SKKN Hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Để khắc phục các nhược điểm của biện pháp cũ đã nêu trên, tôi đưa ra biện pháp mới với mục đích: Giúp bản thân cũng như các đồng nghiệp nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm khi giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Giúp trẻ có ý thức tham gia và ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sống xung quanh trẻ. Từ đó hình thành hành vi, thái độ đúng đắn của trẻ với môi trường. Tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh trong công tác chăm giáo dục trẻ nói chung và trong giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ nói riêng.
doc 13 trang lethu 26/06/2024 1531
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

SKKN Hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 2
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
 VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường trong trường mầm 
non cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/09/2022
 3. Các thông tin cần bảo mật: Không
 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
 Với các giải pháp cũ từng làm, bản thân giáo viên đã thực hiện vận dụng trên 
trẻ và nhận thấy thực trạng cũng như nhược điểm gặp phải trước khi áp dụng giải 
pháp: “Hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường trong trường mầm non cho trẻ mẫu 
giáo 3-4 tuổi” như sau:
 - Các nội dung hướng dẫn, giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường chưa 
phong phú nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ còn 
chưa hệ thống, chưa thường xuyên và chỉ thực hiện giáo dục qua kinh nghiệm của 
cô giáo.
 - Việc tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong nội dung giáo dục ý thức 
bảo vệ môi trường cho trẻ vẫn chưa được đẩy mạnh.
 - Trẻ mới bước qua giai đoạn nhà trẻ và lên lớp mẫu giáo, một số trẻ mới 
được đến trường nên chưa quen với nề nếp, thói quen sinh hoạt cũng như nội quy 
riêng của trường lớp về việc bảo vệ môi trường xung quanh.
 - Một số trẻ còn quấy khóc, có tính ỉ lại, dựa dẫm và người thân, chưa có 
tính tự giác, chưa hiểu và nhận thức được việc cần thiết nên bảo vệ môi trường và 
chưa phân biệt được hành vi nên – không nên; đúng – sai... của mình với môi 
trường.
 - Nhận thức của một số phụ huynh về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, 
còn tư tưởng nuông chiều con quá mức, lo sợ con còn nhỏ hoặc mới đến lớp quấy 
khóc nên hay mua quà bánh, đồ ăn sẵn cho con mang đến lớp qua đó tạo cơ hội để 4
 Phương pháp này giáo viên có thể trò truyện, đàm thoại, đọc thơ, kể chuyện, 
giải thích... mục đích để truyền đạt những thông tin từ trẻ đồng thời kích thích trẻ 
suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc.
 Ví dụ: Trong chủ đề về các hiện tượng tự nhiên để giúp trẻ nhận ra những 
việc làm tốt, những việc làm không tốt kích thích trẻ suy nghĩ bộc lộ tình cảm, cô 
kể cho trẻ nghe câu truyện “Giọt nước tí xíu”. Qua câu truyện tôi trò chuyện giúp 
trẻ hiểu thêm về tầm quan trọng của môi trường đối với con vật, cây cối từ đó giúp 
trẻ thêm yêu quý thiên nhiên.
 Tôi lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn về 
kinh nghiệm của trẻ, tạo hứng thú bước đầu cho trẻ đối với những nội dung đặt ra.
Ví dụ: Tại sao phải trồng cây? Trồng cây trong lớp (sân trường) mình để làm gì? 
Muốn cây xanh tươi tốt chúng ta làm gì?... Với những câu hỏi đó, cô cho trẻ trao đổi 
với nhau những gì trẻ biết, động viên trẻ thể hiện những kinh nghiệm của bản thân.
Có thể buổi trò chuyện sẽ được tiếp diễn vào ngày hôm sau để tiếp tục giải quyết 
những câu hỏi được đặt ra, trẻ có thể nói thêm, kể thêm về các đối tượng.
 *Phương pháp trực quan minh họa
 Sử dụng phương pháp quan sát hình ảnh tranh vẽ. Tôi thường xuyên cho trẻ 
quan sát hình ảnh, xem video về những tác động tốt-xấu đối với môi trường và 
quan sát những hoạt động có ích của con người giúp trẻ có thái độ và biện pháp 
phù hợp với môi trường, với các con vật và cây cối.
 Ví dụ: Ở nội dung giáo dục kĩ năng xã hội tôi cho trẻ xem video hoặc hình 
ảnh về mức độ ô nhiễm nguồn nước, quan sát biểu hiện của cây, của con vật, của 
con người khi môi trường bị ô nhiễm thông. Qua đó, tôi trò chuyện với trẻ giúp trẻ 
nhận thức hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với con người.
 *Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ
 Mục đích của phương pháp này là để tuyên dương khích lệ trẻ kịp thời khi trẻ 
có thái độ, hành vi đúng để bảo vệ môi trường, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng 
những hành vi chưa có lợi đối với môi trường. Tôi luôn khuyến khích và ủng hộ trẻ 6
 Ví dụ: Đối với giờ học xé dán, tôi chuẩn bị cho trẻ giấy màu, hồ dán, rổ đựng 
giấy vụn... trong quá trình thực hiện tôi rèn trẻ biết tiết kiệm hồ dán, dùng một 
lượng hồ vừa phải để dán, có nhiều giấy vụn tôi nhắc trẻ để gọn vào trong rổ. Cuối 
giờ học tôi giao nhiệm vụ cho trẻ cùng bỏ giấy vụn vào thùng rác.
 + Trong giờ học khám phá: Để giúp trẻ nhận biết được lợi ích của cây đối 
với môi trường sống và yêu thích và chăm sóc cây, tôi cho trẻ quan sát cây, khám 
phá các bộ phận của cây, xem quá trình hình thành và phát triển của cây, lợi ích của 
cây đối với con người... Từ đó tôi giúp trẻ yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc và 
bảo vệ cây, biết yêu cái đẹp và tạo ra cái đẹp và đặc biệt là bảo vệ môi trường sống 
xung quanh trẻ.
 + Trong hoạt động làm quen với văn học:
 Qua các câu chuyện, bài thơ, tôi sẽ lồng ghép giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi 
trường bằng những việc làm cụ thể và vừa sức:
 Ví dụ: Ở chủ điểm “Các hiện tượng tự nhiên” tôi kể cho bé nghe câu chuyện 
“Cuộc phiêu lưu của những giọt nước”, qua đó tôi giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn 
nước và sử dụng nước tiết kiệm như vặn vòi nước vừa phải khi sử dụng, lấy đủ 
lượng nước cần uống, giáo dục trẻ biết yêu và quý trọng, bảo vệ nguồn nước bằng 
những việc làm phù hợp với lứa tuổi như: không vứt rác xuống ao hồ, vứt rác đúng 
nơi quy định. 
 + Trong hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội:
 Trong hoạt động này, với nội dung giáo dục kĩ năng xã hội tôi có thể xây 
dựng nhiều đề tài cụ thể và thực tế phù hợp với trẻ.
 Ví dụ: Với đề tài “Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định”, tôi đã lập kế hoạch rõ 
ràng về việc giáo dục trẻ bỏ rác đúng nơi quy định. Ở hoạt động trẻ được quan sát 
tác hại của việc xả rác bừa bãi qua hình ảnh và video, trẻ được tham gia thảo luận 
và trả lời các câu hỏi tình huống, quan trọng nhất đó là trẻ được thực hành bỏ rác 
đúng nơi quy định để tử đó ghi nhớ kĩ hơn về việc giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ 
môi trường xung quanh trẻ. 8
 Hình ảnh các bé chơi trò chơi bác sĩ
 Tại góc khám phá-trải nghiệm, tôi cho trẻ tìm hiểu về sự phát triển của cây, 
trồng cây, chăm sóc cây từ đó giúp trẻ biết lợi ích của cây đối với thiên nhiên, đối 
với môi trường sống, hình thành ở trẻ hành vi đúng đắn như không ngắt hoa, bẻ 
cành, biết yêu quý cái đẹp và mong muốn tạo ta cái đẹp trong môi trường.
 *Thông qua hoạt động lao động
 Thông qua hoạt động lao động tôi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 
qua lao động tự phục vụ, cụ thể một số hoạt động phục vụ cho cá nhân trẻ như đi vệ 
sinh cá nhân, cất đồ dùng gọn gàng, ăn hết suất,... Qua đó giúp trẻ có ý thức giữ gìn 
vệ sinh cá nhân, biết làm những công việc đơn giản phục vụ bản thân, biết cùng 
nhau giữ gìn vệ sinh chung, dọn dẹp sân vườn, trang trí lớp học.
 Hoặc qua hoạt động lao động chăm sóc các con vật nuôi bảo vệ môi trường 
sạch sẽ; lao động vệ sinh môi trường: Gom rác quét dọn cùng cô trong lớp, nơi 
sân trường, lau chùi đồ dùng đồ chơi,... đều là việc làm góp phần làm môi 
trường thêm sạch đẹp. 10
 * Thông qua hoạt động chiều:
 Buổi chiều là khoảng thời gian tương đối dài tôi tìm kiếm những video có 
tính giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ xem phim khu phố ổ chuột, tập phim bé 
tiết kiệm nước... để giáo dục trẻ những hành vi đúng về bảo vệ môi trường.
 Hình ảnh:Trẻ xem video về môi trường và tham gia trò chơi “Đúng - Sai”
 * Thông qua hoạt động nêu gương
 Cuối tuần tôi động viên khen ngợi những trẻ có những hành vi tốt đã có ý 
thức bảo vệ môi trường, tôi động viên, khích lệ, tuyên dương trẻ nên trẻ rất ý thức 
và thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.
 Biện pháp 3: Phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh trong việc giáo 
dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường .
 Sự phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên sẽ tạo nên sự liên kết giữa giáo 
viên và cha mẹ trẻ, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ 
nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng.
 Đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh để tuyên truyền về công tác 
chăm sóc giáo dục trẻ và việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Thông 
qua cuộc họp nhằm giúp phụ huynh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng về hình 
thành ý thức bảo vệ môi trường đối với trẻ. 12
 Những kết quả đạt được sau khi hình thành cho trẻ ý thức thói quen bảo vệ 
môi trường cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi:
 Trước khi thực Sau khi thực hiện 
 Nội dung hiện các biện pháp các biện pháp
 Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ 
 Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên 8/28 28,5% 27/28 96,4,%
 Đi vệ sinh đúng nơi quy định. 10/28 35,7% 28/28 100%
 Bỏ rác đúng nơi quy định 12/28 42,8% 28/28 100%
 Trẻ nhận biết một số hành vi đúng 
 11/28 39,2% 27/28 96,4,%
 sai với môi trường
 * Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp 
 - Môi trường trong và ngoài lớp học, trên khu vực sân trường, cổng trường 
luôn được giữ gìn vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ, an toàn và thân thiện.
 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến:
 Biện pháp “Hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường trong trường mầm non 
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” được áp dụng tại trường mầm non Hoa Sen đạt kết 
quả cao. Biện pháp có thể nhân rộng áp dụng đối với các trường học trên địa bàn 
thành phố.
 7.3: Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:
 Qua một thời gian áp dụng thực hiện “Hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường 
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non” đã thu được kết quả đáng khích 
lệ góp phần nâng cao ý thức giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non và 
mang lại nhiều lợi ích như:
 * Lợi ích về kinh tế:
 Khi áp dụng biện pháp trên đã tiết kiệm một phần kinh phí không hề nhỏ, đã 
thu hút được phụ huynh ủng hộ cây xanh, hoa, trai lọ phế thải,..., đã tận dụng được 
một số nguồn nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động 
trong ngày. 
 * Lợi ích về xã hội:
 - Đối với giáo viên:

File đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_ki_nang_bao_ve_moi_truong_trong_truong_mam_n.doc