SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Bản thân tôi là giáo viên được nhà trường phân công phụ trách nhóm lớp 3 - 4 tuổi. Tôi nhận thấy rằng trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng ý thức và kiến thức bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Trẻ được bố mẹ và mọi người cưng chiều chưa tự giác làm một số công việc hàng ngày. Khi trẻ ăn bánh kẹo, bim bim trẻ sẵn sàng vứt vỏ ở bất cứ nơi nào mà không vứt vào thùng rác. Vì trẻ chưa hiểu rằng chính việc làm nhỏ đó của mình đang làm cho môi trường bị ô nhiễm. Trẻ chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường xung quanh mình, do trẻ chưa được sự chú ý giáo dục thường xuyên và đúng phương pháp, trẻ chưa nắm được kiến thức cơ bản về môi trường, chưa hiểu được hành vi vứt rác bừa bãi ra sân trường làm cho trường học mất vệ sinh, cô và các cháu sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng tới người khác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tôi thiết nghĩ rằng: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tại trường mầm non là rất cần thiết vì ở lứa tuổi này trẻ nhanh tiếp thu và giúp trẻ sớm phát triển nhận thức trẻ nhận biết, thích nghi được hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh: Mưa, nắng, cây cối, con vật, sử dụng điện, nước một cách hiệu quả… góp phần nâng cao nhận thức, phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ tiến tới một xã hội văn minh trong sạch. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt xấu đến môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng nhất là trẻ 3 - 4 tuổi. Từ tình hình thực tế đó làm tôi suy nghĩ, làm thế nào để nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đem lại kết quả tốt hơn và tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non”.
doc 19 trang lethu 26/06/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
 Đề tài:"Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi 
 trong trường mầm non"
 1. Lý do chọn đề tài
 Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống con người. Để 
đảm bảo con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo 
dục bảo vệ môi trường được giáo dục và hình thành rất sớm. Đối với lứa tuổi 
mầm non giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường của bản thân 
mình nói riêng và của con người nói chung. Từ đó biết cách sống tích cực với 
môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
 Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, đời sống con người được 
nâng cao thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang mang tính toàn cầu. Môi trường 
đang bị đe dạo bởi khí thải, rác thải của các nhà máy, rác thải trong sinh hoạt 
hàng ngày, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng và cây xanh đang bị thu nhỏ lại 
Trước nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ lực lượng kế thừa xây dựng đất nước sau 
này, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, trong việc 
đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và đã được quan tâm ngay từ bậc học mầm 
non.
 Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, thì môi trường đang bị huỷ hoại 
nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân cơ bản là do sự thiếu ý thức, thiếu 
hiểu biết của một số người. Ví dụ: Như xả rác, chất thải chưa qua sử lý xuống 
sông hồ, làm cho nước ở sông hồ bị ô nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân gây ô 
nhiễm môi trường.
 Đối với giáo dục mầm non cung cấp những hiểu biết ban đầu về môi 
trường sống bản thân nói riêng và của con người nói chung. Bảo vệ môi 
trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo 
cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên 
tai gây ra cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là 
quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng 
về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, 
 2 phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt xấu đến môi 
trường và làm gì để bảo vệ môi trường. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi 
trường cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng nhất là trẻ 3 - 4 tuổi. 
 Từ tình hình thực tế đó làm tôi suy nghĩ, làm thế nào để nâng cao giáo dục 
bảo vệ môi trường cho trẻ đem lại kết quả tốt hơn và tôi quyết định chọn đề tài 
“Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường 
mầm non”.
 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh 
con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người 
và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi 
trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo 
cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên 
nhiên gây cho môi trường.
 Một môi trường trong sạch sẽ giúp cho con người ta có được một sức 
khỏe tốt, tâm trạng phấn chấn, giảm thiểu được một số bệnh tật. Đối với trẻ 
mầm non một môi trường trong sạch sẽ góp phần phát triển toàn diện cả về 
thể chất lẫn tinh thần. Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non nói 
chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, 
thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu 
nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình.... tất cả những cử chỉ 
đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi đang 
ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình 
cảm... những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao 
điều mới lạ hấp dẫn và còn lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được 
khám phá.
 Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc giáo dục bảo vệ môi 
trường là không thể thiếu. Môi trường xung quanh có tác dụng giáo dục về 
 4 - Trường vẫn còn một điểm lẻ gần khu dân cư, trường có khuôn viên 
rộng nhưng môi trường thiên nhiên cho trẻ còn hạn hẹp, nước sinh hoạt hàng 
ngày của trẻ là nước giếng khoan lọc.
 - Trẻ ở tại nhóm lớp là con em nông thôn nên thói quen bảo vệ môi 
trường trong sinh hoạt hàng ngày: vứt vỏ kẹo, hộp sữa..đúng nơi qui định 
chưa có.
 - Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường: Đưa 
con đi học phóng xe vào tận cửa lớp tuýt còi
 - Số lượng học sinh trong lớp đông 2/3 số trẻ trong lớp chưa qua lớp nhà 
trẻ.
 - Kết quả điều tra đầu năm học như sau:
 Nội dung điều tra Tốt % Khá % TB %
 Đầu Không vứt rác bừa 6 15,8 14 36,8 18 47,4
năm học bãi
 Sử dụng nước tiết 5 13,2 13 34,2 20 52,6
 kiệm hiệu quả
 Có thái độ yêu quý 5 13,2 15 39,4 18 47,4
 gần gũi thiên nhiên
 2.3. Biện pháp
 2.3.1. Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT vào hoạt động học 
trong các chủ đề:
 - Trẻ ở truờng được tham gia vào các hoạt động khác nhau: phát triển 
thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo 
hình...mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng trẻ đuợc quan sát, 
đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi... trẻ nhận ra 
được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng - hành động 
không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với 
môi trường trong và ngoài lớp học.
 6 giúp trẻ lớn lên và khỏe mạnh. Biết đội mũ, đeo khẩu trang, che ô khi ra nắng 
và không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răng miệng 
hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng...
 - Trẻ đã biết có hành vi đúng sai khi chăm sóc bản thân và môi trường, 
tự làm một số công việc đơn giản hàng ngày: vệ sinh cá nhân, trực nhật
 * Chủ đề “Gia đình thân yêu của bé”: Gia đình là nơi gần gũi nhất với trẻ. 
Trong chủ đề này tôi có những trải nghiệm thực tế cho trẻ: Ở nhà con biết làm gì 
để giúp đỡ bố mẹ, không xem ti vi nữa con phải làm gì? Từ đó tôi định huớng cho 
trẻ giữ gìn nhà mình luôn sạch sẽ, biết quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, 
bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi...có ý thức về những điều nên 
làm như: khoá vòi nước không sử dụng, tắt điện, tắt ti vi khi ra khỏi phòng....
 - Với những việc làm thiết thực đó sẽ tạo cho trẻ có được những thói quen 
trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi truờng
 * Chủ đề: Thế giới thực vật: Tôi cho trẻ nhận biết cây xanh xung quanh 
bé. Cho trẻ đứng duới bóng cây cảm nhận điều gì đang diễn ra và nếu không 
có cây xanh thì sẽ như thế nào? Từ đó cho trẻ biết tầm quan trọng của cây 
xanh với môi trường sống, con người và biết được chặt phá rừng bừa bãi làm 
cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới 
đời sống của con người.
 Hoạt động văn học: Thơ “Cây dây leo’’ ngoài cho trẻ hiểu nội dung bài 
thơ ra tôi còn dùng một số câu hỏi gợi mở về môi trường: Trồng cây để làm 
gì? Con đã làm gì để bảo vệ cây?....Qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ cây không 
ngắt lá bẻ cành, nhổ cỏ chăm sóc câygiúp cho môi trường xanh - sạch – đẹp 
hơn.
 * Trong chủ đề giao thông: Bằng thực tế hàng ngày trẻ đuợc bố mẹ đưa 
đi học, đi chơi bằng xe đạp, xe máy, ô tô.Cô gợi hỏi trẻ khi ngồi trên các 
phương tiện đó con phải ngồi như thế nào? Khi đi xe máy con phải làm 
gì?...Qua đó cho trẻ nhận biết một số quy định giao thông đơn giản: Đi xe 
máy phải đội mũ bảo hiểm, không chở quá số nguời quy định.Giúp trẻ biết 
 8 Ví dụ như hoạt động trải nghiệm “ Bé với hội chợ quê”: Ngoài việc trẻ 
biết chợ quê có những mặt hàng gì? Và trẻ là người trực tiếp bán các mặt 
hàng đó giúp trẻ có thêm vốn kinh nghiệm trong cuộc sống, có kỹ năng giao 
tiếp tốt. Tôi còn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ như: Giữ gìn 
khu chợ sạch đẹp bằng cách trưng bày hàng ngăn nắp khoa học, không vứt rác 
bừa bãi ra khu chợ, người đi mua hàng phải đựng vào làn để giảm thiểu lượng 
rác ra môi trường.
 Hay trong hoạt động trải nghiệm “Bé với têt Hàn thực và tiệc bufffet”: 
Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày tết Hàn thực ở Việt nam là hướng về cội nguồn và 
tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Trong ngày lễ này mọi người 
làm bánh trôi, bánh chay. Và trẻ được tham gia làm bánh trôi, bánh chay cùng 
cô giáo, cùng với các bậc phụ huynh, trẻ rất hào hứng và thích thú. Ngoài ra 
trẻ còn được tham ra dự tiệc bufffet, biết cách lịch sự văn minh khi ăn tiệc. 
Đây cũng là cơ hội tốt giúp tôi giáo dục trẻ bảo vệ môi trường như sử dụng 
điện nước tiết kiệm, văn minh lịch sự khi dự tiệc không gây ồn ào lớn mất trật 
tự nơi dự tiệc.
 Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm tôi 
thấy rất thiết thực và mang lại hiệu quả cao. Vì những việc làm đó gắn liền 
với hiện thực cuộc sống của trẻ. Trẻ rất hào hứng phấn khởi, thoải mái, và có 
ý thức bảo vệ môi trường.
 2.3.3. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi.
 Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, trẻ “ học 
mà chơi, chơi mà học”, trẻ đuợc trải nghiệm những công việc hàng ngày qua 
các trò chơi. Thông qua các trò chơi đó trẻ hiểu đuợc mối quan hệ giữa con 
nguời với thiên nhiên và với xã hội. Là điều kiện để hình thành ở trẻ thái độ 
đối với môi truờng. Trẻ yêu quí gần gũi, thân thiện với thiên nhiên và có ý 
thức giữ gìn truờng lớp, gia đình và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo 
vệ môi truờng. Trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh môi truờng 
sạch sẽ. Ở mỗi chủ đề khác nhau tôi lựa chọn cho trẻ các trò chơi phù hợp, 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_3_4.doc