SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường mầm non Phú Đông
Hiện nay các trương mầm non cũng đã bắt đầu chú trọng đến việc đầu tư các trang thiết bị, phòng học để tạo ra môi trường phù hợp cho cô và trẻ cùng trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh, khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản. Thực tế cho thấy đây là hoạt động hầu như tất cả trẻ đều thích thú và mong muốn tham gia nhiều nhất. Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động thí nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học còn rất hạn chế. Một mặt do quá trình thực hiện các thí nghiệm phức tạp cần nhiều thời gian, đồ dùng dụng cụ nhiều, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú. Với kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo bé nhiều năm tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp thí nghiệm khi tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với khoa học tự nhiên ,vẫn còn nhiều hạn chế. Đa phần giáo viên chưa ý thức đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của phương pháp thí nghiệm cho trẻ. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các hiện tượng khoa học, hiện tượng tự nhiên vẫn còn áp đặt trẻ ,đưa ra kiến thức ,yêu cầu trẻ nhắc lại, chưa quan tâm đến việc giúp trẻ tìm hiểu kiến thức thông qua trải nghiệm trực tiếp. Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng các thí nghiệm linh hoạt mang tính phát triển phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện thực tế của trường lớp. Do vậy hoạt động khám phá thế giới xung quanh đối với trẻ chưa đạt hiệu quả cao, chưa thu hút và tạo hứng thú cho trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản nên năm học 2022-2023 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi” trong trường mầm non.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường mầm non Phú Đông

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “ Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi” trong trường mầm non” 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học” . Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Từ khi trẻ ra đời đã muốn ngắm nhìn xung quanh và nhu cầu khám phá hình thành. Càng lớn, nhu cầu đó càng tăng lên. Nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa tự khám phá về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm kích thích, thỏa mãn trí tò mò của trẻ về thế giới xung quanh. Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chỉ ra rằng: Quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “Học bằng chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự thích thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệTừ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu về môi trường xung quanh. Vì vậy, việc tổ chức các thí nghiệm đơn giản để trẻ được hoạt động, được trải nghiệm là việc vô cùng cần thiết và hữu ích cho trẻ. Hiện nay các trương mầm non cũng đã bắt đầu chú trọng đến việc đầu tư các trang thiết bị, phòng học để tạo ra môi trường phù hợp cho cô và trẻ cùng trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh, khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản. Thực tế cho thấy đây là hoạt động hầu như tất cả trẻ đều thích thú và mong muốn tham gia nhiều nhất. Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động thí nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học còn rất hạn chế. Một mặt do quá trình thực hiện các thí nghiệm phức tạp cần nhiều thời gian, đồ dùng dụng cụ nhiều, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú. Với kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo bé nhiều năm tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp thí nghiệm khi tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với khoa học tự nhiên ,vẫn còn nhiều hạn chế. Đa phần giáo viên chưa ý thức đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của phương pháp thí nghiệm cho trẻ. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các hiện tượng khoa học, 3 II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé C1. Đa số các cháu đều là trẻ mới chưa qua lớp nhà trẻ. Khi nghiên cứu đề tài này tôi gặp phải một số thuận lợi, khó khăn sau: 1.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của phòng Giáo Dục và đào tạo, sự quan tâm Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và luôn quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ đạo sát sao về chuyên môn, luôn đóng góp ý kiến để nâng cao hình thức, nghệ thuật giảng dạy. - Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có năng lực sư phạm bên cạnh đó tôi cũng rất thích những hoạt động thí nghiệm, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc tôi luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động khám phá các thí nghiệm theo cách tốt nhất. Trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động khám phá khoa học. - Phụ huynh lớp tôi đa phần rất nhiệt tình, tạo điều kiện cho cô và trẻ thực hiện các buổi hoạt động khám phá, tích cực tham gia trao đổi, trò truyện cùng cô giáo về tình hình trẻ đã làm được các kĩ năng và nhận thức ở trên lớp, ở nhà để cô giáo và phụ huynh có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn. 1.2. Khó khăn: - Chưa có phòng riêng cho trẻ làm thí nghiệm. - Đồ dùng phục vụ thí nghiệm còn hạn chế. - Hoạt động tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm là một hoạt động khó nên giáo viên còn nhiều hạn chế về hình thức, kỹ năng tổ chức. - Các thí nghiệm, đôi khi cần phải sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau mà kinh phí có hạn. - Đồ dùng đồ chơi tuy đã được đầu tư song chưa phong phú về chủng loại, chưa có nhiều hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát. - Một số ít học sinh còn nhút nhát trong việc tiếp xúc khám phá các thí nghiệm. 2. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài: Nắm bắt được đặc điểm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm về nhận thức của trẻ 3-4 tuổi tôi đã đưa ra một vài tiêu chí để khảo sát trẻ trước khi tiến hành đề tài này. 5 trường đẹp hấp dẫn bằng cách : Tôi tìm hiểu các chủ đề trong tháng, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi 3-4 tuổi để tạo môi trường đẹp xung quanh trẻ. Tôi sưu tầm thiết kế những đồ dùng,đồ chơi ngộ nghĩnh, đáng yêu có màu sắc đẹp bố cục hợp lý phù hợp với tâm lý của trẻ. Minh chứng 1: Hình ảnh môi trường trong lớp học Đặc biệt tôi đã xây dựng góc “Bé khám phá khoa học” thật khoa học và đẹp mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Vị trí góc khám phá trong lớp ,tôi lựa chọn khu vực rộng rãi, gần cửa sổ, có nhiều ánh sáng tự nhiên và trẻ dễ dàng hoạt động. Điều này cũng góp phần kích thích sự tìm tòi ,mày mò và muốn khám phá khoa học. Các đồ dùng ,nguyên liệu luôn được để ngăn nắp, gọn gàng ,dễ nhìn, dễ lấy, giúp trẻ phát huy được tất cả kỹ năng, kiến thức của mình. Tôi luôn bổ sung các đồ dùng, nguyên liệu mới cho góc khám phá khoa học của lớp mình. Từ đó thu hút sự hứng thú của trẻ, kích thích được sự tò mò ham học hỏi của trẻ. Các ống thí nghiệm bằng thủy tinh, các đồ dễ vỡ được để ở riêng một chỗ, giúp trẻ dễ nhìn, dễ lấy nhất. Các nguyên liệu mở có sẵn như: Backingsoda, dấm, muối , đường ,dầu ăn, sữaThì được để vào từng khay theo từng loại thí nghiệm.Như vậy trẻ rất thuận lợi cho việc có đầy đủ ,đồ dùng dụng cụ cho thí nghiệm mà không mất quá nhiều thời gian đi tìm đủ đồ dùng để làm. Nhờ một số thay đổi về môi trường lớp học mà trẻ đã tự tin, thoải mái tự do để trải nghiệm khám phá, tìm tòi điều mới lạ qua từng thí nghiệm mà trẻ được làm. Minh chứng 2: Hình ảnh góc bé khám phá khoa học * Môi trường ngoài lớp học: Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng “Góc thiên nhiên” cho trẻ. Tôi đã sưu tầm các vỏ chai nhựa, các chậu nhựa để trồng các loại cây xanh và lớp tôi đã trồng được hơn 20 chậu cây xanh .Hàng ngày trẻ chăm sóc cây tưới nước, lau lá, nhặt cỏ Minh chứng 3: Hình ảnh góc thiên nhiên ở lớp *Kết quả: Qua việc tạo môi trường học tập cho trẻ tôi đã thu được kết quả lớp học đẹp, khang trang, sắp xếp bố cục gọn gàng, hợp lý trẻ hứng thú tham gia hoạt động ,đặc biệt là hoạt động thí nghiệm .Từ đó khả năng so sánh, phân loại rõ ràng, ngôn ngữ phát triển tốt, tư duy của trẻ nhanh nhạy và chính xác hơn. 3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn các thí nghiệm đơn giản theo chủ đề sự kiện phù hợp với trẻ 3-4 tuổi Việc lựa chọn các đề tài thí nghiệm cho trẻ hoạt động cực kỳ quan trọng. 7 Tháng 3 - Thả thuyền giấy - Một số Phương tiện giao 7 (3 Thí - Đại dương thu nhỏ thông. nghiệm) - Tan và không tan - Sự kì diệu của không - Một số hiện tượng tự nhiên Tháng 4 khí -Cầu vồng - Sự kỳ diệu của nước. 8 (3 Thí - Sự biến đổi màu của nghiệm) nước * Kết quả: Từ việc xác định kế hoạch, triển khai nội dung cho trẻ làm thí nghiệm tôi nhận thấy: - Nội dung đưa ra phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp học - Trẻ lớp tôi hứng thú tham gia hoạt động thí nghiệm - Khả năng quan sát, so sánh, phán đoán, suy luận của trẻ được nâng lên rất nhiều. 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm với các sự vật xung quanh Khi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm tôi luôn thực hiện theo từng tháng, đúng với kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm. Dưới đây là cách tổ chức một số thí nghiệm mà tôi đã tổ chức thành công và đạt kết quả cao trên trẻ. Việc đầu tiên để tổ chức một hoạt động thí nghiệm cho trẻ thì giáo viên cần chuẩn bị; + Dụng cụ, phương tiện để làm thí nghiệm + Địa điểm thực hiện thí nghiệm. + Nội dung cung cấp cho trẻ trong thí nghiệm + Cách thực hiện. + Đánh giá kết quả thực hiện. Tôi phân chia các thí nghiệm thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1 từ tháng 9 đến tháng 12 Đây là thời điểm đầu năm học trẻ bước vào một môi trường mới với vô vàn điều mới lạ. Đặc biệt, trẻ luôn muốn tìm tòi khám phá về những đồ vật gần gũi xung quanh trẻ. Tôi lựa chọn cho trẻ làm thí nghiệm đơn giản vừa sức với nhận thức của trẻ như: “Đồ chơi chìm nổi”, “pha màu sáng tạo”, “Cuộc chạy đua của 3 cây nến” “Lau khô bàn tay bằng giấy”, “Táo lê đổi màu”, “Truyền tin” là những thí nghiệm mà trẻ được trải nghiệm với những đồ vật trẻ được tiếp xúc
File đính kèm:
skkn_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_thi_nghiem_don_gian_cho_tre.doc