SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Phú Thủy

Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: Làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột,.. trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.

Giáo dục kỹ năng sống trên thực tế lớp của tôi trẻ chưa được mạnh dạn tự tin, khả năng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưa đoàn kết, hợp tác trong khi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài:” Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi” để nghiên cứu.

doc 22 trang lethu 15/10/2024 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Phú Thủy

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Phú Thủy
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 -------------------------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
 3-4 TUỔI
 Họ và tên: Hoàng Thị Tuyết
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường mầm non Phú Thủy
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2017 Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt 
quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày 
của một xã hội thu nhỏ như: Làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, 
xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. 
Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối 
phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những 
nguy cơ đột ngột,.. trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự 
nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến thức và 
nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên 
xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
 Giáo dục kỹ năng sống trên thực tế lớp của tôi trẻ chưa được mạnh dạn tự tin, khả 
năng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưa đoàn kết, hợp tác trong 
khi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi có hiệu quả 
và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho 
tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài:” Một số biện pháp giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi” để nghiên cứu.
 * Điểm mới của đề tài.
 Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấy 
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. 
Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này 
quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. 
 Với đề tài này tôi biết đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, nhưng với tôi đề tài 
này nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng 
sống như: Giáo dục kỹ năng sống sẽ bắt đầu từ “động tác”, những hành vi lễ giáo của 
trẻ. Ví như với bản thân, trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà, biết cách đi, 
đứng ngồi lịch sự, yêu thương quí mến những người thân. Rồi biết thưa gửi, vâng dạ, 
không nói trống không, không nói leo, biết xưng hô thân mật. Giúp trẻ có kinh nghiệm 
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ 
động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng 
tạo của trẻ. Giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ 
năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn 
luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp 
giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức 
vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ 
tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức về 
nghề chưa sâu sắc. 
 Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, tôi đã suy nghĩ, nghiên 
cứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp cha mẹ dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống 
qua đề tài: “Kinh nghiệm dạy trẻ mầm non kỹ năng sống ” 
 * Kết quả khảo sát thực tế : Khi chưa thực hiện đề tài kết quả như sau: 
 Số trẻ 
 TT Khả năng Đạt
 KS
 1 + Mạnh dạn tự tinh 13/25 52%
 2 +Kỹ năng hợp tác 7/25 28%
 3 +Phát âm rõ lời 14/25 56%
 4 +Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 10/25 40%
 5 +Lễ phép 12/25 48%
 6 +Kỹ năng vệ sinh 14/25 56%
 7 +Kỹ năng thích khám phá học hỏi 13/25 52%
 8 +Kỹ năng tự kiểm soát bản thân 12/25 48%
 - Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, chưa có 
biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu 
còn ở mức rất cao, số trẻ kỹ năng tự phục vụ và hợp tác còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ 
trăn trở làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu 
quả cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có kỹ năng sống đạt hiệu quả cao.
 2.2. Các giải pháp nội dung cho trẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc cho trẻ làm quen từ dễ đến khó, từ 
đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, cũng dạy trẻ cách mặc áo nhưng tuần đầu tôi dạy trẻ 
cách mặc áo có khuy bấm, tuần tiếp theo tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy cài và những 
tuần sau là áo có khoá kéo. Lúc đầu trẻ thực hiện rất vụng về lúng túng nhưng do luyện 
tập thường xuyên và có kế hoạch nên các thao tác của trẻ dần chính xác hơn. với cách tổ 
chức có hệ thống và linh hoạt như vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tương 
đối tốt.
 Chiều thứ 4, tôi tổ chức cho trẻ xem băng đĩa hoặc tranh ảnh có kèm những câu 
chuyện về các hành vi ứng xử đúng sai giữa con người với con người, giữa con người 
với môi trường xung quanh trong chủ đề. Qua đó giáo dục trẻ kỹ năng ứng xử phù hợp 
với xung quanh.
 Ví dụ: Dạy trẻ biết xếp ghế đúng nơi quy định như xếp nhẹ nhàng, không gây ồn, 
khi xếp ghế ngồi học phải xếp thẳng hàng theo đúng tổ của mình, khi ngồi ăn ghế phải 
xếp sát bàn, khi ra về phải xếp ghế vào góc lớp. Hoặc khi xếp dép phải xếp kẹp đôi, tổ 
chim non xếp ngăn trên của giá dép, tổ hoa hồng xếp ngăn giữa, tổ thỏ con xếp ngăn 
dưới Nhờ được tham gia và nhắc nhở thường xuyên nên ý thức của trẻ trong việc chấp 
hành các quy tắc cô đưa ra rất tốt.
 Chiều thứ 6, tôi tổ chức cho trẻ sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc nhằm phát 
triền kỹ năng hợp tác và rèn thói quen sống gọn gàng ngăn nắp. Những tuần đầu, tôi cho 
trẻ quan sát cô và nghe cô giải thích vì sao phải làm như vậy? Cách sắp xếp như thế nào 
cho đẹp? Những tuần tiếp theo tôi chia tổ, yêu cầu mỗi tổ tự xếp mỗi góc chơi, thi xem 
đội nào xếp đúng, xếp đẹp và nhanh nhất. Rõ ràng khi tham gia hoạt động này, các kỹ 
năng hợp tác của trẻ được phát triển. Trẻ biết giúp đỡ nhau và nhắc nhở nhau cùng hoàn 
thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng. Từ việc tổ chức thường xuyên như vậy, các mối 
quan hệ cũng như kỹ năng làm việc nhóm của trẻ được củng cố, bên cạnh đó đồ dùng đồ 
chơi của lớp tôi luôn được xếp gọn gàng, ngăn nắp và rất khoa học.Với biện pháp này, 
các kỹ năng cần có luôn được củng cố và hoàn thiện một cách chính xác.
 2.2.2: Xác định nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy trẻ kỹ năng sống
 Giáo viên có thể làm được gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ? + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những 
kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, sử 
dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều 
nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất 
khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. 
 + Kỹ năng giao tiếp: cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của 
mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế 
giới xung quanh nó. 
 Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu 
khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu 
trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ 
dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để 
giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 
 Ví dụ: Giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ về cách giao tiếp để tự bảo vệ mình:
Nếu lạc đường con sẽ tìm đến ai để hỏi? con hỏi như thế nào?
Nếu bị ai bắt nạt con kêu cứu như thế nào?
Hay có khách đến lớp các con phải làm gì?...
 Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn 
uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay 
sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng 
trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không 
gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, 
biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay 
ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
 2.2.4 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Phát triển các kỹ năng 
sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
 Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm thông tin về các kỹ năng sống của 
trẻ ở nhà . Từ đó tôi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_tre_3_4_tuoi.doc