SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong các hoạt động khám phá

Trẻ em sinh ra vốn đã có tính tò mò, muốn biết, muốn được khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh mình. Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dang, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên ( cỏ cây, hoa lá, chim muông.) đến môi trường xã hội ( công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau.) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm khát khao khám phá, tìm hiểu về chúng. Khám phá khoa học trong trường mầm non sẽ giúp trẻ phát triển óc tìm tòi, tính ham hiểu biết, đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc lĩnh hội kiến thức khoa học ở trường phổ thông sau này. Đứa trẻ lớn lên sẽ có lối sống thực tiễn, sâu sắc, phong phú, linh hoạt sáng tạo và chủ động, không sống bị động, thiếu tự tin. Ở lứa tuổi mầm non, việc lĩnh hội tri thức có ảnh hưởng đến thái độ cuả trẻ đối với môi trường xung quanh. Thông tin về hiện thực xã hội, về các yếu tố, sự kiện, hiện tượng sẽ tạo ra thái độ của trẻ đối với chúng, có ảnh hưởng không chỉ đến trí tuệ mà còn cả tâm hồn của trẻ. Sự trải nghiệm và lĩnh hội thông tin làm cho tri thức trở nên có giá trị đối với trẻ và là cơ sở để hình thành phẩm chất đạo đức, quan điểm, niêm tin ở trẻ. Trẻ bước vào thế giới xung quanh, tiếp xúc với các sự vật hiện tượng, con người quanh chúng. Trong quá trinh đó, những biểu tượng đầu tiên sẽ được hình thành ở trẻ. Trên cơ sở những tri thức đó mà nhân cách của trẻ được phát triển. Do vậy, việc làm rõ vai trò của tri thức trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung.
docx 17 trang lethu 08/05/2024 1570
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong các hoạt động khám phá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong các hoạt động khám phá

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong các hoạt động khám phá
 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi Irong các hoạt dộng khám phá 
quanh sẽ giúp các nhà giáo dục có phương hướng rõ ràng trong việc xác định 
mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng lĩnh hội tri thức 
của chúng và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ mầm non.Hiểu được nhu cầu 
tâm lý của trẻ tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp gây 
hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong các hoạt động khám phá”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Mục đích nghiên cứu của đề tài là khai thác một số biện pháp gây hứng thú 
cho trẻ khám phá môi trường xung quanh trong trương mầm non
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Nghiên cứu các cháu học sinh tại lớp mẫu giáo nhỡ 3-4 tuổi
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
 Khai thác từ những tài liệu liên quan đến các hoạt động khám phá để đưa ra 
phương pháp giúp trẻ hứng thú.
5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
 Do điều kiện và khả năng của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ nghiên cứu 
một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ khám phá môi trường xung quanh trong 
trường mầm non. Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
* Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu sách lí luận, và phương pháp hướng dẫn cho trẻ làm quen với môi 
trường xung quanh, xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài.
* Phương pháp thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra - kiểm tra.
- Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản thân 
và đồng nghiệp.
 2/34 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi Irong các hoạt dộng khám phá
viên về tình hình học tập của con em mình.
b. Khó khăn:
 - Trường lớp còn chật hẹp, các cháu học trong một lớp còn rất đông nên 
việc truyền tải kiến thức đến trẻ vẫn chưa được đồng đều.
. - Môi trường cho trẻ hoạt động ở trường chưa phong phú nên việc tổ chức
hoạt động làm quen với môi trường xung quanh còn hạn chế.
 - Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con, nên ít nhiều làm ảnh 
hưởng tới kết quả học tập của lớp.
Từ thực trạng trên để giúp trẻ có nhiều hứng thú khi tham gia khám phá môi trường 
xung quanh.Tôi đã đề ra một số biện pháp sau:
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 3.1Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học:
 Trẻ mầm non tri thức của trẻ còn chưa đầy đủ, chính xác, với trẻ tư duy trực 
quan là chủ yếu, trẻ rất thích những hình ảnh ngộ nghĩnh với màu sắc rực rỡ. Do 
đó việc trang trí tạo môi trường lớp học làm sao để thu hút sự chú ý, tích cực của 
trẻ vô cùng quan trọng. Việc trang trí tạo môi trường trong lớp học phù hợp với 
đặc điểm nhận thức lứa tuổi của trẻ giúp trẻ tăng cường các điều kiện cho trẻ được 
trải nghiệm, được hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm. Nhờ đó mà phát huy 
tối đa sự tự duy trí óc, kích thích sự khám phá bằng các giác quan, phát triển trí tò 
mò ham hiểu biết của trẻ.
 Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là 
vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực 
kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo. Người giáo viên cần tạo cho 
trẻ một tâm lý thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà của mình mà ở đó trẻ được tham 
gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình. Vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm 
đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề Điều đó kích thích tính tích cực 
hoạt động của bản thân trẻ cũng như khả năng hoạt động một cách có chủ đích. 
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn biện pháp “ xây dựng môi trường lớp học”.
 Khi trang trí các góc trong lớp, trước hết tôi tạo các góc chơi phù hợp đả m 
bảo diện tích cho số trẻ hoạt động thoải mái. Các góc chơi trang trí mở để trẻ được 
hoạt động tối đa trong các góc, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao 
tác sử dụng, được sắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các 
môn học và các hoạt động.
 4/34 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi Irong các hoạt dộng khám phá
nói nhân vật nào ở đâu ( trên đường,dưới ao,trên cây...) tất cả đều để cho trẻ tư duy 
và củng cố kiến thức về môi trường xung quanh trẻ qua thế giới thu hẹp là hoạt 
cảnh trên mảng tường.
 - Góc kỹ năng sống: đây cũng là một góc chơi rất mở, tôi cũng sưu tầm các 
hình ảnh mang tính giáo dục lễ giáo và các hành vi văn minh trên sách họa báo để 
trẻ chơi bằng cách: gắn các hình ảnh không nên và nên lên dấp dính gai, thông qua 
đó vừa giáo dục trẻ và hình thành những thói quen những biểu tượng cho cuộc 
sống xung quanh trẻ sau này.
 Và tất cả những đồ dùng đồ chơi mà trẻ chơi ở các góc đều được thay đổi 
phù hợp với chủ đề, phù hợp với mục tiêu kiến thức mà tôi đưa ra để kích thích óc 
sáng tạo và tìm tòi của trẻ.
 Như vậy để thấy rằng môi trường xung quanh là rất phong phú và đa dạng, 
nếu chúng ta biết vận dụng để dạy trẻ thì rất hiệu quả, trẻ vừa được học vừa được 
chơi
* Kết quả thực hiện:
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc
- Trẻ có kĩ năng chơi góc và biết chia sẻ với bạn tại góc chơi
3.2 Biện pháp 2: Linh hoạt trong cách tổ chức các hoạt động học để gây hứng 
thú cho trẻ.
 Hứng thú của trẻ mẫu giáo thường không bền vững, không ổn định. Trẻ dễ 
dàng di chuyển hứng thú của mình từ đối tượng này sang đối tượng khác. Trong 
quá trình dạy học khi tổ chức hoạt động giáo viên có thể linh hoạt giờ học thành 
cuộc thi, tham gia trò chơi, câu thơ, câu đố, kể truyện với nhiều hình thức khác 
nhau để gây hứng thú cho trẻ trong giờ học. Chính vì vậy trong quá trình tổ chức 
giờ học khám phá cho trẻ, tôi cũng thường xuyên thay đổi các hình thức đẻ gây 
hứng thú cho trẻ vào bài như: sưu tầm và tự sáng tác các bài thơ, bài hát , câu đố 
theo chủ đề cho trẻ, hoặc thay đổi giọng nói, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt để gây sự 
chú ý cho trẻ.
* Ví dụ: Cho trẻ khám phá về bản thân, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Hãy làm 
theo tôi”.
 Cô và trẻ cùng đọc lời bài thơ, Khi đọc đến bộ phận nào trẻ phải chỉ lên bộ 
phận đó hoặc miêu tả hành động.
Cô cho trẻ đọc bài thơ:
 6/34 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi Irong các hoạt dộng khám phá
- Cho trẻ khám phá về cây: Trẻ biết tên gọi, phân biệt thân, lá, hoa quả của cây 
bưởi. Trẻ nhìn thấy rất nhiều lá bị mất một góc và xúm lại tìm hiểu đưa ra câu hỏi 
tại sao lại thế? Đó chính là các chú sâu. Cô giáo đưa ra những câu hỏi gợi mở gây 
sự tò mò và kích thích trẻ đưa ra những ý tưởng sáng tạo
+ Sâu có lợi hay có hại - Có hại
+ Vậy làm gì để sâu không phá cây cối - bắt sâu, phun thuốc sâu
* Khám phá về nước
- Ví dụ 1: Khám phá màu sắc của nước:
+ Cô giáo chuẩn bị các chai nước trắng và các bột màu
+ Hỏi ý tưởng của trẻ: trẻ sẽ làm gì về các chai nước và lọ màu này?
+ Nếu cho bột màu vào chai nước và khuấy lên các con hãy đoán xem điều gì sẽ 
xẩy ra trong lọ nước?
- Ví dụ 2: Khám phá sự chuyển động của nước:
+ Chuẩn bị: 2 bình nước: dùng can đựng dầu ăn 5l đã hết cắt phần trên của can, 2 
ca đựng nước, ống nhựa dẻo có màu trắng trong
+ Hỏi trẻ: muốn cho nước trong bình to chảy sang bình nhỏ con sẽ làm như thế 
nào?
+ ống nhựa này dùng để làm gì?
+ Nước trong bình to qua đâu để chảy vào ca ở phía dưới?
=> Cô hướng dẫn và chốt lại: Muốn cho nước chuyển động từ bình này sang bình 
kia thì ta phải dùng một ống dẫn nước để hút, một bình để lên cao và một bình để 
dưới thấp để có áp suất thì nước mới chảy được
+ Cô tổ chức cho các nhóm trẻ cùng thí nghiệm và nêu kết quả.
 Qua hình thức tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm tôi thấy trẻ rất hứng thú vào 
giờ học và có những ý tưởng phong phú, điều đó càng giúp trẻ kích thích tính tò 
mò và khám phá hơn.
 Vào cuối mỗi chủ đề tôi tổ chức cho trẻ các cuộc thi để trẻ vừa được giao 
lưu học hỏi và củng cố lại kiến thức.
 Sau mỗi chủ đề để cho các con củng cố lại kiến thức và học hỏi thêm những 
kiến thức mới. Cứ vào thứ sáu hàng tuần các con lại được giao lưu học hỏi các bạn 
dưới các hình thức trò chơi, cuộc thi giữa các nhóm trong lớp hoặc các bạn cùng 
trường.
 Với hình thức vừa chơi vừa học thông qua các trò chơi, hội thi, trẻ không những 
tích lũy thêm kinh nghiệm mà còn cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao 
 8/34 Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi Irong các hoạt dộng khám phá
 Như vậy để trẻ nắm được kiến thức về môi trường xung quanh mà không bị 
gò bó, gượng ép hay một cách nhàm chán, cô nên tổ chức một cách linh hoạt với 
nhiều hình thức và các bước để giờ học khám phá trở nên sôi nổi thoải mái. Điều 
đó kích thích óc sáng tạo tìm tòi của trẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tốt 
nhất.
*Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.
 Trẻ mẫu giáo với đặc điểm nhận thức là trẻ ham học hỏi, trẻ mau nhớ nhưng 
cũng rất mau quên và để hình thành ở trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh 
lại càng khó đối với trẻ. Chính vì vậy tôi tận dụng mọi cơ hội, thời cơ để cung cấp 
và củng cố các kiến thức, kỹ năng, biểu tượng, hành vi thói quen về thế giới xung 
quanh đối với trẻ.
 Ta không chỉ cung cấp cho trẻ các kiến thức về thế giới xung quanh trong các 
giờ học đơn thuần mà ta tận dụng cơ hội mọi lúc, mọi nơi có thể.
Trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được tìm hiểu thêm về sự vật hiện tượng, vì 
thế ngoài kiến thức trẻ được biết trong tiết học chính thì những đồ dùng là vật thật 
vẫn được sử dụng một cách có hiệu quả trong các giờ hoạt động ngoài trời
 Ví dụ: Khi trẻ hoạt động ngoài trời, bầu trời chuẩn bị sắp có mưa, tôi cho trẻ 
quan sát bầu trời
+ Các con thấy khung cảnh bầu trời như thế nào - có mây đen và gió + Vì sao lại 
có mây đen - Vì sắp có mưa, vì chị gió đưa mây đen đến Các con đã đưa ra rất 
nhiều ý kiến và cuối cùng tôi cũng giải thích hiện tượng của mây đen cho trẻ là 
do hơi nước tích tụ lâu dần sẽ thành mây đen và mây đen sẽ thành hạt mưa.
 10/34

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_3_4_tuoi_trong_ca.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong các hoạt động khám phá.pdf