SKKN Kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Yên Mỹ
Rèn kỹ năng tự phục vụ được ví như một phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ rèn cho trẻ một số kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, nhằm củng cố các kỹ năng lao động tự phục vụ góp phần quan trọng hình thành một số phẩm chất nhân cách ở trẻ sau này. Ở lứa tuổi mẫu giáo bé bắt đầu hình thành và phát triển ý thức cái tôi của mình trẻ tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động hàng ngày của trẻ. Vì vậy, chúng ta cần tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu tự phục vụ của trẻ dù cho những công việc đó rất nhỏ như tự xúc cơm ăn, tự đi dép, tự đội mũ...Ngoài ra, người lớn cần có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ để có những đối sử đúng mực với hành vi và việc làm của trẻ khi trẻ có mong muốn được làm việc và có lúc tỏ ra bướng bỉnh. Chính vì thế người lớn không nên kìm hãm ý muốn tự lập của trẻ khi trẻ thực hiện công việc có thể sẽ mất nhiều thời gian, không theo mong muốn của người lớn, khi bừa bãi thậm chí còn hỏng việc. Người lớn cần hiểu, thông cảm, có cách đối sử đúng mực và tạo điều kiện để trẻ được tự làm, tự trải nghiệm công việc, không nên sốt ruột hoặc làm thay trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Yên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Yên Mỹ
2 / 20 bản thân với sự nỗ lực cao về trí tuệ, thể lực trong quá trình hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu bản thân và xã hội. Thực tế, do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi và khả năng tiếp thu, lĩnh hội việc lặp đi lặp lại thói quen nề nếp tạo thành kỹ năng lao động tự phục vụ còn khó khăn. Không những thế, việc giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã được giáo viên trong trường thực hiện nhưng chưa đi sâu, đi sát nên kết quả chưa cao, trẻ thường ỷ lại, không muốn lao động và chưa có tính tự giác trong lao động. Hiện nay cho thấy đối với các gia đình, chủ yếu là các cha mẹ còn nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự phục vụ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức khiến trẻ chỉ biết hưởng thụ, sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ vụng về, lóng ngóng chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường sót ruột và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh, dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng và mất tự tin ở trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, là giáo viên được phân công dạy trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tôi luôn suy nghĩ và băn khoăn làm thế nào để trẻ hứng thú làm những công việc tự phục vụ một cách tự nhiên không gò ép, tạo niềm hứng khởi say mê, hồn nhiên cho trẻ. Xuất phát từ những lý do trên đã giúp tôi mạnh dạn áp dụng và thực hiện đề tài :“Kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non”. * Mục đích nghiên cứu: - Tìm ra kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 3- 4 tuổi rèn kỹ năng tự phục vụ ở trường mầm non. * Đối tượng nghiên cứu: - Tập trung nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi có kỹ năng tự phục vụ ở lớp mẫu giáo bé C2, trường mầm non xã Yên Mỹ, năm học 2020 – 2021. * Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: - Trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi lớp C2. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp quan sát sư phạm. + Phương pháp dùng lời. + Phương pháp dùng trò chơi. * Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non năm học 2020 - 2021. - Thời gian 8 tháng (Bắt đầu từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021) 4 / 20 vậy để hình thành tính tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi các nhà giáo dục cùng với các bậc cha mẹ cần có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ phát huy được khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm tình hình Trường mầm non xã Yên Mỹ được thành lập vào tháng 7 năm 2008 theo Quyết định số 1585/QĐ-UBND ngày 09/7/2008. Trường được xây dựng, đưa vào sử dụng năm học 2008-2009, được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2009, được công nhận chuẩn lại vào năm 2015 và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III. Trường đóng trên địa bàn xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, là xã ven sông Hồng phía đông bắc huyện Thanh Trì. Trường có một điểm trường khang trang sạch sẽ, nhiều cây xanh bóng mát, nằm trong địa bàn khu dân cư thuận tiện cho phụ huynh đưa con đến trường. Nhà trường luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm ủng hộ tạo điều kiện về vật chất, tinh thần của các cấp lãnh đạo Sở GDĐT, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Phòng GDĐT huyện Thanh Trì, UBND xã Yên Mỹ, các ban ngành đoàn thể của địa phương và sự phối kết hợp chặt chẽ của cha mẹ học sinh. Trong những năm qua, trường đã từng bước khẳng định được uy tín và đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Bằng khen của Bộ GDĐT; Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội; tập thể lao động xuất sắc; 05 năm liền đạt: Đơn vị văn hóa; Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Thành ủy Hà Nội tặng Bằng khen, Huyện ủy Thanh Trì tặng giấy khen; Công đoàn vững mạnh xuất sắc; Chi đoàn vững mạnh xuất sắc. Năm học 2020 - 2021 nhà trường phân công tôi và hai cô giáo phụ trách lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, đều là những giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Bản thân đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non và đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác, đã tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện đạt kết quả cao. Lớp được ba cô luôn trang trí phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo bé, môi trường đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 30 cháu trong đó có 16 cháu nam và 14 cháu nữ. Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đầy đủ, hiện đại. Môi trường lớp học sạch đẹp, khang trang, thoáng mát, đồ dùng đồ chơi hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ với đầy đủ đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ. 6 / 20 Đầu năm Nội dung Số trẻ Tỷ lệ - Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân khi được nhắc nhở như: 15/30 50% rửa tay, rửa mặt, vệ sinh răng miệng, đi giày dép. - Trẻ biết tự chăm sóc bản thân: tự mặc, cởi quần áo, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, gấp quần áo, gập 10/30 33% chăn gối khi ngủ dậy - Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, cất đồ chơi 10/30 33% đúng nơi quy định - Trẻ biết chuẩn bị cho giờ học như: lấy và chia đồ dùng học. Kê bàn ghế chuẩn bị cho giờ ăn, chia thìa, 10/30 33% cất ghế. - Trẻ biết đan tết, cài, cởi cúc. 15/30 50% Việc bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói. Để bồi dưỡng, hình thành thói quen tốt cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, tôi đã nghiên cứu và đã sử dụng một số biện pháp sau: III. Các biện pháp chính 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ phù hợp cho trẻ 1.1. Lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ phù hợp dạy trẻ 3-4 tuổi Lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ ở lứa tuổi này rất quan trọng. Nếu cô giáo lựa chọn những nội dung đúng phù hợp để rèn cho trẻ thì sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp cho trẻ có những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. Nếu nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ như yêu cầu cao quá thì sẽ dẫn đến trẻ làm việc quá sức ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu rất kỹ khi lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tôi đã căn cứ vào: chương trình giáo dục trẻ mầm non, sách giáo dục thường xuyên đặc biệt là chương trình hướng dẫn thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi. Đối với tâm sinh lý trẻ 3 tuổi thì có rất nhiều kỹ năng mà trẻ cần phải biết trước khi bước sang 4 tuổi. Thực tế nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, kỹ năng tự phục vụ là một trong những kỹ năng rất quan trọng nó đòi hỏi người lớn cần phải tạo cơ hội cho trẻ để trẻ rèn luyện những kỹ năng này. Trẻ có thể tự làm được những việc tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của trẻ. Do đó tôi đã lựa chọn những nội dung sau: 8 / 20 2.1. Đối với gia đình: - Trong gia đình cha mẹ cần dành thời gian cho trẻ. Đây là một điều kiện, một yếu tố cơ bản tạo khả năng cho cha mẹ có điều kiện để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Tuy nhiên quỹ thời gian ở đây đòi hỏi sự kết hợp hài hoà về mặt số lượng và biết cách sử dụng thời gian đó với trẻ. - Về số lượng thời gian: Thời gian sẽ tạo điều kiện cho cha mẹ không chỉ để chăm sóc và nuôi dưỡng mà còn dành thời gian rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Cha mẹ có thời gian nhiều hơn khi tham gia vào các hoạt động chung với trẻ. Ví dụ 1: Khi trẻ rửa tay mẹ cùng quan sát xem con của mình rửa tay như thế nào, rửa tay đúng cách chưa, đã sạch chưa. Nếu trẻ rửa tay chưa đúng cách thì cha mẹ phải sửa sai ngay cho trẻ và kèm theo lời giải thích cho trẻ hiểu để lần sau sẻ làm đúng hơn. - Cha mẹ là tấm gương. Tấm gương của cha mẹ một phương pháp “mưa dầm thấm lâu”. Có một ý nghĩa đặc biệt trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Trong giai đoạn này trẻ cảm nhận cuộc sống hàng ngày của cha mẹ với tất cả “Sự hiện diện nhân cách” thông qua việc tái hiện lại ở trẻ những điều đã “trông thấy, nghe thấy” một cách dập khuôn “ bắt chước”. Chính vì vậy mà cha mẹ muốn rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được tốt thì cha mẹ luôn luôn phải gương mẫu. Ví dụ 2: Cha mẹ muốn dạy trẻ đánh răng ngày 2 lần: trước khi đi ngủ vào buổi tối và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cất đồ dùng đúng nơi quy định.... thì cha mẹ luôn là người gương mẫu làm trước con hoặc làm cùng con. 2.2. Đối với nhà trường: Trong trường mầm non, cô giáo chính là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Những lời nói cử chỉ của cô, những điều cô dạy bảo sẽ gây ấn tượng cho trẻ mang theo đến suốt cuộc đời. Qua các hoạt động cũng như khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy những đặc điểm của trẻ mẫu giáo là rất hay bắt chước và rất nhạy cảm. Trẻ tiếp thu rất nhanh những cái hay những cái dở. Vì vậy là một người giáo viên trước khi đến lớp tôi đặc biệt chú ý đến hình dáng bên ngoài như: đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Khi đến lớp, tôi thay mặc đồng phục của trường, trang phục phẳng phiu, phù hợp với nghề và thuận tiện trong công việc, luôn tạo cho mình có tác phong nhanh nhẹn nói đi đôi với làm, làm đâu sạch đấy, luôn gọn gàng, ngăn nắp. Đồ dùng tư trang, đồ dùng cá nhân của cô như quần áo, giày dép, mũ, túi của cô cất vào tủ giành riêng cho giáo viên. Bằng chính những việc làm, hành động cũng như thói quen nề nếp của cô sẽ hình thành thói quen tốt cho trẻ. Ảnh: Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát (Minh chứng 1)
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_trong_viec_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_m.doc