SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép tại Trường Mầm non Thạch Đà A
Khi nói đến giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo, người ta thường nghĩ ngay đến hoạt động tạo hình đầu tiên. Với sự phong phú của các thể loại như xé dán, vẽ, nặn, chắp ghép… hoạt động tạo hình giúp cho trẻ không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Trong những sản phẩm do trẻ tạo ra đó chứa đựng biết bao sự tưởng tượng kì diệu, ước muốn của trẻ và thông qua đó thỏa mãn nhu cầu khám phá, nhu cầu tạo ra “cái đẹp” và thưởng thức “cái đẹp” đang không ngừng nảy nở và phát triển của trẻ. Do vậy, hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động chắp ghép nói riêng là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm và nảy nở những mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, phát triển tình yêu với “cái đẹp”. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề trên, là một giáo viên mầm non, tôi thấy cần phải nhận thức đúng vai trò của việc giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non nói chung và đối với trẻ 3-4 tuổi nói riêng. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép tại trường mầm non Thạch Đà A” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép tại Trường Mầm non Thạch Đà A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép tại Trường Mầm non Thạch Đà A
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 3.1. Nghiên cứu lý luận 2 3.2. Tìm hiểu thực trạng 2 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận của đề tài 3 1.1. Một số khái quát về hoạt động chắp ghép 3 1.2. Hoạt động chắp ghép của trẻ 3 – 4 tuổi. 3 1.3. Vai trò của hoạt động chắp ghép đối với sự phát triển của trẻ 4 1.4. Ý nghĩa và tác dụng của hoạt động chắp ghép 5 2. Thực trạng của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua 5 hoạt động chắp ghép. 2.1. Đặc điểm tình hình 5 2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng 6 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 6 2.4. Một số vấn đề hạn chế trong tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ ở 9 trường mầm non 3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi 9 thông qua hoạt động chắp ghép tại trường mầm non Thạch Đà A. 3.1. Hình thành khái niệm về “cái đẹp” cho trẻ, giáo dục trẻ biết yêu quý 9 bảo vệ “cái đẹp” 3.2. Khi tổ chức hoạt động chắp ghép giáo viên cần: 10 3.3. Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động chắp ghép 11 cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 3.4. Kết hợp với phụ huynh. 12 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 13 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 14 2. Khuyến nghị 14 2.1. Đối với PGD & ĐT huyện Mê Linh 14 2.2. Đối với nhà trường 14 2.3. Đối với gia đình 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra 16 Phụ lục 2: Một số hình ảnh liên quan 19 2 / 21 để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 3.2. Tìm hiểu thực trạng Tìm hiểu các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Thạch Đà A, đặc biệt là các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động chắp ghép. 4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Thạch Đà A 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Trường mầm non Thạch Đà A – Mê Linh – Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2023 đến tháng 3/2024. 5. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, đọc, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu về cơ sở phương pháp luận, tài liệu tâm lý học, giáo dục học, phương pháp tổ chức tạo hình, các công trình nghiên cứu thực tiễn đã được công bố nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát: Quan sát các giờ hoạt động chắp ghép của cô và trẻ. Đồng thời thu thập một số thông tin liên quan đến việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp điều tra trực tiếp: Dùng phiếu câu hỏi đối với các giáo viên của trường mầm non Tiền Phong để tìm hiểu thêm thông tin về việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động chắp ghép. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ. + Phương pháp so sánh: So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. + Phương pháp thống kê: Tổng hợp, thống kê các kết quả đã điều tra. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận của đề tài: 1.1. Một số khái quát về hoạt động chắp ghép. - Khái niệm: Hoạt động chắp ghép là sắp đặt, gắn ghép từ các hình khối, các chi tiết tạo nên các mô hình trong không gian ba chiều với nhiều chất liệu khác nhau. Hoạt động chắp ghép của trẻ mầm non được hiểu như một loại hình hoạt động tổng hợp. Đây là một loại bài trong các loại bài hoạt động tạo hình trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động chắp ghép còn bao gồm cả hoạt động xếp ghép bao gồm kết hợp cả kỹ thuật và mĩ thuật với nhiều chức năng như lắp ghép, xếp, dính, dán, xếp Hoạt động này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và đặc biệt lôi cuốn được trẻ tích cực tham gia. Ở đó trẻ chủ yếu thể hiện các mô hình, kết cấu không gian ba chiều và phối hợp với hình thức thể hiện trên không gian hai chiều. Nội dung của hoạt động chắp ghép từ đơn giản đến phức tạp như xếp hình từ những modun có sẵn đến đa dạng như cắt gấp gia công 4 / 21 nhịn, biết chia sẻ, biết cùng nhau làm việc, phân công công việc và điều hòa giữa lợi ích chung với lợi ích cá nhân. Qua đó hình thành ở trẻ ý thức lao động, hứng thú, lòng yêu lao động và thái độ biết trân trọng sản phẩm lao động. - Đối với sự phát triển thể chất Hoạt động chắp ghép cũng có vai trò to lớn trong việc phát triển thể chất của trẻ. Hoạt động chắp ghép được tổ chức trong môi trường có tính thẩm mỹ, trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái sẽ tạo cho trẻ niềm vui sướng. Chính sự vui vẻ, phấn khởi, thích thú này tác động tích cực tới hoạt động của tim mạch, điều hòa hệ thần kinh và có ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ hoạt động của cơ thể. Mặt khác, thông qua hoạt động chắp ghép giúp trẻ nâng cao khả năng vận động tinh, sự phối hợp giữa các cơ nhỏ của bàn tay và ngón tay được thuần thục, khéo léo hơn. - Đối với sự phát triển khả năng sáng tạo Hoạt động chắp ghép là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo của trẻ. Sự sáng tạo được thể hiện thông qua sản phẩm của hoạt động, sự sáng tạo còn thể hiện ở vật liệu sử dụng, ý tưởng, thông điệp mà trẻ muốn gửi gắm thông qua sản phẩm của mình. Trong hoạt động chắp ghép trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua các sản phẩm mới lạ, độc đáo. Sự sáng tạo trong hoạt động chắp ghép của trẻ là tạo ra những sản phẩm không mang tính chất rập khuôn máy móc. Chính vì vậy, hoạt động chắp ghép giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. - Đối với giáo dục thẩm mỹ Hoạt động chắp ghép có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động chắp ghép là một loại hình tổng hợp trẻ có thể sử dụng nhiều kĩ năng đa dạng như xé, dán, lắp ráp từ các vật liệu khác nhau như giấy màu, vỏ, hạt, len, hộp nhựa để tạo nên các sản phẩm mới khác nhau. Ngoài ra trẻ còn được tiếp xúc với các tác phẩm mẫu nghệ thuật, trẻ được quan sát nhận xét sản phẩm của các bạn để thấy được “cái hay, “cái đẹp” trong mỗi sản phẩm từ đó giúp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 1.4. Ý nghĩa và tác dụng của hoạt động chắp ghép. Hoạt động chắp ghép là một dạng hoạt động dùng các phương tiện, kỹ thuật tạo hình phối kết hợp với các trò chơi giúp trẻ tìm hiểu và khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động chắp ghép trẻ được xây dựng các mô hình trong không gian ba chiều như: nhà cửa, cầu cống, các công trình xây dựng khác... Trong quá trình chắp ghép, xây dựng các mô hình nhằm phát triển các khả năng hoạt động trí tuệ, trẻ được học cách so sánh, kiểm tra, đối chiếu và nhận ra các đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng từ đó tự biêt cách lập kế hoạch chắp ghép các mô hình có kết cấu hợp lý, khoa học và có tính thẩm mỹ. Hoạt động chắp ghép giúp trẻ phát triển tư duy, phát triển khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển tình cảm xã hội. Hoạt động chắp ghép là điều kiện thuận lợi để giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ. Qua hoạt động trẻ cảm nhận được cái đẹp về thế giới xung quanh, đồng 6 / 21 Nhận thức Giáo viên Tỉ lệ Rất quan trọng 7 70% Quan trọng 3 30% Không quan trọng 0 0% + Mức độ tổ chức hoạt động chắp ghép trong các tiết hoạt động tạo hình ở trường mầm non Mức độ Giáo viên Tỉ lệ Thường xuyên 2 20% Thi thoảng 4 40% Rất ít 4 40% + Khó khăn thường gặp phải khi tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ Lựa chọn Giáo viên A. Số lượng trẻ đông 10 B. Trẻ không hứng thú tham gia hoạt động 0 C. Nhận thức của trẻ không đồng đều 7 D. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chắp ghép còn hạn chế 8 Ý kiến khác 0 + Mức độ về việc nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ của trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép Mức độ Giáo viên Tỉ lệ Khó 6 60% Bình thường 4 40% Dễ 0 0% + Mức độ quan trọng của từng khâu trong hoạt động chắp ghép Các tiêu chí Quan Bình Không trọng thường quan trọng Tạo hứng thú cho trẻ 10 0 0 Tổ chức cho trẻ quan sát mẫu thật 10 0 0 Củng cố và gợi nhớ hình ảnh đã quan sát 10 0 0 Hướng dẫn và cung cấp kĩ thuật 10 0 0 Cho trẻ tự do thể hiện 10 0 0 Đánh giá sản phẩm tạo hình 10 0 0 + Chất lượng sản phẩm chắp ghép của trẻ • Lớp 3 tuổi C1 Mức độ Tiêu chí Cao Trung bình Thấp Số lượng 3 14 9 Tỉ lệ 11,5% 53,8% 34,7%
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_mon_tao_hinh_cho_tre.doc