SKKN Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục mầm non, giúp trẻ khám phá, trải nghiệm, phán đoán, suy luận...về thế giới vô cùng phong phú xung quanh trẻ. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã vận dụng đưa vào quá trình chăm sóc trẻ trong lớp, ứng dụng vào nhiều hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội được đồng nghiệp khen ngợi và cùng góp ý, được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
2. Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”. được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục mầm non, giúp trẻ khám phá, trải nghiệm, phán đoán, suy luận...về thế giới vô cùng phong phú xung quanh trẻ. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã vận dụng đưa vào quá trình chăm sóc trẻ trong lớp, ứng dụng vào nhiều hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội được đồng nghiệp khen ngợi và cùng góp ý, được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Đất nước ta đang trên đường đồi mới và phát triển. Đảng và Nhà nước luôn đề cao sự nghiệp giáo dục nước nhà, vì vậy nhiệm vụ quan trọng mà Đảng đã nêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, chúng ta cần chăm sóc giáo dục ngay từ thuở ấu thơ. Với nhiệm vụ này thế hệ nhà giáo nói chung và những giáo viên mầm non nói riêng cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Để thực hiện nhiệm vụ trên, mỗi một cán bộ, giáo viên mầm non cân phải tự vươn lên, học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp, biện pháp hữu hiệu nhất để áp dụng trong quá trình công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Qua những hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, tôi thường sử dụng các loại tranh ảnh, mô hình minh họa, các hình ảnh được trình chiếu trên power point nhưng hiệu quả, chất lượng các hoạt động vẫn chưa cao, trẻ chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia, chưa nắm chắc các kiến thức, kỷ năng nội dung về hoạt động theo mục tiêu đề ra. Đa số trẻ còn mơ hồ về kiến thức, vì trẻ chỉ được nhìn bằng mắt, không được sờ, nếm, ngửi để cảm nhận thực tế nên kết quả chưa cao Cụ thể, qua theo dõi các hoạt đông làm quen môi trường xung quanh đầu năm cho thấy kết quả như sau: 2.1.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đó tôi gặp một số khoa khăn như sau : * Về cơ sở vật chất: - Các thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. - Trường vùng nông thôn,xa trung tâm và chợ, nên khó khăn trong việc tìm kiếm một số nguyên vật liệu để dạy cho trẻ. - Đa số trẻ chưa có nề nếp học tập vì chưa qua học các nhóm trẻ nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động khám phá về môi trường xung quanh. 2.2. Các biện pháp thực hiện : Từ tình hình thực trạng nêu trên tôi đã đưa ra các phương pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn bằng nhiều hình thức: 2.2.1. Hình thức dạy trẻ trên tiết học : Bản thân sự vật, hiện tượng xung quanh luôn gây hứng thú cho trẻ, làm trẻ có mong muốn tìm hiểu, khám phá. Nếu quá trình này diễn ra dưới sự điều khiển của giáo viên thì hứng thú và tính ham hiểu biết của trẻ sẽ tăng lên .Việc tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng sẽ tạo ra sự rung động trước cái đẹp xung quanh cho trẻ gắn bó hơn, tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xung quanh chúng. Vì vậy trong quá trình cho trẻ khám phá thế giới xung quanh trong tiết học, tôi đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp sử dụng trò chơi - Trong tiết học tôi đã sử dụng vật thật cho trẻ khám phá, cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với vật thật bằng cách nhìn, sờ, nếmvà cảm nhận, qua đó trẻ trải nghiệm bằng chính bản thân của mình sẽ giúp trẻ hứng thú, ham tìm hiểu và ghi nhớ một cách có chủ định. Ví dụ : Cho trẻ làm quen một số loại quả. về cho đội của mình, mỗi lần đi gồm một bạn, một bạn chỉ phép mua được 1 quả, khi bạn đầu hàng đi về thì bạn tiếp theo lên. Trò chơi diễn ra trong vòng một bản nhạc đội nào mua nhiều và đúng loại quả cô yêu cầu thì đội đó chiến thắng. Ví dụ: Đội 1 quả cam Đội 2 quả xoài Đội 3 quả Chuối - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. ( Lần 1 cô nêu tên quả, lần 2 cô nói lên đặc điểm màu sắc của quả). Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và động viên trẻ * Trò chơi 2 : Xếp mâm quả. - Cô chia trẻ ra 3 đội: Yêu cầu mỗi đội xếp một loại quả vào đĩa. Trong vòng một bản nhạc đội nào xếp nhanh và đẹp thì đội đó chiến thắng. VD: Đội 1 xếp đĩa quả cam Đội 2 xếp quả chuối Đội 3 Xếp quả xoài Các con đã lao động mệt mỏi nên bạn thỏ nâu đã chuẩn bị các loại quả trong vườn cây của bạn cho các con cùng thưởng thức đấy. Các con cùng nhau nếm xem mùi vị của các loại quả đó như thế nào nha! - Cô cho trẻ nếm phân biệt được vị chua, ngọt của quả cam, chuối. * Củng cố : Vậy hôm nay các con được khám phá món quà gì của bạn thỏ nâu? Nhận xét - tuyên dương Sau khi sử dụng đưa các vật thật trong giờ học đã mang lại cho tôi hiệu quả tích cực, 100% trẻ đã tham gia trải nghiệm một cách hứng thú và tích cực, 90 – 95 % trẻ học đạt yêu cầu. 2.2.2. Hình thức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật,hiện tượng xung quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà tôi tận dụng tất cả các hình thức, ở mọi lúc mọi nơi mà tôi cảm thấy hợp lí để giúp trẻ khắc sâu hơn,hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm cụ thể : gia học tốt, cách suy đoán diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Qua đợt khảo sát vừa rồi đã đạt được kết quả như sau : Khảo sát đầu Khảo sát học Dự kiến cuối Nội dung điều tra năm kì I năm Trẻ hứng thú 50% 95% 100% Trẻ nhận thức rõ đặc điểm 30% 90% 95% Trẻ nhận thức chậm 35% 7% 5% Trẻ không ghi nhớ đặc điểm 35% 3% 0% 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm : Với những kết quả thực tế đã đạt được ở trên, việc thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài SKKN trên đã cho thấy việc sử dụng đồ dùng là vật thật trong tiết học thông qua những hoạt động thực tiễn khi cho trẻ khám phá thế giới xung quanh đã đem lại những hiệu quả cao trong việc truyền thụ kiến thức và kỷ năng, và ngôn ngữ cho trẻ. Những biện pháp, giải pháp trên đã đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên, những kiến thức sơ đẳng về sự vật hiện tượng và hơn thế còn giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định, phát triển thẩm mĩ và cả nhân cách cho trẻ. Với những kết quả đạt được như hôm nay, tôi rất phấn khởi và tự tin hơn khi hướng dẫn cho trẻ “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” Từ những giải pháp trên tôi rút ra những bài học kinh nghiệm. - Cần nghiên cứu tài liệu để nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi này. - Sưu tầm những đồ dùng đồ chơi có chất lượng về cả hình thức lẫn nội dung. - Tham khảo thêm ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đồng nghiệp trên lớp của mình. - Thường xuyên cho trẻ khám phá đối tượng ở mọi lúc mọi nơi nếu có điều kiện. Cho trẻ trải nghiệm thông qua những hoạt động thực tiễn cụ thể
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_cho_tre_kham_pha_the_gioi_xung_quanh_b.doc