SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non
Trong những năm học gần đây các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục đào tạo và cả xã hội đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện, trường mầm non nơi tôi đang công tác, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Thực tế ở lớp tôi, lớp mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tôi thấy rằng: Các cháu còn thiếu sót rất nhiều các kỹ năng: Kỹ năng tự phục vụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như tự đi vệ sinh, tự xúc ăn, tự cất dọn đồ chơi, tự lau mặt, xúc miệng, tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện., chưa có kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế như chưa biết chào hỏi lễ phép với người lớn, chưa biết đưa, nhận bằng hai tay, trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin..., và kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng còn yếu. Đứng trước thực trạng của trẻ lớp mình, là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, với lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệm trong công việc tôi luôn trăn trở rất nhiều về việc làm sao để giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên, đúng với độ tuổi của trẻ. Mong muốn trẻ có được những kỹ năng sống để trẻ tự phục vụ bản thân mình, không còn phụ thuộc, ỷ lại vào người lớn. Chính vì vậy, tôi đã luôn suy nghĩ để tìm các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ lớp mình. Qua một năm áp dụng các biện pháp đó tôi thấy kết quả trẻ lớp tôi đã có những tiến triển rất tốt. Sau đây tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng chị em đồng nghiệp một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non
ăn, tự cất dọn đồ chơi, tự lau mặt, xúc miệng, tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện., chưa có kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế như chưa biết chào hỏi lễ phép với người lớn, chưa biết đưa, nhận bằng hai tay, trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin..., và kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng còn yếu. Đứng trước thực trạng của trẻ lớp mình, là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, với lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệm trong công việc tôi luôn trăn trở rất nhiều về việc làm sao để giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên, đúng với độ tuổi của trẻ. Mong muốn trẻ có được những kỹ năng sống để trẻ tự phục vụ bản thân mình, không còn phụ thuộc, ỷ lại vào người lớn. Chính vì vậy, tôi đã luôn suy nghĩ để tìm các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ lớp mình. Qua một năm áp dụng các biện pháp đó tôi thấy kết quả trẻ lớp tôi đã có những tiến triển rất tốt. Sau đây tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng chị em đồng nghiệp một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non”. * Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non. - Tìm ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non. * Đối tượng nghiên cứu: - Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non. * Phạm vi áp dụng - Trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non năm học 2016 - 2017. 2/30 sáng tạo của trẻ rất cao. Bắt đầu từ độ tuổi này, ngoài việc chăm sóc thể chất, cha mẹ và cô giáo cần tạo môi trường giáo dục phù hợp, giúp trẻ xây dựng nền tảng vững chắc về phẩm chất và kỹ năng sống. Các nhóm kỹ năng có thể dạy trẻ 3 - 4 tuổi như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích nghi, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ... Các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày. Cho nên việc giáo dục và vận dụng tốt sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt. Khi giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Mô tả thực trạng: - Trường mầm non nơi tôi đang công tác nằm ở huyện ngoại thành, được xây dựng khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, kiên cố, đã được công nhận chuẩn quốc gia mức độ I năm học 2011 - 2012 và kiểm định chất lượng giáo dục năm 2015 đạt cấp độ 3. Trường có khung cảnh rộng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không gian hoạt động an toàn cho trẻ, có đầy đủ đồ dùng cần thiết cho các hoạt động giáo dục. Trường có 02 khu với 16 phòng học ở vị trí trung tâm thuận lợi cho việc gửi con của phụ huynh. Trường còn trang bị đầy đủ các phòng chức năng: phòng năng khiếu, phòng Kidsmart.và cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ công tác chăm sóc và nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. - Năm học 2016 - 2017 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé (3- 4 tuổi). Lớp có 4 cô, cả 4 cô đều có trình độ chuyên môn trên chuẩn và có lòng nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ. - Tổng số trẻ trong lớp là 58 trẻ, 25 trẻ gái, 33 trẻ trai. Trẻ đúng độ tuổi phát triển, tâm sinh lý ổn định, hòa đồng với mọi người. - Phụ huynh trẻ luôn quan tâm đến trẻ, nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của nhóm lớp. Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm, luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Luôn luôn có ý thức học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong công việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mọi lúc, mọi nơi sao cho phù hợp với lứa tuổi, với khả năng của trẻ. - Trẻ lớp tôi 100% đúng độ tuổi, có 24 trẻ chiếm 41% đã học qua lớp nhà trẻ nên đã có thói quen, nề nếp trong học tập, sinh hoạt, vui chơi, vệ sinh cá nhân, biết cách hợp tác. Trẻ khỏe mạnh và rất hào hứng, sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội 4/30 nhiệm vụ vẫn còn khá mới mẻ nên kỹ năng rèn luyện cho trẻ của tôi vẫn còn khá hạn chế. Do vậy để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mình với mong muốn các con có những kiến thức cơ bản, những kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác để trẻ luôn cảm thấy tự tin, biết cách xử lý những tình huống xảy ra hàng ngày và hình thành cho trẻ những thói quen tốt thì tôi phải là người nắm chắc các kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động và phải làm mẫu chuẩn khi thực hiện các thao tác của từng kỹ năng. Hơn nữa, ông cha ta đã có câu: “Trẻ lên ba cả nhà học nói” ý muốn nói trẻ ở lứa tuổi này thường bắt chước rất nhanh nên giáo dục trẻ, rèn kỹ năng cho trẻ hàng ngày lâu dần sẽ trở thành thói quen, kỹ năng của trẻ. Chính vì vậy, tôi càng phải học hỏi, trau dồi kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn để tự tin tổ chức các hoạt động rèn luyện cho trẻ, hình thành những kỹ năng, thói quen tốt nhất và phù hợp nhất đối với trẻ. * Cách làm: - Bản thân tôi thường xuyên tự bồi dưỡng qua thực hành trải nghiệm, qua thực tế làm việc song song với việc nghiên cứu và học tập kiến thức thông qua các cuốn tài liệu hướng dẫn về cách tổ chức, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non đặc biệt là những kỹ năng sống dành cho trẻ 3 - 4 tuổi. Bên cạnh đó, tôi còn đọc các tạp chí Giáo dục mầm non do Bộ giáo dục phát hành, tìm hiểu qua mạng internet, xem phim ảnh, học trực tuyến qua truyền hình những nội dung liên quan đến rèn kỹ năng sống cho trẻ, tìm hiểu thêm về các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non của các trường quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu như Waldorf, Montessori và Reggio Emilia trên kênh youtube để tham khảo, học hỏi cũng như tích lũy thêm cho mình kinh nghiệm hay để có thể áp dụng cho trẻ lớp tôi. - Bên cạnh đó, thông qua các buổi họp chuyên môn của khối, của trường, tôi thường xuyên xin ý kiến, chỉ đạo của Ban giám hiệu, của Tổ trưởng chuyên môn và của các chị em đồng nghiệp về những vấn đề liên quan đến cách tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và những vấn đề mà tôi chưa biết. Tôi luôn lắng nghe, ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận để ghi nhớ những nội dung mà nhà trường, tổ chuyên môn, các chị em đồng nghiệp hướng dẫn, chia sẻ để từ đó nắm bắt được kịp thời và điều chỉnh những kiến thức, kỹ năng của mình cho phù hợp. - Tôi luôn chủ động đề xuất với Ban giám hiệu để được tham gia vào các buổi kiến tập, tập huấn, các chương trình bồi dưỡng về chuyên đề giáo dục kỹ năng sống do Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện và các trường bạn tổ chức. Qua đó tôi đã học hỏi và rút ra cho mình được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cũng như học được các bước tiến hành chuẩn của từng kỹ năng do các thầy cô của Sở, của Phòng giáo dục truyền đạt. - Quan trọng nhất là tôi đã tự học hỏi, rèn luyện bản thân vì tôi luôn ý thức được rằng mình phải làm mẫu chuẩn để các con bắt chước và làm theo. Bên cạnh đó, tôi luôn 6/30 * Cách làm: Sau khai giảng năm học mới tôi đã phối hợp cùng 3 giáo viên trong lớp chia trẻ làm 4 nhóm, mỗi cô phụ trách và đánh giá một nhóm. Giữa các nhóm tôi đã cân đối số trẻ trai, trẻ gái, trẻ sinh đầu năm, cuối năm để đảm bảo các nhóm có nhận thức đồng đều nhau. Tôi đã tổ chức và lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động ngoài trời, giao lưu, lao động, hoạt động góc, hoạt động ăn, ngủ, hoạt động chiều, giờ đón, trả trẻ, các hoạt động lễ hội, tham quan. Thông qua các hoạt động này, tôi và các giáo viên trong lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ. Ngoài ra, tôi còn đánh giá trẻ thông qua phát phiếu thăm dò và trao đổi với phụ huynh để nắm bắt rõ hơn đặc điểm riêng của trẻ để đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng sống phù hợp nhất đối với trẻ. BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT KỸ NĂNG CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO BÉ ( 3- 4 TUÔI) ĐẦU NĂM THÁNG 9/2016 ST Mức độ Tốt Khá TB Yếu T Kỹ năng'"""\^^ SL % SL % S % SL % L 1 Kỹ năng tự phục vụ 7 12,0 10 17,2 21 36,2 20 34,5 2 Kỹ năng giao tiếp 9 15,5 12 20,6 22 37,9 15 25,8 3 Kỹ năng hợp tác 10 17,2 9 15,5 18 31,0 21 36,2 4 KN thích nghi với thức ăn 10 17,2 17 29,3 19 32,7 12 20,6 5 KN phát triển sự tự tin 7 12,0 10 17,2 18 31,0 23 39,6 6 Kỹ năng tự bảo vệ 4 6,8 9 15,5 15 25,8 30 51,7 b. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Để giáo dục và rèn kỹ năng sống cho trẻ thì khâu lập kế hoạch là khâu đầu tiên và hết sức quan trọng. Nó như kim chỉ nam dẫn đường định hướng cho giáo viên thực hiện hoạt động để đạt được mục tiêu đã đề ra. Việc kế hoạch hóa các tác động sư phạm cụ thể trong hoạt động của cô và trẻ xuyên suốt quá trình rèn luyện kỹ năng sống thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự phát triển liên tục của trẻ trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. * Cách làm: - Để xây dựng một bản kế hoạch đầy đủ sát với thực tế tôi phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Có những trẻ mới đi học chưa thích nghi được mọi sinh hoạt trong lớp, trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi nhiều nên thể lực yếu vì thế hay nghỉ học. Do đó, việc rèn kỹ năng cho trẻ sẽ bị gián đoạn, chưa thường xuyên. - Ngoài ra, tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ theo độ tuổi và kế hoạch giáo dục trẻ hàng tháng, căn cứ vào nguyên tắc tổ chức các hoạt động trong ngày để xây dựng kế 8/30
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_lua_tuoi.docx
- SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non.pdf