SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại Trường Mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp

Sức khỏe là vốn quý của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Trong đó có rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Tại sao xà phòng lại hiệu quả với với phần lớn virus? Bởi vì đó là một hạt nano tự lắp ráp, trong đó sự liên hệ lỏng lẻo nhất chính là lớp lipid kép. Cụ thể hơn xà phòng làm phân rã màng chất béo, và virus rơi rụng ra như ngôi nhà làm bằng các tấm bìa và “chết”, hoặc đúng hơn là trở nên bất hoạt như các virus không còn sống nữa. Xà phòng là tốt nhất nhưng các nước sát khuẩn cũng tốt khi việc sử dụng xà phòng không tiện lợi hoặc không cầm theo người được. Rửa tay bằng nước sát khuẩn không cần rửa lại bằng nước. Nước sát khuẩn cũng giúp làm sạch da, kháng khuẩn, khử mùi hôi, duy trì độ ẩm tự nhiên cho da. Nước sát khuẩn góp phần ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên da. Thường xuyên rửa tay là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Mặc dù, bạn không thể giữ tay vô trùng nhưng việc rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại.
doc 23 trang lethu 20/05/2024 1590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại Trường Mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại Trường Mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại Trường Mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Trẻ em 
có quyền được chăm sóc và bảo vệ, nuôi dưỡng tốt nhất để trẻ khỏe mạnh và 
phát triển toàn diện về mọi mặt. Trẻ em phát triển tốt nhờ vào rất nhiều yếu tố 
nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh phòng bệnh vì trẻ em nói chung và trẻ 
mầm non nói riêng là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì cơ thể trẻ trong giai đoạn này 
sức đề kháng còn yếu. Trong tình hình đại dịch hoành hành trên thế giới, một 
trong những biện pháp rẻ nhất, dễ nhất, và quan trọng nhất để phòng tránh virus 
lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn.
 Bởi thế, từ năm 2008 đến nay, ngày 15/10 được chọn là “Ngày thế giới 
rửa tay với xà phòng” với sự kiện hàng triệu người của hơn 20 quốc gia trên thế 
giới cùng tham gia rửa tay với xà phòng và truyền đi thông điệp về thói quen cá 
nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng thế giới. Thế nhưng dù các 
vụ dịch bệnh trên thế giới và gần đây nhất là dịch Covid - 19 đang diễn biến 
phức tạp hay đợt bùng phát bệnh tiêu chảy, bệnh tay chân miệng... thường diễn 
ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng thói quen rửa tay hình như chưa 
thực hiện một cách toàn diện, tích cực trong toàn dân, đặc biệt là trẻ em. Tuy 
nhiên, ở những nơi không có nước sạch thì rửa tay bằng nước sát khuẩn là biện 
pháp khả thi nhất được sử dụng để giữ gìn vệ sinh đôi tay.
 Vì vậy dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ mẫu giáo 
là một việc rất quan trọng, cần thiết giúp trẻ có nền nếp, thói quen tốt phòng 
tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu 
tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng trong tương lai.
 Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, người trực tiếp giảng 
dạy và chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận thức sâu sắc về 
trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng và 
nước sát khuẩn từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng lây lan 
dịch bệnh... bệnh về giun sán rất hiệu quả.
 Rửa tay với xà phòng và nước sát khuẩn được hiểu như liều “vắc - xin” 
hiệu quả, tiết kiệm phòng ngừa hữu hiệu các bệnh dịch... mà lúc nào cũng có thể 
thực hiện để bảo vệ sức khỏe. Chính vì vậy tôi luôn canh cánh trong lòng và tự 
hỏi mình: Làm sao? Làm như thế nào? Và cần phải làm những gì? Để dạy trẻ 
rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn một cách tốt nhất. Xuất phát từ lý do 
trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi rửa tay 
bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại trường mầm non Yên Ngưu xã Tam 
Hiệp”.
 1/14 phòng và nước sát khuẩn cho trẻ ở lớp tôi cần thiết nhưng trên thực tế vấn đề 
dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ ở lớp tôi còn hạn chế, 
chưa phát huy hết được. Chính vì vậy tôi đã sáng tạo và đưa vào thực hiện: 
“Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn 
tại trường mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp”
 * Tình hình thực tế:
 Năm học 2019 -2020 tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo 
bé C2 của trường mầm non Yên Ngưu.
 Hiện nay, lớp tôi phụ trách có 38 cháu. Trong đó có 13 nam, 25 nữ.
 - 60% phụ huynh làm nghề nông, 40% phụ huynh là công nhân viên chức 
và nghề tự do.
 Từ thực tế trên tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau.
 2. Thuận lợi:
 * Cơ sở vật chất
 - Trong năm học này BGH đã lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch đảm 
bảo vệ sinh trong toàn trường.
 - Được sự quan tâm của BGH nhà trường mua sắm bổ sung các đồ dùng, 
dụng cụ phục vụ cho hoạt động rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho 
trẻ.
 * Giáo viên
 - Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ đại học sư phạm mầm non, có 
13 năm công tác tại trường, nhiệt tình tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm trong 
việc nuôi dưỡng và giáo dục theo yêu cầu đổi mới của ngành.
 - Tôi luôn học hỏi nâng cao hiểu biết nhận thức về kiến thức rửa tay bằng 
xà phòng và nước sát khuẩn và trao đổi cùng đồng nghiệp, tìm ra những phương 
pháp hay, biện pháp mới, sáng tạo chủ động trong các giờ hoạt động để giáo dục 
trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn .
 * Học sinh
 - Trẻ đa số đều có nền nếp thói quen tốt trong học tập.
 - Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, hào hứng tham gia vào các hoạt động. Tích 
cực trả lời các câu hỏi của cô.
 3. Khó khăn
 - Lớp có 38 học sinh/1lớp, với diện tích lớp 35 m2/38 trẻ.
 - Một số học sinh hay nghỉ học nên có nhiều khó khăn trong việc rèn trẻ.
 - Một số cháu mới đến trường chưa quen nền nếp vệ sinh ở trường.
 - Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, thường làm giúp trẻ nên 
khả năng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động rửa tay còn hạn chế.
 3/14 STT Nội dung Đạt Chưa đạt
 1 Biết tự rửa tay khi cần. 15 (39%) 23 (61%)
 2 Biết khi nào rửa tay bằng xà phòng. 17 (45%) 21 (55%)
 3 Biết khi nào rửa tay bằng nước sát khuẩn. 5 (13%) 33 (87%)
 4 Quy trình rửa tay bằng xà phòng.. 4 (11%) 34 (89%)
 5 Cách rửa tay bằng nước sát khuẩn. 3 (8%) 35 (92%)
 6 Hành vi đúng sai trong rửa tay bằng xà phòng 3 (8%) 35 (92%)
 và nước sát khuẩn
 *Kết quả:
 Qua việc khảo sát trên tôi thấy đa số trẻ còn thiếu kỹ năng về rửa tay bằng 
xà phòng và nước sát khuẩn... đặc biệt là rửa tay với nước sát khuẩn do trẻ chưa 
được tiếp xúc nhiều nên tôi đã tham mưu với ban giám hiệu mua bổ sung nước 
sát khuẩn cho trẻ rửa tay, trang bị đầy đủ các đồ dùng trang thiết bị phục vụ 
công tác dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ trong trường 
mầm non. Ngoài ra tôi còn tham mưu với ban giám hiệu sửa chữa đường ống 
thoát nước ngầm và hệ thống cống rãnh để đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ.
 2. Biện pháp 2: Tự học tập, bồi dưỡng và truyền tải lại cho trẻ về kiến 
thức, kỹ năng thực hành thao tác rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn.
 Cô giáo phải có kiến thức chuẩn xác về kỹ năng thực hành, chính vì vậy 
mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan đến rửa tay thường 
xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn để áp dụng vào dạy trẻ.
 Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ.
 Cần rèn luyện thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát 
khuẩn.
 - Tôi đã đến gặp gỡ, trao đổi với các nhân viên y tế có chuyên môn hiểu 
biết nhanh chóng và chính xác về rửa tay đúng cách thì mới có thể đưa ra 
phương hướng, biện pháp phù hợp, tối ưu.
 - Bên cạnh đó tôi còn tìm hiểu về rửa tay bằng xà phòng và nước sát 
khuẩn qua những trang web trên mạng internet, qua sách báo. Khi có những hiểu 
biết chính xác, tôi cảm thấy tự tin, chủ động hơn để xây dựng kế hoạch.
 *Kết quả: Với cách làm như trên tôi đã có hiểu biết sâu hơn và hướng dẫn 
trẻ cụ thể chi tiết về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn như sau:
 Thời điểm nào cần phải rửa tay?
 - Luôn luôn rửa tay trước khi:
 + Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm.
 + Khi ăn uống.
 + Điều trị vết thương hoặc chích thuốc.
 5/14 - Nước sát khuẩn tay diệt các loại vi khuẩn, virus, mầm bệnh gây hại đến 
sức khỏe, khiến chúng không phát triển nữa và bảo vệ bàn tay sạch sẽ trong thời 
gian dài nhất có thể. Tôi luôn chọn nước sát khuẩn chứa thành phần dưỡng chất, 
vitamin giúp cho bàn tay trẻ luôn được mềm mại.
 - Từ kiến thức có được tôi mạnh dạn đăng ký hoạt động rửa tay bằng xà 
phòng và nước sát khuẩn cho buổi hội giảng của trường để BGH, giáo viên góp 
ý kiến, xếp loại. Đây là một cách làm tạo động lực cho bản thân chú ý đến dạy 
trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn.
 3. Biện pháp 3: Sưu tầm tranh ảnh, các đoạn video clip, các bài thơ, 
bài hát, trò chơi, câu truyện... có nội dung hướng dẫn, khuyến khích trẻ rửa 
tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn.
 3.1 Sưu tầm tranh ảnh, đoạn video clip về rửa tay bằng xà phòng và 
nước sát khuẩn:
 Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan hình tượng, 
trẻ chỉ thích những gì đẹp, bắt mắt, nắm được đặc điểm đó tôi đã sưu tầm tranh 
ảnh có nội dung rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn, hay những đoạn 
video clip bằng cách vào mạng tìm kiếm rồi lựa chọn những hình ảnh, đoạn 
video clip có nội dung rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn, phù hợp với 
nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ hứng thú quan sát ghi nhớ, 
hình thành những kiến thức về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn.
 3.2. Sáng tác và sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu truyện, trò chơi có 
nội dung rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn:
 Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có ít các bài thơ, bài 
hát có nội dung rửa tay, vì thế tôi đã nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, 
lựa chọn câu từ sáng tác ra những bài thơ, bài hát... phù hợp với nhận thức của 
trẻ giúp trẻ hứng thú và ghi nhớ các nội dung về rửa tay bằng xà phòng và nước 
sát khuẩn đạt hiệu quả cao. Tiêu biểu như một số bài thơ sau.
 * Một số bài thơ, bài hát, câu truyện, trò chơi tự sáng tác:
 ( Phụ lục I )
 * Một số bài thơ, câu truyện tôi sưu tầm:
 ( Phụ lục II )
 4. Biện pháp 4. Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát 
khuẩn thông qua các hoạt động trong ngày:
 Sau đây là một số hình thức tổ chức dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và 
nước sát khuẩn. Trong đó nhấn mạnh việc tích hợp các nội dung và cách thức tổ 
chức hoạt động dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn vào các hoạt 
động trong ngày.
 7/14

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_3_4_tuoi_rua_tay_bang_xa_phong.doc