết được những kiến thức cơ bản trong cuộc sống, cô còn luôn giáo dục trẻ những điều hay lẽ phải, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đặc biệt giáo viên luôn quan tâm chú ý đến lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ có độ tuổi đồng đều, số lượng học sinh nam và nữ có sự cân bằng, các cháu khỏe mạnh, có tỷ lệ chuyên cần cao. 2.2. Khó khăn: - Phụ huynh của lớp đa số là nông thôn nên ít có thời gian và điều kiện quan tâm đến con em mình, đặc biệt là kèm các con học. - Giọng đọc và lời kể của giáo viên còn chưa được diễn cảm, chưa có sức thu hút với trẻ cũng như chưa gây được sự hứng thú của trẻ vào tiết học. - Khả năng ngôn ngữ của mỗi trẻ còn chưa đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát ngại giao tiếp nên chưa thực sự tích cực trong các hoạt động tại nhóm lớp. - Số trẻ chưa qua nhà trẻ khá nhiều nên nề nếp trẻ chưa đồng đều. 2.3. Nguyên nhân: - Giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc đổi mới phương pháp hình thức tổ chức hoạt động LQVH. - Phần lớn phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động của trẻ trong trường mầm non. Họ chỉ nghĩ đến lớp chỉ cần thấy con thuộc bài hát, bài thơ là được rồi nên phụ huynh chưa quan tâm đến các kỹ năng mà các con cần đạt được là như thế nào. 2.4. Khảo sát ban đầu: Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trên 26 trẻ tại thời điểm đầu năm học tôi đã thu được kết quả như sau: 6 * Với tác phẩm Văn học trẻ đã biết: + Phát hiện những tình tiết không đúng, những bức tranh khuyết thiếu minh họa cho trình tự câu chuyện, bài thơ trẻ đã biết. + Sắp xếp tranh theo trình tự câu chuyện trẻ đã biết. + Kể tiếp đoạn truyện còn thiếu vừa được nghe. + Sáng tạo thêm tình tiết mới, phần mở đầu, kết thúc một câu chuyện. + Kể chuyện theo tranh. + Đóng kịch. Giáo viên khai thác tối đa các giá trị về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (từ mới, từ khó, hình ảnh văn học, tình tiết, diễn biên, mở đầu, kết thúc...) giúp trẻ đạt được mục tiêu đề ra. Hình thức các lần đọc thơ, kể chuyện cần đa dạng, tăng dần mức độ hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào bài thơ, câu chuyện, kết hợp sử dụng đồ dùng đơn giản, phù hợp, sáng tạo. Khai thác hiệu quả đồ dùng sẵn có và sản phẩm của trẻ. Tăng cường cho trẻ mô phỏng lại một số hình ảnh đơn giản, cảm xúc của nhân vật nhằm tạo cảm xúc và hứng thú của trẻ. Hình thức và địa điểm tổ chức: Có thể dạy cả lớp, chia nhóm nhỏ, đội hình tự do. Tổ chức trong lớp, ngoài trời, góc văn học, thư viện... * Một số câu hỏi cho trẻ hiểu tác phẩm truyện: - Câu hỏi về nội dung: Có những ai? Làm gì? Chuyện gì xảy ra? - Câu hỏi về ngữ điệu giọng của các nhân vật: Nói gì? Nói như thế nào? - Câu hỏi yêu cầu trẻ trả lời sử dụng ngôn ngữ miêu tả: Thế nào? Như thế nào? - Câu hỏi về cảm xúc chung: Thích nhất điều gì? Thích nhất nhân vật nào? - Câu hỏi tưởng tượng, đoán biết: Chuyện gì sẽ xảy ra? - Câu hỏi sáng tạo: Nếu là con thì con sẽ làm gì? Làm thế nào? - Câu hỏi giáo dục: Hỏi thái độ, cách đánh giá của trẻ (VD: Trong truyện Bác gấu đen và 2 chú thỏ, bạn thỏ nào đáng khen hơn? Vì sao?) Đặt trẻ vào tình huống trong tác phẩm hướng tới việc giáo dục trẻ, trẻ rút ra bài học từ tác phẩm (VD: khi mẹ ốm, con sẽ làm gì? ở nhà con làm gì giúp mẹ? * Một số câu hỏi giúp trẻ hiểu tác phẩm thơ: Bài thơ tên là gì? Bài thơ nói về điều gì? Con thích nhất câu thơ nào trong bài? * Đọc sách, truyện cho trẻ nghe: Cần được tăng cường và chú trọng - Lựa chọn sách có chủ đề trẻ hứng thú, cỡ chứ to cùng với hình ảnh minh họa rõ ràng, câu văn đơn giản. - Hướng dẫn thực hiện: + Giới thiệu sách: Trang bìa, trước, sau, tên tác phẩm, tác giả, hình ảnh minh họa trên trang bìa. Hướng dẫn cách đọc sách (cầm sách, giở sách, hướng đọc, phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách, giữ gìn sách). 8 động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng... Phụ lục 5: Xây dựng góc Văn học gần góc yên tĩnh, xa các góc ồn ào 3.3: Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Là một người giáo viên thì cô giáo phải linh động trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trên thực tế thì việc tổ chức các hoạt động học được diễn ra chủ yếu ở trong tiết học và cũng có 1 số hoạt động dạy trẻ diễn ra ngoài tiết học: - Giờ đón-trả trẻ: Cô có thể kể cho các con nghe một số câu chuyện có nội dung đơn giản, dễ hiểu giúp các con thấy vui vẻ và yên tâm hơn khi vào lớp Phụ lục 6: Trẻ được nghe cô kể chuyện trong giờ đón-trả trẻ - Giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ quan sát các mảng tường do nhà trường vẽ các nhân vật cổ tích. Hay quan sát tại góc thư viện của nhà trường. Phụ lục 7: Trẻ quan sát tranh tường. - Giờ hoạt động góc: Cô cho trẻ làm sách truyện, dán hình các nhân vật, tô màu các nhân vật trong bài thơ câu chuyện, làm sách truyện, cắt dán các nhân vật trong truyện,... - Trước khi ngủ: Không những thế trong hoạt động góc như trẻ có thể tạo hình các nhân vật trong câu chuyện. Phụ lục 8: Trẻ tạo hình các nhân vật trong câu chuyện - Giờ chuẩn bị cơm trưa, ăn trưa xong chuẩn bị đi ngủ, sau lúc ngủ dậy và kể cả giờ chơi tự do cô có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện, đọc cho trẻ nghe những bài thơ. Phụ lục 9: Trẻ lắng nghe cô kể chuyện trước giờ ngủ trưa. - Hoạt động chiều: Những buổi chiều cô có thể tổ chức hoạt động tự chọn cho trẻ bằng cách cô ngồi kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện giáo dục đạo đức cho trẻ....................để tích lũy thêm vốn từ phong phú về văn học, giúp trẻ yêu những câu chuyện cổ tích Việt Nam. 3.4: Phối hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ học tốt hoạt động văn học: Trao đổi với phụ huynh thông qua góc tuyên truyền. Hàng tuần hoặc hàng tháng, chủ đề phụ huynh sẽ được cô giáo cho biết những bài hát, bài thơ, câu chuyện mới để ở góc tuyên truyền phụ huynh mang về cho con đọc, dạy con thêm ở nhà để giúp trẻ học tốt hơn khi đến lớp. Tuyên truyền với phụ huynh vê việc tạo một góc sách tại gia đình và gây dựng thói quen cùng đọc sách 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 4.1- Đối với giáo viên: - Nâng cao được khả năng cảm nhận tác phẩm văn học, kỹ năng đọc kể tốt hơn. - Sưu tầm, vận động được nhiều truyện tranh hay cho trẻ.
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_mon_lam_que.docx
- SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở.pdf