SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng và phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
Bản thân tôi đã từng chứng kiến rất nhiều tình huống không hay xảy ra khi trẻ của mình không tự tin, mạnh dạn: Để hưởng ứng buổi biểu diễn “Vui hội trăng rằm” được tố chức tại lớp, tôi đã rất cố gắng hướng dẫn, xây dựng cho trẻ trong lớp một tiết mục múa khá mới lạ và ấn tượng. Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, các con múa, hát rất giỏi. Thế nhưng, hôm biểu diễn chính thức, dưới con mắt khán giả theo dõi là các bạn trong lớp, thì 1 bé gái lại đứng trước sân khấu trong lớp và khóc, nhất định không chịu biểu diễn. Điều gì khiến cho đứa trẻ đó không tỏa sáng? Điều gì khiến cho khiến cho tôi bị mất điểm trong mắt phụ huynh và đồng nghiệp? Chính là sự hoang mang của trẻ, trẻ sợ ánh mắt người khác nhìn vào, trẻ sợ rằng mình làm không tốt. Và điều quan trọng khiến tôi thất bại lần đó là do không chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ, không khơi dậy trong trẻ để trẻ biết rằng nó thật sự rất giỏi. Đó là minh chứng sống động hứng tỏ: Tự tin là chiến thắng.
Và từ những thực tế đó, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, là người mẹ thứ hai, luôn gần gũi, trò chuyện với trẻ, đã trăn trở suy nghĩ cần phải làm gì, dạy thế nào để trẻ biết nên hòa đồng với những người khác như thế nào? Nhận biết và thể hiện tình cảm của mình thế nào? Đối diện với trở ngại và thử thách ra sao? Để làm tốt công việc này thì giáo viên cần phải xác định đúng mục đích, yêu cầu khi dạy trẻ, cô giáo phải là người gương mẫu, tự tin và chuẩn mực để trẻ noi theo. Bên cạnh đó cần rèn luyện cho trẻ có những thói quen, hành vi văn hóa, vì tất cả những kiến thức trẻ được học ở trường mầm non chính là hành trang cho trẻ sau này và nó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt “ Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Có lẽ vì điều này mà nghề nhà giáo cũng từng được ví như một chuyên viên trang điểm. Khách hàng của chúng ta chính là những đứa trẻ thân yêu, non nớt. Trong mỗi một đứa trẻ đều có hai thái độ song song. Đó là thái độ của sự sợ hãi và thái độ của sự tự tin. Nếu bạn trang điểm cho kiểu thái độ nào nhiều hơn, khéo hơn thì thái độ ấy sẽ hoành tráng, mạnh mẽ và sắc màu hơn. Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải tự nhiên mà có, mà nó lại chính là sản phẩm của sự dạy dỗ và rèn luyện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng và phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi

2 PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài “ Một số biện pháp bồi dưỡng và phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ” 2. Lý do chọn đề tài 2.1 Cơ sở lý luận Tự tin là một trong những tài sản quan trọng nhất của người sở hữu, nó quan trọng hơn cả những kỹ năng, kiến thức và những kinh nghiệm. Có một câu danh ngôn như thế này: “ Thành đạt không đến từ sự giúp đỡ của người khác mà đến từ sự tự tin của bản thân ”. Như vậy sự tự tin là cách nhận biết được giá trị của bản thân và cảm nhận bản thân được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự hào, có trách nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính bản thân mình. Các yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin. Trẻ em và người lớn ai cũng có lòng tự tin, nhưng một số có lòng tự tin rất cao, trong khi một số lại cảm thấy thiếu hoặc ít tự tin hơn. Sự tự tin nên được nuôi dưỡng, vun đắp từ khi còn ấu thơ. Nếu đứa trẻ phải lớn lên trong sự rụt rè, lo sợ thì liệu đứa trẻ đó sẽ không thể bắt kịp mọi người trong xã hội hiện đại, bộn bề thử thách. Hãy tưởng tượng: Bạn sẽ tham gia một cuộc phỏng vấn, dù bạn có đầy đủ các kỹ năng và kinh nghiệm nhưng lại không thể thuyết phục người đối diện rằng bạn có thể làm tốt công việc bằng một thái độ tự tin? Nếu cử chỉ của bạn biểu hiện khác đi như không nhìn vào mắt họ, nhìn xuống đất, ngồi tư thế xấu thì liệu rằng bạn có được nhận công việc yêu thích đó không? Như vậy, khi có sự tự tin, mọi người sẽ có thái độ tích cực với bạn và điều đó làm bạn thấy thoải mái. Nếu bạn không tin mình sẽ thành công thì bạn cũng chắc chắn chẳng thể đạt được mục tiêu của mình và thật khó để nói trước một đám đông hay một nhóm nhỏ. Ngược lại, bạn sẽ dễ dàng bắt chuyện khi gặp những người mới và có phong thái tốt trong khi giao tiếp. Và điều này kéo bạn đến gần với thành công hơn. Mọi người đều xứng đáng nhận được niềm vui và những điều tốt đẹp nhất nếu như tự tin vào vào bản thân. 2.2. Cơ sở thực tiễn Việc phát triển tính tự tin, dám thể hiện bản thân của mỗi người phải được bắt đầu ngay từ những năm đầu của tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên một phần rất quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu tiên này là giai đoạn 3-4 tuổi. Chính vì vậy, 4 3. Mục đích nghiên cứu Tôi chọn đề tài này để tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong vấn đề giao tiếp với mọi người xung quanh 4. Đối tượng nghiên cứu ‘Một số biện pháp bồi dưỡng và phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3- 4 tuổi” 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm Khảo sát 33 trẻ tại lớp 3 tuổi C3 trường mầm non 1-6 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp dùng lời - Phương pháp trực quan - Phương pháp thực hành - Phương pháp trò chơi 7. Phạm vi thời gian thực hiện Đề tài thực hiện trong năm học 2022-2023 thừ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 và những năm học tiếp theo 6 Là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, quan sát các hoạt động hàng ngày của trẻ. Trò chuyện trao đổi với trẻ và qua kiểm tra kết quả các hoạt động của trẻ, Tôi thấy đa số trẻ tỏ ra thiếu tự tin thường có các dấu hiệu như: + Tránh tham gia các thử thách, nhiệm vụ do sợ bị thua. + Bỏ cuộc, hay gian lận ngay khi thấy các dấu hiệu thất bại, khó hoàn thành. + Rút khỏi hoạt động tập thể, hay thất vọng. buồn bã, lặng lẽ một mình. 2.1 Thuận lợi Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có sân chơi sạch sẽ thuận tiện cho việc tiến hành các hoạt động học tập vui chơi của trẻ. BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, đồ dùng đồ chơi theo đúng Thông tư 02/2010/TT – BGDDT ngày 10/02/2010 về danh mục đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu trong trường mầm non. 100% trẻ ăn ngủ tại lớp nên dễ dàng, thuận tiện trong việc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi. Các giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn tìm tòi các tài liệu trên mạng hay trong sách báo để nắm bắt những tri thức mới phục cho việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. Đa số phụ huynh phối kết hợp tốt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2. Khó khăn Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều gây khó khăn trong việc cung cấp kiến thức. Phần lướn tẻ còn chưa có nề nếp học tập, còn ngọng cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trẻ đi học chưa đều do sức khỏe và hạn chế về thể chất Trẻ lứa tuổi này trẻ muốn có thẩm quyền với mọi vật xung quanh, do đó tính ích kỷ dễ phát triển gây cản trở trong việc tiếp thu các kiến thức mới. Đa số trẻ thuộc gia đình thuần nông, nên chưa nhận thức rõ về bậc học mầm non, ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều do ông, bà đưa đón con đi học. Vì vậy, việc thống nhất quan điểm, biện pháp giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa sự tự tin và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà “ che chắn ” con quá kĩ gây trở ngại đến sự phát triển tính tự tin ở trẻ. 8 các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Trong môi trường lớp học hoạt động sư phạm của cô giáo mầm non cần có định hướng, mục đích để giáo dục, phát triển trẻ, tác động sư phạm của cô phải luôn thay đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ giúp trẻ có tình cảm, hứng thú khi đến lớp. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô được thể hiện ở chỗ cô biết hòa nhập vào thế giới của trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là bạn thân của trẻ, biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ có như thế trẻ mới dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời một cách vui vẻ, giao tiếp với cô thoải mái không rụt rè. Ví dụ: Trong giờ đón trẻ cô luôn nhiệt tình, tươi cười nhẹ nhàng và cởi mở với trẻ để trẻ tự tin, có niềm vui, hứng thú và tự tin khi vào lớp. Trò chuyện với trẻ sau khi đón trẻ vào lớp, khi trẻ thực hiện các hoạt động học, hoạt động vệ sinh. ( Minh chứng 2: Cô trò chuyện với trẻ trong giờ đón) Cô trèo chuyện về gia đình trẻ: + Sáng nay bố mẹ cho con ăn gì? + Bố mẹ đưa con đi hoạc bằng phương tiện gì? + Trước khi đi học mình chào ông bà khồng? Chào như thế nào? Trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ. Như vậy khi trẻ tự tin vào vốn từ của mình thì trẻ sẽ tự tin và mạnh dạn giao tiếp với người khác. 4.3. Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn thông qua các hoạt động tập thể a. Thông qua hoạt động học Một ngày ở trường trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau. Trong đó hoạt động nào cũng có khả năng giúp trẻ bồi dưỡng đức tính tự tin, mạnh dạn. Với hoạt động học, trẻ thường được cung cấp rất nhiều kiến thức thuộc các mảng khác nhau, phù hợp lứ tuổi, tâm sinh lý. Khi trẻ tiếp cận được hết các kiến thức, kỹ năng của các giờ học thì hiển nhiên đứa trẻ đó đủ tự tin và khả năng để tham gia và chiến thắng trong toàn bộ các hoạt động khác. Và hơn nữa, cuối các tiết học thường có nội dung tích hợp giáo dục, nếu khéo lồng ghép thì một lần nữa giáo viên lại có thể khắc sâu, mài dũa cho những đứa trẻ thêm tự tin, năng động. • Thông qua giờ trẻ làm quen với văn học: 10 lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Hoạt động ngoài trời còn là hoạt động được trẻ mầm non hứng thú và quan tâm nhất. Bởi, tham gia hoạt động này trẻ được học, chơi thoải mái, ít có tính ràng buộc hơn. Trẻ được tự do lựa chọn nhóm chơi cho mình. Do đó, có thể khẳng định rằng hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, trí tuệ cho trẻ. c. Thông qua hoạt động góc Bản chất việc học của trẻ là thông qua sự bắt chước và quan sát người khác, biến các hành vi quan sát được thành hành vi của mình và tái tạo lại các hành vi đó. Tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển những nhân cách tốt cho trẻ. Với trẻ em, chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sư giao tiếp của trẻ. Hiểu được tầm quan trọng đó nên mỗi khi cho trẻ tham gia hoạt động góc, tôi đã luôn cố gắng tạo cơ hội, tình huống cho trẻ trải nghiệm, thu lượm kỹ năng. Khi trẻ chơi, tôi không can thiệp sâu đến quyết định của trẻ mà chỉ luôn đóng vai trò lắng nghe, gợi mở khi cần thiết. Vì tôi hiểu rằng tôn trọng quyết định, ý tưởng của trẻ là bước đầu trong việc hình thành tính tự tin trong trẻ. Ví dụ : Trong 1 lần cho trẻ chơi góc trong chủ đề nghề nghiệp, xảy ra một tình huống như sau: Khánh Ngọc đang chơi ở góc nghệ thuật, con đã vẽ xong bông hoa rất đẹp, sau khi trao đổi với các bạn góc bán hàng, con rất thích lại chơi cùng các bạn góc phân vai: Bác sĩ nhưng lại không dám nói, chỉ đứng nhìn 2 bạn góc đó chơi. Lúc đó tôi không hỏi “ Tại sao con không vào chơi? ” như thông thường. Tôi đóng vai bệnh nhân vào khám bệnh, trao đổi với “ Bác sĩ ” và “ bệnh nhân ” góc đó. “ Tại sao một bệnh viện lớn như vậy lại chẳng có y tá? Vậy thì khi đông bệnh nhân bác sĩ sẽ vất vả lắm nhỉ? Bác sĩ có muốn một y tá giúp đỡ mình không? ”. Và sau đó tôi sẽ cùng “ Bác sĩ nhỏ ” đó ra mời Khánh Ngọc vào chơi cùng. Từ cách làm đó tôi đã khéo léo dạy Khánh Ngọc cách tiếp cận nhóm chơi, giao tiếp với các bạn như thế nào để tất cả cùng được vui vẻ. (Minh chứng 4: Trẻ hoạt động trong giờ hoạt động góc) Như vậy, thông qua hoạt động góc, tôi đã phần phần nào giúp trẻ mở rộng hiểu biết, học tập cách giao tiếp lịch sự của người lớn theo hình thức mô phỏng, bắt chước. Từ đó, cung cấp các kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu nhất.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_va_phat_trien_tinh_manh_dan.doc