SKKN Giải pháp tổ chức tốt giờ hoạt động ngoài trời, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Toàn Thắng

Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính động lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường chơi hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Chính vì vậy trong năm học này tôi đã không ngừng học hỏi ở các chị em đồng nghiệp, ở các trường bạn, tìm tòi đọc các loại sách, báo, mạng internet. Từ đó tôi có thể tự tìm tòi suy nghĩ ra những nội dung mới lạ để tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời với một môi trường hợp lý và có tính phát triển. Bởi vì môi trường cho trẻ hoạt động chính là nơi cung cấp nguồn thông tin về thế giới tự nhiên xung quanh trẻ, là nơi khuyến khích tính độc lập và tính tích cực hoạt động của trẻ. Vì vậy, tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn trẻ. Từ đó giúp tôi củng cố bổ sung cho trẻ kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần, đồng thời còn góp phần nâng cao mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với các ban, tạo cho trẻ sự hiểu biết và dần hình thành cho trẻ những kiến thức về môi trường xung quanh. Một trong những kiến thức cho trẻ làm quen với thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ đạt kết quả đó là tổ chức cho trẻ quan sát. Đây là một hình thức kích thích óc tìm tòi, khám phá của trẻ rất tốt. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ, có thể nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu cho từng trường hợp quan sát. Nhằm giúp trẻ quan sát hiệu quả nhất, tôi hướng trẻ cùng tham gia chuẩn bị nội dung khi quan sát.
doc 10 trang lethu 24/07/2024 730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp tổ chức tốt giờ hoạt động ngoài trời, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Toàn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp tổ chức tốt giờ hoạt động ngoài trời, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Toàn Thắng

SKKN Giải pháp tổ chức tốt giờ hoạt động ngoài trời, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Toàn Thắng
 - Qua nhiều sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện nhiều năm tuy có sự 
thay đổi nhưng vẫn không mang lại hiệu quả cao.
 - Việc giới thiệu bài theo lối mòn, thiếu sáng tạo, chưa thu hút được trẻ.
 - Cô chưa thay đổi hình thức giới thiệu bài theo chủ đề và nếu có thay đổi thì 
sự thay đổi chưa thực sự khéo léo, chưa linh hoạt, sáng tạo cao.
 - Đồ dùng đồ chơi chưa phong phú, đa dạng và hấp dẫn. 
 - Nhận định và bình luận:
 + Đối với trẻ mẫu giáo bé, trẻ dễ dàng bị cuốn hút vào các hoạt động, nhưng 
rất dễ nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu bản thân trẻ không còn hứng thú. 
Còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin không thích tham gia vào tập thể. Môi 
trường hoạt động ngoài trời sẽ là môi trường hoạt động hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu 
chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên tác 
động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu về sự vật xung quanh trẻ trong 
các tình huống. Những câu hỏi vì sao? Làm thế nào?...và sự tò mò ham hiểu biết 
của trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát 
triển nhân cách cho trẻ. 
 II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 - Tên giải pháp đề xuất: Giải pháp tổ chức tốt giờ hoạt động ngoài trời, 
nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) trong trường 
mầm non.
 - Mục đích: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ 
trong các trường Mầm non. 
 - Nội dung giải pháp đề xuất: Xây dựng cách thức tổ chức hoạt động vui 
chơi ngoài trời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ trong trường 
Mầm non.
 1. Giải pháp 1: Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức 
tốt hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ trong trường 
mầm non.
 + Giáo dục thể chất là nhiệm vụ hàng đầu quan trọng nhất và có ý nghĩa 
sống còn đối với con người, đặc biệt với trẻ mầm non. Để làm được điều trên thì 
 -2- khả năng của từng trẻ, có thể nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu cho từng trường hợp 
quan sát. Nhằm giúp trẻ quan sát hiệu quả nhất, tôi hướng trẻ cùng tham gia chuẩn 
bị nội dung khi quan sát.
 Ví dụ: Ở chủ đề Thực vật có thể tận dung cho trẻ nhặt và quan sát lá cây 
trong sân trường xếp thành các hình hoặc nhặt các quả của cây xanh trong sân 
trường để ươm mầm và sang ngày khác cho trẻ ra chăm sóc tưới nước, những ngày 
sau nữa tiếp tục cho trẻ quan sát đến lúc cây nảy mầm như vậy vừa kích thích tính 
tò mò, tìm hiểu, vừa thu hút khiến trẻ mong chờ vào hoạt động ngày tiếp theo. Tôi 
có thể yêu cầu trẻ về nhà tìm và mang đến lớp một số loại cây, hoa để cả lớp cùng 
quan sát. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị các câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy cho trẻ 
thông qua việc tổ chức các thí nghiêm như “Thí nghiệm hoa nở trong nước”, 
“Trứng nổi trứng chìm”Với những nội dung trên thì tôi đã tổ chức bằng cách tôi 
đan xen giữa hình thức này với hình thức kia giúp trẻ hứng thú và không bị nhàm 
chán.
 Ví dụ: Tổ chức cho tre cùng thực hiện “Thí nghiệm hoa nở trong nước” Tôi 
đã chuẩn bị một bể nước và rất nhiều loại hoa giấy đủ các màu sắc. sau đó tôi 
hướng dẫn và cùng tre gấp các cánh của cánh hoa lại rồi thả các bông hoa giấy vào 
bể nước và quan sát. Tôi đặt ra câu hỏi “Khi thả bông hoa vào bể nước các con 
thấy hiện tượng gì xảy ra? Thế vì sao bông hoa lại nở? Nếu trẻ không trả lời được 
tôi sẽ gợi ý cho trẻ hoặc có thể giải thích cho trẻ hiểu là khi hoa giấy gặp nước, 
cánh hoa sẽ ngấm nước mềm ra và tự bung ra tạo thành những bông hoa nở.
 Hoặc tôi cho tre thực hiện “Thí nghiệm trứng nổi trứng chìm” Khi tổ chức 
thí nghiệm này, tôi đã chuẩn bị 2 quả trứng gà và 2 cốc thủy tinh có chứa lượng 
nước bằng nhau ( 1 cốc nước lọc và 1 cốc nước muối đã hòa tan). Sau đó tôi đố trẻ 
“Cô đố các con, khi quả trứng cho vào nước thì điều gì sẽ sảy ra?”. Để chứng minh 
điều tre nói thì tôi cho 2 trẻ lên thực hiện thí nghiệm thả trứng vào 2 cốc nước đã 
chuẩn bị sẵn. Lúc đó trẻ sẽ tư duy suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi: tại sao? Vì sao? 
Qua đó tôi giải thích rõ hiện tượng, vì sao trứng nổi? Vì sao trứng chìm? Cho trẻ 
nghe. Với hình thức tổ chức như vậy, tôi thấy mình đã lôi cuốn được trẻ, trẻ tham 
gia hoạt động tích cực hơn.
 -4- Ví dụ: Trò chơi 3 “Ai cao hơn”
 Chuẩn bị: Bong bóng hoặc bông hoa, chiếc lá, những con vật, buộc lại thành 
dây cột ở trên cao (Vừa với tầm với của trẻ). Tôi thiết kế sợi dây đó bằng cách kéo 
di chuyển được, đến khi đến giờ chơi, tôi chỉ việc kéo sơi dây là những đồ vật đó 
sẽ thả xuống trên đầu trẻ ngang qua lớp học.
 Cách chơi: Trẻ nhảy cao với để bắt được các đồ vật trên sợi dây của tôi trên 
nền nhạc, tôi có thể nâng sợi dây lên và hạ sợi dây xuống tùy thích để tạo hứng thú 
cho trẻ.
 + Ví dụ về làm đồ chơi: Tôi vận động phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật 
liệu như chai nhựa, non sữa để tạo ra một số đồ chơi ngoài trời.
 Ví dụ 1: Thiết kế đồ chơi với nước “Chiếc phễu kỳ diệu”
 Để tạo hứng thú cho tre khi chơi với cát, nước, tôi đã nghĩ ra và thiết kế một 
đồ chơi có tính liên hoàn mà nhiều bạn có thể cùng chơi nhằm tạo sự hứng thú cho 
trẻ. Tôi dùng các ống nước nhựa và 5 chai coca loại to, cắt lấy phần đầu làm 5 
chiếc phễu và tôi cố định thật chắc chán, nối giữa hai phễu bằng một ống dây dẩm 
bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Khi các bạn đổ nước vào phễu thì nước sẽ chuyền qua 
ống dây và đổ xuống bể cá, lúc này nước trong bể chuyển động làm cho những chú 
cá uyển chuyển giống như đang bơi gây khó khăn cho các bạn khi chơi câu cá. Với 
bộ đồ chơi này, số lượng có thể lên tới 7 cháu cùng chơi, 3 cháu chơi đổ nước vào 
phễu còn lại 4 cháu kia cùng chơi câu cá.
 Ví dụ 2: Thiết kế đồ chơi “Đi cà kheo”
 Để thiết kế trò chơi này tôi đẫ dùng vỏ hai non sữa bột của trẻ, khoan hai lỗ 
đối xứng ở phần gần đáy mõi non sữa và dùng dây thừng buộc chặt lại sao cho 
vòng dây vừa tầm với tay của trẻ, khi chơi sẽ giữ được thăng bằng.
 Ngoài ra tôi còn tận dụng các đồ dùng có sẵn của nhà trường và làm thêm 
các đồ chơi để trẻ được thỏa thích, đắm mình trong phần chơi tự do như: Thả vật 
chìm, vật nổi, Thả thuyền trên nước, Câu cá, Đập bong bóng, Ném vòng cổ chai, 
Đi theo bước chân, Bò chui qua cỏng, phóng máy bayvà sưu tầm sử dụng các trò 
chơi dân gian theo chương trình đổi mới để tổ chức cho trẻ trong phần vui chơi tự 
do.
 -6- - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc tổ chức vui chơi cho trẻ: Trao 
đổi những kinh nghiệm, những biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ được 
vui chơi nhằm đem lại cho trẻ có một sức khỏe tốt, kiến thức đủ theo độ tuổi của 
trẻ. 
 II. 2. Tính mới tính, sáng tạo
 1. Tính mới
 Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Đây là một trong 
những hình thức tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ, giúp trẻ phát triển về mọi 
mặt: Đức, trí, thể, mỹ và lao động. Hoạt động vui chơi ngoài trời giúp trẻ được tiếp 
xúc với thiên nhiên, được tự mình trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, được hít thở 
không khí trong lành, góp phần nâng cao sức khỏe, đồng thời giúp trẻ phát triển 
một cách toàn diện.
 Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ được rèn luyện nhanh nhẹn, 
thích ứng với môi trường tự nhiên, phát triển ngôn ngữ tư duy, ghi nhớ, đồng thời 
giúp trẻ mạnh dạn hơn và tự tin hơn trong giao tiếp. Suất phát từ tầm quan trọng 
của hoạt động vui chơi ngoài trời, tôi đã thực hiện và đưa ra một số giải pháp nhằm 
tổ chức hoạt động ngoài trời theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 Hiểu được tầm quan trọng đó nên trong quá trình giảng dạy tôi đã đi sâu vào 
nghiên cứu và chọn đề tài: “Giải pháp tổ chức tốt giờ hoạt động ngoài trời, 
nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) trong 
trường mầm non”.
 2. Tính sáng tạo
 Trẻ được tham gia chơi hoạt động ngoài trời với nhiều hình thức tổ chức 
khác nhau trong các hoạt động, và trong các chủ đề khác nhau. Cho trẻ được trải 
nghiệm theo sự hiểu biết của trẻ, mọi hoạt động đều hướng vào trẻ, lấy trẻ làm 
trung tâm. 
 Từ đó sẽ tạo cho trẻ sự mới mẻ, hấp dẫn thu hút hứng thú của trẻ trong mỗi 
giờ hoạt động đồng thời giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động.
 II. 3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến
 -8- - Hiệu quả về mặt thể chất: Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, trẻ có tâm thế hơn trong 
các hoạt động tiếp.
 Trên đây là một số giải pháp “Giải pháp tổ chức tốt giờ hoạt động 
ngoài trời, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé (3-4 
tuổi) trong trường mầm non”. Mà trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được 
qua thực tiễn.
 Tôi kính mong sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp 
 để tôi hoàn thành tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ của mình trong các năm 
 học tiếp theo.
 Tôi xin trân trọng cám ơn!
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Tiên Lãng, ngày 10 tháng 11 năm 2022 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến
.
.
. 
 Phạm Thị Bích
 -10-

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_to_chuc_tot_gio_hoat_dong_ngoai_troi_nham_pha.doc