SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19
Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giáo dục kỹ năng tự phục vụ vào nhà trường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau.
Để hình thành các kỹ năng sống cho trẻ mầm non không phải việc một sớm, một chiều mà phải là một quá trình, đồng thời phải chọn đúng cách, đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ mới có kết quả tốt nhất. Chúng ta không ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn mà dạy, trẻ ý thức được những gì cần làm và thực hiện đúng cách. Chỉ như vậy những kỹ năng của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19

MỤC LỤC STT Nội dung Số trang I Phần I: Đặt vấn đề 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu II Phần II: Giải quyết vấn đề 1 Cơ sở lý luận 2 Khảo sát thực trạng 2.1 Thuận lợi 2.2 Khó khăn 2.3 Số liệu khảo sát ý kiến phụ huynh đầu năm 3 Các biện pháp thực hiện đề tài 3.1 Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục và kế hoạch về phòng chống dịch. 3.3 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: a. Cơ sở lí luận Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Xã hội của chúng ta hiện nay đang thay đổi vươn đến một tầm cao mới, ở đó đòi hỏi con người phải có một bản năng sinh tồn thích nghi với sự thay đổi đó, không chỉ người lớn chúng ta mà trẻ em cũng vậy việc thích nghi với một môi trường mới đòi hỏi trẻ phải có các kỹ năng nhất định trong cuộc sống, thoát khỏi sự bao bọc chặt chẽ của người thân, của bố mẹ để tự lập làm các công việc vừa với khả năng của mình. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và mục đích chung của Giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm- xã hội. Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giáo dục kỹ năng tự phục vụ vào nhà trường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau. Để hình thành các kỹ năng sống cho trẻ mầm non không phải việc một sớm, một chiều mà phải là một quá trình, đồng thời phải chọn đúng cách, đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ mới có kết quả tốt nhất. Chúng ta không ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn mà dạy, trẻ ý thức được những gì cần làm và thực hiện đúng cách. Chỉ như vậy những kỹ năng của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. 3/18 Giúp trẻ sống tự tin, kích thích tính tò mò, ham học hỏi, có kĩ năng giao tiếp tốt để giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, bên cạnh đó còn giúp giáo viên nhận thức sâu sắc, giúp phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng sống cho trẻ. Giúp trẻ có thói quen, hành vi học tập, vui chơi trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 đạt kết quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ mẫu giáo lớp 3 tuổi C4 Số lượng trẻ: 20 trẻ 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thực hành. - Phương pháp khảo sát trên trẻ. - Phương pháp trải nghiệm. - Phương pháp sử dụng số liệu thống kê bằng biểu đồ. 5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại lớp 3 tuổi C4 trường mầm non nơi tôi công tác - Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Củng cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm hay không nên làm. Theo các chuyên gia giáo dục kỹ năng sống và kiến thức cơ bản sẽ tạo nền tảng tốt cho quá trình học hỏi, phát triển sau này của trẻ. Các bé được học kỹ năng từ sớm đúng phương pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà 5/18 Trong thời điểm dịch Covid – 19 bùng phát trẻ được học trực tuyến trên phần mềm Zoom, gửi bài học qua Zalo đa số phụ huynh đều rất ủng hộ. 2.2/ Khó khăn: - Khả năng nhận thức và một số kỹ năng của trẻ không đồng đều. Nhiều cháu còn nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp với cô và các bạn. - Một số trẻ chưa biết cách tự chăm sóc bản thân mình cho tốt. - Nhiều gia đình do ít con nên được bố mẹ nuông chiều nên dẫn đến trẻ ngại hoạt động mà luôn có tính ỷ lại vào người khác. - Phụ huynh đa số làm nghề nông nghiệp, họ quá bận rộn với công việc nên chưa thường xuyên quan tâm đến việc học tập của trẻ, chưa dạy các kỹ năng vệ sinh cá nhân, cách phòng chống dịch bệnh và tham gia vào các giờ học. 2.3/ Số liệu lấy ý kiến phụ huynh đầu năm: Khảo sát lấy ý kiến huynh đầu năm STT Nội dung lấy ý kiến Số Thực Tỷ lệ Thực Tỷ lệ lượng hiện % hiện % Phụ huynh phiếu tốt chưa tốt Bố (mẹ) hãy cho biết trẻ 16 43 có thực hiện đeo khẩu 1 7 9 57 trang một cách thường xuyên không? Bố (mẹ) cho biết trẻ có 16 50 2 đưa tay lên mắt, mũi, 8 8 50 miệng không? 7/18 3.Các biện pháp thực hiện: 3.1/Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trẻ em trong độ tuổi mầm non ngoài gia đình thì cô giáo có thể xem như là “người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin, học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến thức, các kỹ năng đầu tiên cho trẻ trong môi trường lớp học, chính vì vậy mà người giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục ra một thế hệ mầm non tương lai cho đất nước, một thế hệ mà tự bản thân trẻ có thể tự lập, có thể ứng phó với những thay đổi của cuộc sống làm được những việc mà trẻ muốn không phụ thuộc, không cần sự giúp đỡ của người lớn trẻ vẫn tự tin là chính mình. Muốn làm được như vậy bản thân tôi tự nhủ phải trở thành một người giáo viên phải có tâm huyết với ngành và với nghề mình đã lựa chọn và đó chính là một giáo viên mầm non. Điều này thôi thúc tôi không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy đặc biệt nâng cao phương pháp hướng dẫn kĩ năng sống cho trẻ đó cũng là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà. Trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn ra phức tạp và đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe cũng tính mạng của mỗi chúng ta. Chính vì vậy, muốn phòng chống dịch bệnh tốt nhất trong trường mầm non thì bản thân mỗi giáo viên cần có những hiểu biết và kiến thức nhất định về Covid 19 để từ đó có thể đưa ra được những biện pháp giáo dục trẻ phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, bản thân cần nâng cao nhận thức và tìm hiểu kiến thức về dịch bệnh Covid 19: + Bản thân tôi luôn thường xuyên học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về dịch bệnh Covid 19 và kiến thức chuyên môn thông qua mạng internet, sách báo, tivi, qua các văn bản chỉ đạo của cấp trên về những biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19. + Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, các buổi chuyên đề, của Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức. 9/18 3.5/ Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thống mạng cùng với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một cuộc cách mạng trong mọi người, mọi ngành, đặc biệt là ngành giáo dục. Chính vì vậy ngay từ khi học mầm non trẻ đã được là quen với công nghệ thông tin như một phần hoạt động của giáo dục không thể thiếu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được rất nhiều giáo viên áp dụng và đã tham gia cuộc thi ‘‘Xây dựng video hoạt động kết nối’’ cấp trường. Không chỉ với người lớn mà trẻ em mầm non thì công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kì thú và hữu ích trong việc tiếp thu kinh nghiệm sống. Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiến thức không phải sự vật hiện tượng nào cũng có sẵn để trẻ trực tiếp tri giác, trải nghiệm. Chính vì vậy để trẻ hiểu được cách phòng chống dịch covid-19 một cách bao quát nhất thì ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học là cần thiết. Bản thân có khả năng sử dụng công nghệ thông tin, tôi rất quan tâm và thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin như các bài Power point vào các tiết học. Tôi nhận thấy khi sử dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng tôi thấy trẻ tỏ ra hào hứng, thích thú và cũng giúp trẻ nhận biết sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng hơn. Tôi thiết kế các video bài giảng về dịch Covid-19 Ví dụ 1: Thi thiết kế bài giảng E-learning với đề tài ‘‘ Tìm hiểu về cách phòng chống dịch covid-19’’ Hình ảnh mục 3.5: phần phụ lục Trong bài giảng này, tôi đã tỉ mỉ thiết kế từ tải các phần mềm phục vụ cho bài giảng ( phần mềm ispring sute 10, phần mềm cupcut, phần mềm ghi âm, phần mềm video cut, phần mềm canva) đến từng chi tiết nhỏ (cắt ghép video, nhạc, hình ảnh, ghi âm, lồng tiếng, hình nền, video nền, hình mặt cười, mặt mếu,) Sau khi thiết kế bài giảng xong tôi sẽ xuất bản và đóng gói theo HTML. Để giao diện thêm sinh động tôi đã để các ô, khung với các màu phù hợp với bài giảng. Khi tham gia bài thi, Ban tổ chức yêu cầu tải các hình ảnh, video không vi phạm bản
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_tre_3_tuoi_t.docx