SKKN Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non
Bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn, các đợt hội giảng do nhà trường tổ chức, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với tổ chuyên môn, cán bộ quản lý của trường về những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu. Từ đó rút ra được một số kinh nghiệm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để áp dụng vào quá trình giảng dạy của tôi tại lớp. Tôi tự tìm tòi khám phá qua mạng intenet để tìm kiếm những tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bản thân, trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non
2 giáo lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng phối kết hợp với giáo viên và nhà trường trong việc giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. 6. Mục đích của giải pháp Tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, có tác phong sư phạm tốt không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trẻ tích cực hoạt động, tự khám phá bằng các giác quan, phát huy tính tích cực của trẻ. Trẻ được chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống. Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ, quan tâm hơn tới việc tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến. - Nội dung: Để thực hiện tốt giải pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” tôi đã thực hiện tốt các bước sau: * Bước 1: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp về “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn, các đợt hội giảng do nhà trường tổ chức, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với tổ chuyên môn, cán bộ quản lý của trường về những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu. Từ đó rút ra được một số kinh nghiệm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để áp dụng vào quá trình giảng dạy của tôi tại lớp. Tôi tự tìm tòi khám phá qua mạng intenet để tìm kiếm những tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bản thân, trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. 4 (Hình ảnh môi trường ngoài lớp học) + Môi trường bên trong lớp học - Bố trí sắp xếp các góc chơi phù hợp, gọn gàng, thuận tiện trong việc tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi một cách tích cực. - Trang trí lớp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm: tôi chia ra làm 2 phần, phần bên trên là sản phẩm mẫu của cô, phần bên dưới là những nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động. (Hình ảnh trang trí lớp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm) - Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi tự tạo sẽ góp phần kích thích, khơi dậy sự tò mò khám phá của trẻ. Chính vì thế ngay từ đầu năm tôi đã lên kế hoạch làm một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ như sau: Ví dụ: Làm nơ tay để cho trẻ tham ra vào hoạt động âm nhạc, hoạt động góc. Để có được những bộ đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động học và 6 Các hoạt động tôi tổ chức cho trẻ diễn ra tự nhiên, linh hoạt và đổi mới để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thoải mái không gò ép. Giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách thực tế và hiệu quả. Ví dụ 1: Hoạt động khám phá khoa học: “Khám phá một số loại rau, củ, quả”. Ở hoạt động này tôi đã cho trẻ cùng nhau thảo luận, khám phá các loại rau, củ, quả bằng vật thật. Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm của các loại rau củ quả bằng cách nhìn, sờ, ngửi, nếm, thực hành, trải nghiệm. Vì vậy mà trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô và bạn. Trẻ đã biết được tên gọi, đặc điểm, lợi ích của các loại rau, củ, quả trong thực tế hàng ngày. Ví dụ 2: Hoạt động LQ với toán: “Nhận biết nhóm đối tượng có số lượng là một. Ngoài việc cho trẻ thảo luận, tìm hiểu nhóm đối tượng có số lượng là 1, nhận biết số lượng 1 ra tôi còn giúp trẻ kiến thức qua các trò chơi như: tạo dáng; Xếp bằng viên sỏi mầu; Tạo từ que kem, và nhận biết nhóm đồ vật thực tế tại lớp. Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ tích cực vào hoạt động và nhớ rất nhanh. Ví dụ 3: Hoạt động trải nghiệm “Làm các con vật từ lá cây” Trẻ không những được biết tên gọi, đặc điểm, môi trường sống của các con vật mà còn được tham gia làm các con vật bằng lá cây, bèo tây hay xếp đoàn tàu từ các khối hình. Với các hoạt động trải nghiệm khác nhau của mỗi chủ đề tôi thấy trẻ phát huy được tính sáng tạo của mình, biết yêu thích, quý trọng các sản phẩm làm ra. Từ đó giúp trẻ nhận thức tốt và tích lũy được kinh nghiệm sống cho bản thân. (Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm) Như vậy với việc đổi mới sáng tạo các hoạt động theo quan điểm giáo dục 8 Trẻ nắm vững kỹ năng vận dụng linh hoạt sáng tạo 48% 96% và thực tế. Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc 44% 100% 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp Áp dụng biện pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” đã đem lại cho giáo viên nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, các giờ tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ của giáo viên vững vững vàng hơn, hấp dẫn hơn, phấn khởi hơn. Trẻ ngày càng hứng thú, mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tham gia giờ vào các giờ học... Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo cũng đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng đồng, vận động cộng đồng cùng chung tay chăm sóc giáo dục trẻ. Biện pháp: “Giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C2 trường mầm non Tân Tiến” đã được áp dụng tại lớp mẫu giáo 3 - 4 rất hiệu quả và có thể áp dụng tất cả các lớp cũng như các trường MN trong thành phố. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến + Về lợi ích kinh tế: Giảm chi phí làm đồ chơi cho trẻ cho trẻ (500.000đ/tháng) + Về lợi ích xã hội: Nâng cao nhận thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phụ huynh học sinh yên tâm. Góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng đồng, vận động cộng đồng cùng chung tay chăm sóc giáo dục trẻ. * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả giải pháp (Chữ ký và họ tên) (Chữ ký và họ tên)
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_cho_tre_mau_giao_3_4_tuo.doc