SKKN Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Phú Cường
Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có đặc thù tâm lý chưa ổn định, trẻ chưa tự phân biệt được những biểu hiện cảm xúc của cá nhân mình, vì vậy tôi xác định việc giáo dục cảm xúc cho trẻ là rất quan trọng. Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não phát ra và thường được thể hiện bằng cử chỉ, nét mặt hay lời nói. Ví dụ như vui, buồn, tức giận.... Cảm xúc đóng vai trò quan trọng đến cách trẻ tư duy và hành động, cảm xúc kích thích não bộ để đưa ra quyết định tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Trẻ được trang bị các kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ có khả năng đương đầu với những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt, sẽ phân biệt được tốt – xấu, đúng – sai và hình thành được lối sống lành mạnh, duy trì được tâm trạng vui vẻ, năng lượng tích cực, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt và biết cách đưa ra các quyết định sáng suốt, nhờ vậy, trẻ sẽ học được cách thích nghi với mọi hoàn cảnh. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng là rất cần thiết, vì vậy tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non.” với mong muốn lan tỏa được nhiều cảm xúc tích cực tới bạn bè đồng nghiệp, các bậc phụ huynh đặc biệt là giúp trẻ nhận ra và biết cách quản lý cảm xúc của mình ngay ở lứa tuổi mầm non.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Phú Cường
2 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Trẻ lớp mẫu giáo 3 tuổi C2 trường mầm non Phú Cường- huyện Ba Vì, năm học 2022-2023. Số trẻ: 38 trẻ 4. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu phân tích - tổng hợp tài liệu, các vấn đề lý luận có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Điều tra những hành động, sinh hoạt của trẻ sau nghỉ dịch ở nhà). Phương pháp thống kê toán học (Đối chiếu và so sánh kết quả đạt được trước và sau khi thực hiện biện pháp). Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm (Đánh giá hiệu quả sử dụng đề tài, rút kinh nghiệm những thiếu sót để khắc phục). Phương pháp: Dùng lời, quan sát, kiểm tra, đánh giá. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 trên trẻ lớp mẫu giáo bé C2 với tổng số 38 học sinh. PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 1.1. Cơ sở lý luận Lứa tuổi mẫu giáo bé, trẻ ý thức chưa cao, tư duy còn non nớt, ngôn ngữ diễn tả chưa rõ ràng, trẻ chưa có khả năng tự học tự chơi mà cần có sự chăm sóc của 3 mặt giáo dục đó là gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Làm cách nào sau thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và đảm bảo duy trì được sự tiến bộ của trẻ với những nội dung giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ, cách duy nhất để kết hợp với phụ huynh là thường xuyên trao đổi về nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ để cùng phụ huynh giáo dục cảm xúc cho trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ. Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, căn cứ theo mục tiêu giáo dục lứa tuổi 3-4 tuổi, tôi nhận thấy lứa tuổi này trẻ đang mong muốn được thể hiện bản thân, qua những cử chỉ và hành động bắt chước những người xung quanh và mong muốn được công nhận, được khen ngợi nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn khẳng định và tự lập của bản thân. Với đặc điểm đó cần giáo dục cảm xúc cho trẻ theo đúng hướng, để trẻ bắt chước được những hành động đẹp, lời nói và cử hay trong mọi hoạt động hàng ngày diễn ra xung quanh trẻ giúp trẻ biết yêu thương, biết chia sẻ, biết đồng cảm với những 4 Nhưng trên thực tế, trong thời gian sau nghỉ dịch sinh hoạt của trẻ bị xáo trộn, trẻ thường xuyên tiếp xúc sử dụng điện thoại, tivi máy tính, trẻ ăn ngủ không điều độ, nhiều trẻ gửi ông bà chăm sóc được nuông chiều theo ý thích nên trẻ chưa ngoan, đặc biệt là việc ứng xử của trẻ chưa được tốt. Để khắc phục được những điều đó, cần có những trò chơi phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ, đồ dùng để chơi sẵn có tạị lớp, các cô tự tạo. Trong quá trình chơi, trải nghiệm thực tế trẻ tiếp thu được kiến thức, được giáo dục cảm xúc tích cực. Với những lý do nêu trên tôi nhận thấy việc phối hợp với phụ huynh tổ chức cho trẻ học và chơi là rất quan trọng, cần thiết, góp phần thực hiện được nhiệm vụ giáo dục của nhà trường “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho năm học 2022 – 2023 với mong muốn bù đắp kiến thức, kỹ năng cho trẻ sau dịch bệnh Covid- 19 gây ra đối với ngành giáo dục mầm non. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Lớp 3-4 tuổi C2 do tôi phụ trách có 38 trẻ. Tuy cùng một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều. Kỹ năng sống của trẻ còn thiếu khuyết về một số kỹ năng mềm, do ở nông thôn trẻ ở nhà thường chơi tập trung nên đa phần trẻ chưa biết cách ứng xử văn minh lịch sự, chưa nhận biết được cảm xúc và chưa biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân, một số trẻ quá hiếu động. Bên cạnh đó có những bạn còn nhút nhát chưa chủ động tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm thực tế. Năm học 2022- 2023 được sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, về việc nâng cao chất lượng giáo dục, cần thay đổi về phương pháp, hình thức giáo dục, cũng như sự năng động sáng tạo trong việc dạy và học. Cần được thể hiện rõ việc áp dụng qua điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào thực tế kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ qua các hoạt động trải nghiệm thực tế trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường, phù hợp với bối cảnh địa phương, điều kiện thực tế của gia đình trẻ, khả năng tiếp thu của trẻ nhằm đạt mục tiêu giáo dục của độ tuổi. Song, khi đi sâu vào nghiên cứu tài liệu và thực tiễn tại trường tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi - Trường mầm non tôi đang làm việc thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân và các cấp lãnh đạo nên nhà trường đã đảm bảo về cơ sở vật chất, đầy đủ trang thiết bị để giáo viên dạy và truyền tải kiến thức cho trẻ được thuận lợi. - Luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu về mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn. 6 phụ huynh chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ, nên còn chưa tích cực trong việc phối hợp với cô giáo. 2.3. Khảo sát thực trạng đầu năm Qua điều tra thực tế đầu năm học 2022- 2023 về việc giáo dục cảm xúc cho trẻ kết hợp với phụ huynh trong thời gian ở nhà, tôi đã thu được kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: (Minh chứng1: Bảng khảo sát theo dõi đánh giá sự thể hiện cảm xúc của trẻ lớp C2). Qua nội dung khảo sát trên thực tế cho thấy trẻ còn bồng bột trong cảm xúc, đặc biệt là trẻ chưa biết diễn tả cảm xúc của mình, khi mắc lỗi chưa giám đối diện để nhận lỗi. Là giáo viên trực tếp chăm sóc và giáo dục trẻ với mong muốn kết hợp với phụ huynh giáo dục cảm xúc cho trẻ, để giúp trẻ phát huy cảm xúc tích cực tôi đã áp dụng một số biện pháp sau. 3. Những biện pháp thực hiện - Biện pháp 1: Tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, nhận thức sâu sắc việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. - Biện pháp 2: Lập zalo nhóm lớp, tổ chức giao lưu, gặp gỡ với phụ huynh để thống nhất quan điểm bồi dưỡng cảm xúc cho trẻ qua hoạt động trải nghiệm. - Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ. - Biện pháp 4: Thiết kế câu truyện kết hợp cô và trẻ cùng diễn để giáo dục cảm xúc cho trẻ thông qua hoạt động học, hoạt động chơi và hoạt động trải nghiệm. - Biện pháp 5: Phụ huynh và giáo viên làm gương, làm mẫu- Giáo dục cảm xúc cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. 4. Biện pháp thực hiện từng phần 4.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, nhận thức sâu sắc việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non Muốn phát triển, giáo dục cảm xúc cho trẻ trước hết giáo viên phải hiểu rõ về vai trò ý nghĩa, cách thức tiến hành khi dạy trẻ biết thể hiện đúng cảm xúc, vì vậy, bản thân tôi luôn sưu tầm nghiên cứu tìm hiểu thêm những tài liệu có liên quan đến việc giáo dục cảm xúc cho trẻ. Sau khi nghiên cứu tài liệu, tôi đã lập kế hoạch và tiến hành phối hợp với phụ huynh tổ chức, tạo tình huống cho trẻ thực hành trải nghiệm về các kiểu cảm xúc của trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi. Thường xuyên cập nhật những tài liệu mới trên sách: Tâm lí học trẻ em, chương trình giáo dục mầm non mới, chương trình giáo dục mầm non theo từng độ tuổi tìm hiểu trên 8 trình học nhận được sự tương tác của trẻ nhiều hơn. Từ đó giúp tôi tự tin hơn trong việc tạo ra các bài học cho trẻ và tạo được niềm tin với các bậc phụ huynh hơn. 4.2. Biện pháp 2: Lập zalo nhóm lớp, tổ chức giao lưu, gặp gỡ với phụ huynh để thống nhất quan điểm bồi dưỡng cảm xúc cho trẻ qua hoạt động trải nghiệm Lập zalo nhóm lớp * Mục đích: Thông qua zalo nhóm lớp để phối kết hợp với các phụ huynh trao đổi thông tin của lớp. Qua đó phụ huynh sẽ giúp giáo viên điều chỉnh định hướng nội dung để tìm tiếng nói chung. Giúp giáo viên chia sẻ những video bài học, các hoạt động hàng ngày ở lớp của các con, những kiến thức để gửi tới trẻ. * Cách thực hiện: Do đặc điểm phụ huynh lớp tôi chủ yếu là thuần nông, cũng có một số phụ hynh đi làm công nhân, không có nhiều thời gian chăm sóc giáo dục và vui chơi cùng con nên các con ở cùng ông bà nhiều, thường xuyên tiếp xúc với điện thoại, ti vi mỗi khi đi học về và khi được nghỉ. Là một giáo viên tôi thấy cứ kéo dài tình trạng trên thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều về nhận thức cũng như nhân cách của trẻ. Vì vậy dưới sự chỉ đạo của nhà trường tôi và giáo viên trong lớp tổ chức họp phụ huynh của lớp. Ngay từ khi nhận lớp, tôi tập hợp tất cả danh sách, số điện thoại phụ huynh lớp tôi phụ trách vào nhóm Zalo của lớp để tiện liên lạc, trao đổi với phụ huynh và gửi video các hoạt động diễn ra hàng ngày trên lớp. Giáo viên nói rõ mục đích hoạt động của nhóm, đưa ra mục tiêu, tầm quan trọng, nội dung, biện pháp, hình thức phong phú. Đồng thời, động viên phụ huynh tham gia trao đổi sôi nổi, phối hợp cùng giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục - chăm sóc cho trẻ tại gia đình và tại trường. (Minh chứng 4: Hình ảnh zalo nhóm lớp C2). Tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ với phụ huynh Đối với giáo dục Mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Sau khi đã kết nối được với tất cả phụ huynh trong lớp, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trên nhóm lớp để gặp mặt, trò chuyện với các con và trao đổi với phụ huynh để phụ huynh nắm được các đặc điểm tính cách của trẻ. Thông qua đó giúp tôi nắm được những điểm mạnh, điểm yếu và những khả năng của trẻ mà phụ huynh cung cấp từ đó đưa ra các biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục cảm xúc cho trẻ. (Minh chứng 5: Hình ảnh giao lưu giữa giáo viên và phụ huynh qua zoom)
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_cam_xuc_cho_tre_3_4_tuoi_tron.docx