SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi về việc biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè

Xuất phát từ sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ ở trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, tôi đã xây dựng một nhóm các giải pháp nhằm mục đích: Khắc phục các tồn tại, hạn chế của một số giải pháp cũ đã thực hiện như: Đánh giá kỹ năng quan tâm, chia sẻ của trẻ với người thân, bạn bè thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, thu thập thông tin về thái độ, hành vi, kỹ năng quan tâm, chia sẻ của trẻ với mọi người ở mọi lúc, mọi nơi; phối hợp nhiều phương pháp giáo dục và sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục trong tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Đề xuất thêm 1 số giải pháp mới trong giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, nhằm giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống; bước đầu kiểm soát được cảm xúc hành vi và làm chủ bản thân; nâng cao tính tự giác, chủ động, độc lập, tự chủ trong cuộc sống và trong mọi tình huống; thể hiện sự yêu thương, biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh; hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên của trẻ,; giúp trẻ năng động, tự lập, tự tin, tạo tiền đề để trẻ phát triển theo hướng tích cực trong tương lai.

docx 20 trang lethu 30/08/2024 1912
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi về việc biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi về việc biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi về việc biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè
 - Tình trạng sử dụng giải pháp: Phương pháp dùng lời nói là một trong những 
phương pháp giáo dục cơ bản, đặc trưng trong giáo dục mầm non. Thông qua sử 
dụng lời nói, giáo viên truyền tải đến trẻ các yêu cầu cần thiết, hướng dẫn trẻ thực 
hiện một cách cụ thể, chi tiết. Đây là phương pháp khá hiệu quả, được sử dụng nhiều 
khi giáo dục trẻ tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng quan 
tâm chia sẻ với người thân và bạn bè nói riêng.
 - Tồn tại- Hạn chế của giải pháp: Tuy nhiên, giải pháp này có một nhược 
điểm cơ bản, cần được khắc phục. Do đặc điểm của trẻ mầm non nhanh nhớ, nhanh 
quên, khả năng tiếp thu kiến thức qua ngôn ngữ chưa cao. Nếu chỉ cung cấp kiến 
thức qua lời nói mà không có các hình ảnh minh họa hay thực hành, trẻ sẽ khó hình 
dung ra nội dung giáo viên muốn nói, từ đó không tiếp thu được nội dung giáo dục 
giáo viên muốn cung cấp đến trẻ.
 Giải pháp 3: Giáo dục trẻ có kỹ năng biết quan tâm chia sẻ với người thân 
và bạn bè thông qua hoạt động học:
 - Tình trạng sử dụng giải pháp: Từ xưa đến nay, hoạt động học có chủ đích 
luôn là hình thức giáo dục được sử dụng nhiều nhất trong việc cung cấp kiến thức 
và rèn các kỹ năng cho trẻ. Thông qua 30-40 phút/hoạt động học có chủ đích hàng 
ngày, giáo viên cung cấp cho trẻ được đa số các nội dung về kiến thức, kỹ năng mà 
trẻ cần đạt theo từng độ tuổi. Thông qua hoạt động học, các nội dung giáo dục kỹ 
năng quan tâm, chia sẻ với mọi người được cung cấp một cách đầy đủ, hệ thống, là 
cơ sở cho trẻ vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày, đạt được mục tiêu phát 
triển tình cảm, kỹ năng xã hội theo kết quả mong đợi của chương trình GDMN đặt 
ra.
- Tồn tại- Hạn chế của giải pháp: Tuy vậy, với xu hướng đổi mới giáo dục hiện 
nay, hoạt động học có chủ đích không còn là con đường hiệu quả nhất trong việc 
cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Với quan điểm “Học bằng chơi, chơi mà học” 
hiện nay, trẻ được giáo dục ở mọi nơi, thông qua mọi hoạt động khác trong ngày. Có thể thấy, giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ ở trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có vai 
trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống và hình thành nhân cách 
toàn diện cho trẻ sau này. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ ở trẻ 
mẫu giáo 3-4 tuổi hiện nay chưa được gia đình trẻ quan tâm đúng mức. Việc tổ chức 
giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ của giáo viên ở trường lớp cũng thực sự hiệu 
quả, linh hoạt. 
 Bởi thế, việc áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng 
quan tâm, chia sẻ ở trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là vô cùng cần thiết, hướng tới việc rèn cho 
trẻ những kỹ năng sống cơ bản và hình thành nhân cách toàn diện trong tương lai.
 6. Mục đích của giải pháp:
 Xuất phát từ sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ ở trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, tôi đã xây dựng một 
nhóm các giải pháp nhằm mục đích:
 - Khắc phục các tồn tại, hạn chế của một số giải pháp cũ đã thực hiện như: Đánh 
giá kỹ năng quan tâm, chia sẻ của trẻ với người thân, bạn bè thông qua nhiều kênh 
thông tin khác nhau, thu thập thông tin về thái độ, hành vi, kỹ năng quan tâm, chia 
sẻ của trẻ với mọi người ở mọi lúc, mọi nơi; phối hợp nhiều phương pháp giáo dục 
và sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục trong tổ chức các hoạt động nhằm giáo 
dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
 - Đề xuất thêm 1 số giải pháp mới trong giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ 
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, nhằm giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống; 
bước đầu kiểm soát được cảm xúc hành vi và làm chủ bản thânl; nâng cao tính tự 
giác, chủ động, độc lập, tự chủ trong cuộc sống và trong mọi tình huống; thể hiện sự 
yêu thương, biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh; hình thành và phát 
triển nhân cách đầu tiên của trẻ,; giúp trẻ năng động, tự lập, tự tin, tạo tiền đề để trẻ 
phát triển theo hướng tích cực trong tương lai.
 7. Nội dung: Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói chung đã được nhà trường quan 
tâm triển khai thực hiện hàng năm, theo chuyên đề Giáo dục Phát triển tình cảm và 
kỹ năng xã hội cho trẻ, thu được những kết quả nhất định. 
 Học sinh đến trường được sống trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, 
lành mạnh là yếu tố vô cùng thuận lợi cho việc giáo dục tình cảm kỹ năng cho trẻ.
 Lớp 3 tuổi C1 do tôi chủ nhiệm có tổng số 23 trẻ. Tất cả các trẻ đều đi học đúng độ 
tuổi, được gia đình quan tâm và chăm sóc chu đáo, cẩn thận.
 Bản thân tôi tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc 
biệt là tâm lý lứa tuổi của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn 
tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng Internet để hiểu rõ hơn về đặc điểm 
tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo bé làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Là một giáo viên xếp 
loại tốt về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhiều năm và được tham dự các 
buổi sinh hoạt chuyên môn về phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội do nhà trường 
tổ chức hàng năm, học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích để áp dụng vào đề tài.
 + Khó khăn: 
 Tuy thuận lợi như vậy, song việc giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ cho trẻ 
mẫu giáo 3-4 tuổi tại lớp tôi vẫn gặp nhiều khó khăn: Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên 
đến trường nên chưa có nề nếp học tập, tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập 
không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc 
hạn chế về thể chất như bé: Trà, Bảo Ngọc, Duy Minh....Một số bé lại quá hiếu 
động như bé: Nhật, Đạt...Một số trẻ đi học còn hay khóc nhè: Trà My, Bảo Anh...
 Khả năng, nhận thức cũng như yêu cầu của phụ huynh về việc giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ còn hạn chế. Điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo để 
định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn ít nên kết 
quả thực hiện nội dung này chưa thực sự hiệu quả và không đồng đều nhất quán ở 
các lớp. Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học an toàn, thân thiện, cởi mở, thuận 
lợi cho việc giáo dục kỹ năng quan tâm, chia sẻ ở trẻ.
 Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên 
góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với 
trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với 
giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc 
hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong 
lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
 Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học 
và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón 
trẻ vào năm học mới. Tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, 
hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy 
nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường 
nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi 
của nhau.
 Với quan điểm “ lấy trẻ làm trung tâm” tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của 
trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi 
chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. 
Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện 
thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối qua hệ thân 
thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. 
 Tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu 
mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục 
cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua 
hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành 
quả lao động của mình và của bạn Giải pháp 2: Sử dụng đa dạng các trò chơi tập thể trong việc giáo dục kỹ 
năng quan tâm, chia sẻ cho trẻ.
 Các trò chơi luôn là phương tiện giúp trẻ học tập nhanh chóng và hiệu quả nhất. 
Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, 
nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của 
hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột 
không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, 
sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân 
thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều 
này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến 
trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học.
 Ví dụ:Trò chơi: Truyền tin
 Mục đích: Phát triển giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ. Tạo cảm giác gần gũi 
thân thiện giữa trẻ với nhau
 Chuẩn bị: Khu vực chơi vừa đủ rộng cho nhóm 20-25 trẻ.
 Tiến hành: Trẻ xếp thành 2 vòng tròn hoặc 2 hàng dọc. Cô giáo cung cấp thông 
tin cho 1 trẻ ở vị trí đầu tiên. Trẻ lần lượt nói thầm, truyền tin cho nhau về nội dung 
cô vừa thông tin đến. Trẻ cuối cùng lên nói to thông tin mình thu nhận được. Trò 
chơi này không chỉ rèn cho trẻ kỹ năng lắng nghe, thu thập thông tin, mà còn khuyến 
khích trẻ chơi đoàn kết, rèn tinh thần thập thể, quan tâm, chia sẻ, cùng cố gắng vì 
kết quả chung của cả đội.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_tre_3_4_tuoi.docx