SKKN Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi Lớp mầm 1 Trường Mầm non Krông Ana yêu thích học các tác phẩm văn học
Giáo dục ở nước ta là nền giáo dục một cách toàn diện nhằm hình thành nhân cách của một con người cũng như phát triển toàn diện về năm mặt, đức - trí – thể - mĩ – lao động. Trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ thì các tác phẩm văn học cũng đóng vai trò đáng kể trong việc giáo dục trẻ như chúng ta đã biết văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu hát ru của bà của mẹ, lớn hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã từng bước gieo vào lòng trẻ tình cảm yêu mến thế giới xung quanh, lòng yêu thương đồng loại, lòng trắc ẩn với các sự việc xảy ra xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về truyền thống dân tộc.
Ngày nay những hình vi đạo đức ngày càng tha hóa, đảo lộn trong xã hội, xã hội trở lên khó phân biệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa trắng và đen bản thân trẻ chưa hiểu hết được các vấn đề cũng như phân biệt được việc cần và nên làm .Vậy việc giáo dục trẻ qua các tác phẩm văn học, những câu truyện cổ tích để trẻ biết yêu thêm quê hương đất nước, yêu những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống là một việc làm cần thiết ngoài ra việc giáo dục trẻ bằng các tác phẩm văn học cũng mang lại những hiệu quả tốt vì trẻ sẽ thấy các nhân vật trong các câu chuyện luôn gần gũi với mình từ đó trẻ sẽ yêu thích thêm các tác phẩm văn học cũng như các tác phẩm văn học đã đến gần hơn với trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi Lớp mầm 1 Trường Mầm non Krông Ana yêu thích học các tác phẩm văn học

Giáo dục ở nước ta là nền giáo dục một cách toàn diện nhằm hình thành nhân cách của một con người cũng như phát triển toàn diện về năm mặt, đức - trí – thể - mĩ – lao động. Trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ thì các tác phẩm văn học cũng đóng vai trò đáng kể trong việc giáo dục trẻ như chúng ta đã biết văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu hát ru của bà của mẹ, lớn hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã từng bước gieo vào lòng trẻ tình cảm yêu mến thế giới xung quanh, lòng yêu thương đồng loại, lòng trắc ẩn với các sự việc xảy ra xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về truyền thống dân tộc. Ngày nay những hình vi đạo đức ngày càng tha hóa, đảo lộn trong xã hội, xã hội trở lên khó phân biệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa trắng và đen bản thân trẻ chưa hiểu hết được các vấn đề cũng như phân biệt được việc cần và nên làm .Vậy việc giáo dục trẻ qua các tác phẩm văn học, những câu truyện cổ tích để trẻ biết yêu thêm quê hương đất nước, yêu những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống là một việc làm cần thiết ngoài ra việc giáo dục trẻ bằng các tác phẩm văn học cũng mang lại những hiệu quả tốt vì trẻ sẽ thấy các nhân vật trong các câu chuyện luôn gần gũi với mình từ đó trẻ sẽ yêu thích thêm các tác phẩm văn học cũng như các tác phẩm văn học đã đến gần hơn với trẻ. Ngoài ra các tác phẩm văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật cũng như góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ, hiểu được sự phong phú của tiếng Việt thông qua các tác phẩm mà trẻ được học văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia vào quá trình giao tiếp. Cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học từ khi trẻ 3 -4 tuổi mở rộng vốn từ cho trẻ, qua việc đọc thơ nghe kể chuyện trẻ được làm quen với các từ vựng mới qua đó phát triển ngôn ngữ nhanh hơn nhiều gia đình Việt hiện nay cho con em mình tiếp cận với máy tính, điện thoại từ rất sơm trẻ từ mười mấy tháng đã xem điện thoại, coi tivi đó là một cản trở cho việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ ngoài ra cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học từ khi còn học mẫu giáo đó chính là trẻ được đến với thế giới nhân văn, đạo đức từ đó hướng trẻ tới chân – thiện – mĩ của những giá trị cao đẹp ngày nay. Đối tượng nghiên cứu trẻ 3 – 4 tuổi lớp Mầm 1 Trường Mầm Non Krông Ana : Gồm 25 trẻ. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp Mầm 1 giai đoạn bắt đầu thực nghiệm nghiên cứu từ tháng 4 năm 2018 đến hết tháng 3 năm 2019. 2 Khi mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ trẻ chỉ mới bắt đầu hiểu những từ quen thuộc và riêng lẻ sau đó một số trẻ sẽ tập nói lặp lại sau khi được người lớn nói nhưng bên cạnh đó một số trẻ chỉ trả lời phi ngôn ngữ hay những đáp án trả lời là có hoặc không, một số trẻ khác lại chọn cho mình cách im lặng nếu như vậy ngôn ngữ của trẻ không phát triển mà nếu có phát triển thì sẽ không đa dạng, phong phú. Chính vậy các nghiên cứu về ngôn ngữ đã khẳng định sự phát triển ngôn ngữ ngắn liền với sự phát triển tư duy của trẻ em giúp trẻ nhận thức thế giới bên ngoài vì thế chúng ta luôn thấy trẻ 3 – 4 tuổi luôn xuất hiện câu hỏi “Tại sao ?” “Vì sao” qua điều này khẳng định việc phát triển ngôn ngữ của trẻ nhanh hay chậm phần nào đó tùy thuộc vào điều kiện sống quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh. Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành cho trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ phát triển trí tưởng tượng như lòng yêu thiên nhiên cỏ, cây, hoa lá, lòng kính trọng yêu thương những người gần gũi và giúp đỡ những người xung quanh như ông, bà , bố, mẹ, cô giáo Thông qua hoạt động này trẻ tái tạo sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với lứa tuổi, việc trẻ làm quen với các tác phẩm văn học giúp trẻ thuộc thơ, kể lại được những câu chuyện làm được như vậy là chúng ta đã đạt được mục đích của môn học. Làm quen văn học bản thân tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ, lựa chọn những phương pháp, biện pháp linh hoạt để hướng dẫn trẻ vào hoạt động một cách tốt nhất cũng như đối với bản thân tôi trong các môn học cho trẻ làm quen ở bậc học mầm non thì môn làm quen văn học tôi nhận thấy các trẻ còn yếu, trẻ chỉ đọc thơ, kể chuyện theo bản năng nhưng chưa thấy được cái hay, cái đẹp và ý nghĩa thực thụ của mỗi tác phẩm mà trẻ được làm quen. Đứng trước tình hình đó, bản thân tôi luôn trăn trở một suy nghĩ là mình phải có biện pháp thế nào để trẻ thêm yêu các tác phẩm văn học cũng như yêu tiếng Việt. II. Thực trạng vấn đề: Trong thực tế việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học chỉ mang tính chất đáp ứng đủ chương trình mà chưa chú ý nhiều đến việc cảm thụ văn học cũng như sự yêu thích môn học thực thụ mà chỉ là những hình thức đối phó với cách dạy cũ, chưa sáng tạo, chưa có độ mở cho các tiết dạy. Trẻ mẫu giáo hầu như tiếp nhận các tác phẩm văn học thường phải qua trung gian là cô giáo (ở trường) và người lớn ở nhà như: ông, bà, bố mẹ trong khi đó các phẩm văn học là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc cảm thụ tác phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn. Giáo viên đứng lớp đã chú trọng đầu tư vào các tiết dạy môn làm quen văn học khoa học hơn áp dụng nhiều phương pháp dạy học linh hoạt cũng như 4 Trẻ mầm non đặc điểm tâm sinh lý khi học dễ nhớ nhưng cũng dễ quên vì thế những gì giáo viên dạy cho trẻ cần được nhắc thường xuyên và làm quen nhiều lần , hơn thế trẻ mẫu giáo tư duy trực quan sinh động phát triển mạnh mẽ cái gì đẹp, hấp dẫn trẻ sẽ làm trẻ kích thích chú ý vào đối tượng đó lâu dài. Một tiết dạy làm quen văn học chỉ đạt hiệu quả trên trẻ tốt nhất khi trẻ ghi nhớ yêu thích các tác phẩm nói trên. Vậy để giải quyết vấn đề này thì biện pháp cần làm là cô đầu tư đồ dùng dạy học, đồ chơi đẹp mắt trẻ hứng thú, cô không cần phải chọn những đồ dùng đồ chơi khó tìm, tốn tiền mà chỉ cần tự tạo ra những đồ dùng đồ chơi có sẵn tại địa phương làm phương tiện dạy học hiệu quả và gần gũi. Sự sáng tạo của giáo viên trong việc cung cấp phương tiện dạy học như tranh ảnh , hình ảnh thật, rối tay từ vải để cho tiết dạy thêm phong phú. Ví dụ: Trong tiết dạy chuyện “ Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng” Với tiết chuyện này câu chuyện dài và khó nhớ trẻ sẽ không thật sự tập trung nếu cô chỉ sử dụng hình thức kể chuyện diễn cảm, điệu bộ quen thuộc nhưng nếu cô sử dụng các hộp sữa đã uống hết hàng ngày của trẻ làm những toa tàu cũng như dùng giấy màu dán lên với nhiều màu sắc sặc sỡ để làm phương tiện kể chuyện thì trẻ sẽ thích thú kể theo mô hình và qua đó cô cũng giáo dục các giá trị đạo đức đến trẻ là phải biết giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mỗi câu chuyện cô giáo dạy cho trẻ là một bài học đạo đức thiết thực nhất,ý nghĩa nhất cũng như thông qua việc tận dụng các hộp sữa dùng rồi chúng ta dạy trẻ biết tiết kiệm, biết sử dụng nguyên vật liệu tái chế. Trẻ sẽ không thể nhớ cũng như không để tâm mấy nếu những bài học đạo đức đó được dạy theo kiểu truyền thống từ trước tới giờ cô giảng ở trên và trẻ nghe ở dưới, trẻ không phải là trọng tâm của tiết học như thế trẻ không lưu tâm và ghi nhớ lâu dài. Ví dụ: Câu chuyện “Chú Vịt xám” Tôi làm những chú vịt bằng những quả bóng trang trí mắt, mỏ, chân bằng nguyên vật liệu dễ kiếm (len, hột, hạt...)Mỗi một câu truyện tôi luôn luôn phải suy nghĩ, phải chuẩn bị đồ dạy như thế nào, khác với đồ dùng của tiết học trước để cho cháu lớp tôi chú ý tham gia vào giờ học. Với việc chuẩn bị đồ dùng chu đáo trước khi vào giờ dạy, tôi cảm thấy tự tin hơn. Trẻ lớp tôi hứng thú tham gia giờ học Ví dụ: Dạy trẻ thơ “Bắp cải xanh” lớp 3 – 4 tuổi Trong tiết dạy này trẻ sẽ thấy nhàm chán khi cô giáo chỉ cho trẻ đọc thơ suông nhưng trẻ sẽ rất hào hứng và vui vẻ khi cô cho trẻ được đọc thơ và làm quen với cái bắp cải xanh, ngoài viêc cô giáo lấy bắp cải làm phương tiện dạy học thì trẻ sẽ được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày bằng việc dùng tay tách từng chiếc lá của bắp cải. Qua tiết dạy này giáo viên sử dụng một phương tiện 6 đổi nội dung giáo dục cho phù hợp với chủ điểm với bài dạy nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Biện pháp đưa ra là : Các tiết dạy cho trẻ làm quen văn học tôi luôn cố gắng phân biệt giữa giọng đọc và giọng kể và cũng cố gắng nhập tâm vào tác phẩm để truyền tải những thông điệp mà tác phẩm muốn gửi ngắm nhắn nhủ cũng như việc kết hợp với giọng kể thì sắc thái, khuôn mặt, cử chỉ điệu bộ, ánh mắt cũng là phương tiện hỗ trợ tích cực cho cô giáo khi thực hiện tiết dạy. Ví dụ: Khi cô cho trẻ làm quen với tác phẩm “Chú dê đen” giáo viên cần lưu ý phân biệt rõ giữa các tuyến nhân vật như: Chú dê trắng thì giọng yếu ớt, run sợ, nói ngắt quãng, chân tay run sợ Chú dê đen thì giọng đọc bình tĩnh , đanh thép, dáng vẻ oai phong. Giọng chó sói thì cần thay đổi theo hai tuyến nội dung như nói chuyện với dê trắng thì hống hách, quát nạt giữ tợn nhưng khi nói chuyện với dê đen thì giọng thay đổi liên tục từ quát nạt hống hách đến ngần ngừ, sợ sệt. Giáo viên khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học cũng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thật rõ nội dung của tác phẩm để khi thể hiện trước trẻ cô phải biết ngắt quãng, thay đổi giọng điệu để phù hợp với bài thơ,câu chuyện. Ví dụ: Bài thơ “Giữa vòng gió thơm” Trong bài thơ này cô cần thể hiện giọng đọc phù hợp như khi đọc tới câu thơ để cho bà ngủ thì giọng đọc của cô lên xuống nhẹ nhàng ra vẻ nhắc nhở để làm cho bài thơ thêm phần tình cảm. Việc sử dụng giọng đọc hay diễn cảm đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ một tác phẩm văn học cũng như cô giáo cần linh hoạt trong các tiết học, sáng tạo để có thể tổ chức một tiết văn học thành những hội thi, thành những lễ hội biểu diễn để tạo sự mới mẻ cho tiết học cũng như sự mới lạ đối với trẻ thay vì tổ chức một tiết học với những hình thức cũ để làm được như vậy giáo viên không ngừng cố gắng học tập tìm tòi để tạo ra một tiết học hay mới lạ cho trẻ. Khi tiết dạy đã được đầu tư công phu thì một biện pháp bổ trợ cho các tiết dạy với đóng góp không nhỏ đó là hệ thống các câu hỏi hay, hấp dẫn, bất ngờ nhằm mục đích hệ thống lại câu chuyện để cho trẻ dễ nhớ và hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm được làm quen. Để có được các câu hỏi hệ thống lại câu chuyện đòi hỏi giáo viên phải chú trọng vào nội dung để chắt lọc ra các câu hỏi mang tính khoa học nhưng lại phải gần gũi so với trẻ để trẻ dễ hiểu, dễ trả lời. Ví dụ: Trong bài thơ “Gà mẹ đếm con” Cô giáo có thể sử dụng hệ thống câu hỏi như sau: 8
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_cho_tre_3_4_tuoi_lop_mam_1_truong_mam.doc