SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Năm nay, tôi được nhà trường phân công công việc chăm sóc, giáo dục lớp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, nhưng trên thực tế là lớp ghép 3 đội tuổi bao gồm cả trẻ bé và trẻ lớn. Trẻ còn nhỏ chưa có kỹ năng để đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho chính bản thân mình. Hơn nữa, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh mình, cũng bởi lẽ ấy mà tai nạn thương tích có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trẻ có thể bị bỏng, ngã gãy tay, gãy chân, hóc dị vật trong các hoạt động chơi, học, ăn, ngủ, vệ sinh...Qua quan sát hoạt động của trẻ khi mới đến lớp tôi nhận thấy trẻ chưa biết bảo vệ an toàn và biết cách phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân. Nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, tôi xin mạnh dạn chia sẻMột số biện pháp đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non”.

Một trong những khái niệm về đồ chơi thì đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ.

docx 7 trang lethu 14/02/2025 930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
 Theo nội quy của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, 
đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy 
hiểm cho trẻ.
 Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng 
đồ chơi mới ngay, đảm bảo độ an toàn và số lượng đồ chơi trong góc chơi cho trẻ 
kịp thời.
 2.2. Giáo viên luôn luôn giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
 Giáo viên không nên để trẻ chơi một mình dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn 
nhất. Trẻ lứa tuổi 3- 4 tuổi phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có 
trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, trong 
mọi hoạt động.
 Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và 
luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt 
nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các 
tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật.
 Hàng ngày giáo viên đón trẻ và trả trẻ tận tay phụ huynh, giáo viên kiểm tra 
trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài để tham gia các hoạt động 
ngoài trời hoặc thăm quan.
 2.3. Đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thông qua 
hoạt động học.
 Để trẻ có kiến thức tự bảo vệ bản thân tôi đã lồng ghép nội dung đảm bảo an 
toàn và phòng tránh tai nạn thương tích trong các hoạt động giáo dục ở trường, lớp 
như sau:
 + Trong các giờ tạo hình: Nhiều trẻ đưa bút màu lên cắn và ngậm vào miệng. 
Tôi giải thích cho trẻ hiểu bút dùng để tô màu không được đưa bút lên miệng ngậm, 
cắn vì bút là vật dụng chỉ dùng để tô màu cho đẹp không phải là đồ để ăn, con 
ngậm và cắn bút thì sẽ làm bẩn miệng, lỡ nuốt vào bụng sẽ rất nguy hiểm, gây đau Trong giờ đón trẻ: Tôi luôn quan sát xem trẻ có mang các vật sắc nhọn hay 
đồ chơi quá nhỏ đến lớp hay không và trò chuyện với trẻ về các đồ vật nguy hiểm, 
cách phòng tránh.
 Trong giờ chơi - hoạt động ở các góc: Tôi luôn sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn 
gàng, khoa học vừa tầm với của trẻ để trẻ dễ lấy, dễ cất. Giáo dục trẻ biết chơi đoàn 
kết, không tranh giành đồ chơi, đánh nhau với bạn.
 Trong các giờ chơi - hoạt động ngoài trời: Trước khi cho trẻ ra ngoài trời chơi 
tôi kiểm tra kỹ các loại đồ chơi nếu có đồ chơi hư hỏng, mất an toàn tôi không cho 
trẻ chơi mà hướng trẻ sang hoạt động chơi khác. Khi cho trẻ ra chơi ngoài trời tôi 
chú ý quan tâm tới mọi trẻ, giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy nhau, không 
cho trẻ chơi ở các vị trí sân chơi bị ướt cũng như sử dụng các đồ chơi gây nguy hiểm 
tới thân thể của trẻ.
 Trong giờ ăn: Tôi không cho trẻ ăn khi thức ăn còn quá nóng vì rất dễ gây 
bỏng cho trẻ. Hướng dẫn trẻ thổi trước khi ăn nếu thức ăn còn nóng, ăn miếng nhỏ, 
ăn chậm, nhai kỹ, không cười đùa nói chuyện trong khi ăn rất dễ gây sặc thức ăn, 
không nhét thức ăn vào tai vào mũi.
 Trong giờ ngủ cũng tiềm ẩn rất nhiều tai nạn thương tích cho trẻ vì vậy tôi 
luôn nhắc nhở trẻ nằm đúng tư thế, không nằm úp mặt xuống đệm xuống gối, không 
cho trẻ cầm đồ chơi hay bất cứ đồ dùng gì nhất là những đồ vật nhỏ khi đi ngủ.
 Khi trẻ đi vệ sinh: Tôi luôn nhắc nhở trẻ mang dép khi vào nhà vệ sinh, giáo 
dục trẻ không chạy nhảy, xô đẩy nhau , đồng thời tôi luôn giữ sàn nhà khô ráo, sạch 
sẽ, không để trẻ bị trơn trượt, các loại hóa chất như nước lau sàn, nước tẩy rửa bồn 
cầu tôi luôn để cao hơn tầm với của trẻ.
 Như vậy sau khi áp dụng biện pháp trên 100% trẻ lớp tôi đã được đảm bảo an 
toàn trong các giờ hoạt động.
 2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với phụ huynh. cạnh đó tôi đã vận động các bậc phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu địa phương 
gần gũi với trẻ để làm ra các loại đồ dùng đồ chơi an toàn cho trẻ.
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 So với quan sát đầu năm thì sau khi thực hiện các biện pháp trẻ lớp tôi tuy 
chưa đạt được 100% nhưng trẻ đã có kỷ năng tốt, trẻ biết cách bảo vệ an toàn và 
phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân mình, chính vì vậy mà trẻ lớp tôi luôn 
được đảm bảo an toàn không có các tai nạn thương tích đáng tiếc xảy ra.
 TT Nội dung khảo sát Trước % Sau %
 thực thực 
 hiện hiện
 1 Đảm bảo an toàn 4 36,4 10 91
 2 Phòng tránh được tai nạn thương tích 3 27 9 82

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_dam_bao_an_toan_va_phong_tranh_tai_nan.docx