SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Trung Lập

Việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” là vô cùng đúng đắn bởi nó nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, khả năng, năng lực vốn có của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình làm một số công việc mà không phải dựa dẫm, nhờ vả vào người khác.

Tính tự lập, tự phục vụ là yếu tố để tạo nên điều đó ở mỗi cá nhân, là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tìm ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp cho mỗi người tự tin hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó tạo tiền đề, để có cơ hội phát triển toàn diện. Tính tự lập là gì? Là một đức tính rất cần thiết cho trẻ, vì nhờ có tính tự lập mà trẻ có thể phát huy được những tiềm năng ẩn dấu, trẻ sẽ trưởng thành hơn và đặc biệt bố mẹ sẽ giảm bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên tính tự lập không phải tự nhiên mà có được. Mà nó còn phụ thuộc vào cả quá trình rèn luyện, tu dưỡng trong một thời gian nhất định. Tự phục vụ là gì? Là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người.

docx 35 trang lethu 14/03/2025 411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Trung Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Trung Lập

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Trung Lập
 Biết bỏ rác vào thùng quy định 14 50% 14 50%
 Biết tự cởi, mặc quần áo 7 25% 21 75 %
 Biết tự đi giày, dép 16 57% 12 43%
 Biết tự xúc miệng bằng nước muối sau khi 14 50% 14 50%
 ăn
 Biết chào hỏi người lớn tuổi 13 46% 15 54%
 Biết giúp đỡ cô khi được yêu cầu 10 36% 18 64%
 Biết tự đi lên xuống cầu thang 22 79% 6 21 %
 Biết tự lau mặt, gấp khăn của mình 8 29 % 20 71%
 Trẻ tự tin làm một số việc 4 14,2% 24 86%
 Biết gọi người giúp đỡ khi cần 4 14% 24 86%
 2. Cơ sở lý luận
 Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay đóng vai trò quan trọng 
trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Việc tổ chức các hoạt động 
giáo dục với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” là vô cùng đúng đắn bởi nó nhằm 
phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, khả năng, năng lực vốn có của trẻ về mặt tinh 
thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình làm một số công việc mà không phải dựa 
dẫm, nhờ vả vào người khác.
 Tính tự lập, tự phục vụ là yếu tố để tạo nên điều đó ở mỗi cá nhân, là khả 
năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tìm ra con đường đi 
cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ 
người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp cho mỗi 
người tự tin hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó tạo tiền đề, 
để có cơ hội phát triển toàn diện.
 Tính tự lập là gì? Là một đức tính rất cần thiết cho trẻ, vì nhờ có tính tự lập 
mà trẻ có thể phát huy được những tiềm năng ẩn dấu, trẻ sẽ trưởng thành hơn và đặc 
biệt bố mẹ sẽ giảm bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên tính tự lập không phải tự nhiên mà có 
được. Mà nó còn phụ thuộc vào cả quá trình rèn luyện, tu dưỡng trong một thời gian 
nhất định.
 Tự phục vụ là gì? Là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội 
nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. 
Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển và sự thành công 
của mỗi con người.
 Khi nhắc đến dạy kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non nhiều người cho 
rằng đó là một cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy trẻ biết tự lập, tự phục vụ là 
dạy những thói quen sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp và ứng sử của trẻ đối 
với bản thân và những người xung quanh.
 3. Cơ sở thực tiễn
 Trường mầm non Trung Lập nằm ở Trung tâm xã, giao thông đi lại thuận tiện. Trường 
có hai khu chia làm 16 lớp riêng khối mẫu giáo bé có 4 lớp. Khung cảnh nhà trường khang 
trang mang tính sư phạm, môi trường cảnh quan sạch đẹp. quá khiến con trẻ ỷ lại, dựa dẫm, trẻ không biết làm một số công việc vừa sức, khi trẻ 
được giao nhiệm vụ, trẻ không tự nguyện làm mà luôn nhờ tới sự giúp đỡ của người 
khác. Lâu dần thành quen, thành nếp xấu.
 III. Nội dung Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ 
mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non
 Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của lứa tuổi: 1.1: 
 Tâm sinh lý lứa tuổi.
Để có những biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo bé mà tôi đang phụ 
trách. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu về tâm sinh lý, về khả năng nhất định của 
trẻ để phần nào hiểu được tâm sinh lý cũng như nhu cầu của bản thân trẻ từ đó đưa ra 
kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.
 Nhắc đến trẻ lên ba, ai ai cũng nghĩ ngay tới cụm từ “Khủng hoảng tuổi lên ba”. 
Thật vậy, bởi tâm lý trẻ 3 tuổi khá đặc biệt. Có lúc ngoan rất ngoan, có lúc lại hư 
không ai bảo được, nó cứ như một vòng quay lúc thế này lúc thế kia, nói nhiều hỏi 
lắm, khó vừa ý. Bởi một cái “tôi” trong trẻ xuất hiện, trẻ thích làm mọi thứ theo ý của 
mình, trẻ thích tập làm người lớn, quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh, cái gì 
cũng có vẻ như có nam châm thu hút bé vào cuộc. Những tình trạng chống đối, không 
chịu phục tùng, nói một đằng làm một nẻo, mọi câu trả lời của người lớn dường như 
là không hài lòng cứ liên tục tiếp diễn, thích và muốn, trẻ cần được chú ý bằng mọi 
cách.
 Ví dụ 1: Trong giờ thể dục sáng. Khi nhạc cất lên là khi bài tập bắt đầu. Có 
nhiều trẻ khi nghe nhạc thì đánh trống lảng, coi như không nghe tiếng, không làm theo 
lời cô. Thậm chí còn lại gần cô hơn hoặc đứng lùi hẳn ra xa các bạn để cho cô biết 
rằng mình chưa làm theo lời cô. Có trẻ thì biện đủ lý do như: hỏi không trả lời Hay có 
sử dụng dụng cụ gì thì cũng tìm lý do để chống lại như hôm nay con không thích tập 
vòng vớai các bạn, con tập gậy, con thích tập cái này, cái kia và chốt lại là không 
muốn làm theo những gì cô dạy.
 Ví dụ 2: Trong giờ vệ sinh, khi một số bạn rửa tay rất nhanh và về vị trí thì lại 
có một số bạn tỏ vẻ chống đối vì không muốn dừng chơi trước đó hoặc vì không muốn 
đi rửa, nên cố tình rửa chậm, lấy thật nhiều xà phòng để chơi, thậm chí là bôi xà phòng 
vào bạn khác, hay lên tường để gây sự chú ý của người khác mà không tuân theo 
hướng dẫn của cô.
 1.2: Khả năng của lứa tuổi.
Nếu giáo viên không biết được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ thì không thể biết được 
trẻ đó có khả năng làm được những công việc gì, đã phù hợp với lứa tuổi của trẻ hay Tháng
 Biết tự gấp khăn của mình
 11
 Biết cất, xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
 Tháng Biết tự cầm thìa xúc ăn mà không cần cô nhắc. Biết bỏ rác đúng nơi quy 
 12 định
Tháng 1 Biết tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn bằng xà 
 phòng
 Biết tự xúc miệng nước muối sau khi ăn
Tháng 2
 Biết tự chào hỏi người lớn - Biết đi và tháo giầy, dép.
Tháng 3
 Biết giúp đỡ người khác khi được yêu cầu
 Biết cởi, mặc quần áo
Tháng 4 Biết kêu gọi sự giúp đỡ của người khác khi cần Trẻ tự tin làm một số 
 công việc
 Và theo tôi, để trẻ có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ thì cô cần có quy trình nhất 
 định để thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng mà mang lại hiệu quả không nhỏ.
 1. Cung cấp kỹ năng
 2. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được luyện tập.
 3. Hình thành thói quen.
 4.Vận dụng linh hoạt vào các hoạt động. Đảm bảo quy tắc từ dễ đến khó cho 
trẻ thực hiên.
 Biện pháp 3. Lựa chọn hình thức tổ chức.
 Trải nghiệm. thực hành.
 Trẻ có thể học được rất nhiều điều từ một hoạt động tưởng chừng như đơn 
giản nếu như chúng ta biết cách tổ chức các hoạt động để tạo sự hứng thú và khác biệt 
đối với trẻ. Qua thực hành trải nghiệm, trẻ sẽ có thể dần hình thành kĩ năng tự học, tự 
tìm hiểu và khám phá. Việc tự xây dựng hiểu biết cho mình giúp trẻ hiểu sâu sắc bản 
chất của sự vật hiện tượng và ghi nhớ lâu những điều thu nhận được. Góp phần không 
nhỏ để trẻ hoàn thiện dần những kĩ năng thực hiện công việc và sự khéo léo của đôi 
bàn tay, sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Phát triển khả năng sáng tạo thông 
qua các hoạt động tạo hình, và thể hiện nét biểu cảm riêng của mình vào mỗi sản 
phẩm. Có khả năng tập trung thực hiện và hoàn thành công việc đến cùng mà không 
cảm thấy mệt mỏi nhờ những trải nghiệm thú vị. 4.1. Tạo niềm tin, sự gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên.
 Là một giáo viên mầm non, tôi nghĩ nếu muốn tạo ra sự thân thiết, tin tưởng 
của phụ huynh cũng không phải là điều khó khăn. Bởi đặc thù riêng của trẻ mầm non 
còn nhỏ nên bố mẹ phải trực tiếp đưa đón con hàng ngày, vì vậy cô giáo và phụ huynh 
có nhiều cơ hội để trao đổi, gặp gỡ hơn. Việc đầu tiên là tôi tìm hiểu về tâm lý và hoàn 
cảnh của phụ huynh. Từ đó có cách trao đổi, trò chuyện riêng đối với mỗi cá nhân. 
Lớp mẫu giáo bé mà tôi đang trực tiếp phụ trách đa số phụ huynh làm nghề nông nên 
thu nhập đa số là không ổn định. Vì vậy họ phần nào có vẻ e ngại, thu hẹp bản thân 
mình. Chính vì vậy tôi luôn gặp gỡ, trao đổi một cách cởi mở để nhằm mục đích tạo 
sự thân thiện với phụ huynh.
 Từ đó giữa phụ huynh và tôi mới trao đổi thoải mái, nêu ra quan điểm của mình 
về trẻ. Bên cạnh đó, trong mọi công việc hàng ngày tôi luôn quan tâm tới trẻ để chiều 
khi về tôi trao đổi thông tin kịp thời của trẻ cho phụ huynh. Qua đó phụ huynh thấy 
được sự quan tâm, chăm sóc của cô với trẻ như: ân cần nhắc trẻ cất ba lô, giày dép, 
trước giờ trả trẻ luôn kiểm tra đồ dùng cuả trẻ đầy đủ, luôn trả trẻ với trang phục, đầu 
tóc gọn gàng, mặt mũi tay chân sạch sẽ phần nào cho phụ huynh thấy con của họ được 
chăm sóc chu đáo khi đến trường.
 Ngoài ra rất nhiều phụ huynh vì thấy con còn quá nhỏ, lại hay ốm và con ở lớp 
cả ngày nên rất lo không biết ở lớp cô có quan tâm chăm sóc con kịp thời hay không, 
nhiều phụ huynh còn chưa thực sự tin tưởng ở cô.
 Ví dụ 1: Lớp tôi đầu năm có một vài trường hợp bất kể nóng lạnh bất thường 
thế nào là cứ gọi điện cho cô mặc ra cởi vào, đeo tất rồi là quàng khăn.. .Nhưng sau 
một thời gian ngắn thấy cách chúng tôi nói và chăm sóc các con tận tình chu đáo, họ 
không còn gọi như trước nữa mà tin tưởng vào giáo viên chúng tôi hơn rất nhiều.
 Sau khi phụ huynh học sinh tin tưởng và đặt niềm tin vào giáo viên. Họ bắt đầu 
tham gia vào các hoạt động của lớp như: cùng tham gia tổ chức sinh nhật cho trẻ, cùng 
tham gia đi dã ngoại với trẻ, cùng giáo viên tuyên truyền tới những phụ huynh khác. 
Vì vậy sự phối hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ một số kỹ năng 
tự lập, tự phục vụ ở lớp đạt kết quả cao.
 4.2. Phối hợp với phụ huynh để nâng cao tỉ lệ chuyên cần.
 Như đã nói trên, phụ huynh lớp tôi đa số làm công nhân, nghề tự do.Vậy nên 
đôi khi họ có suy nghĩ “Trẻ mầm non chưa học mà đến lớp chỉ chơi”. Thời tiết nắng 
quá, hoặc lạnh quá, hay thay đổi thời tiết là phụ huynh cho con nghỉ ở nhà với ông bà 
vì ông bà không đi làm, vì vậy trẻ ở lớp đi học không đều, ảnh hưởng tới việc thực 
hiện chương trình thời gian biểu, thời khóa biểu hàng ngày ở lớp, cô giáo phải vất vả 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_tu_lap_tu_phuc_vu_cho.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường.pdf