SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Họa Mi
Từ thực tế trên, từ đó trăn trở suy nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm; Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đặt nền tảng để trẻ trở thành người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình. Do nhận thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đó cố gắng để tìm biện pháp khắc phục thực trạng trên. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi ở trường mầm non ”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Họa Mi
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non MỤC LỤC: PHẦN I: Đặt vấn đề..3 PHẦN II: Giải quyết vấn đề.4 1. Những nội dung lý luận4 2. Thực trạng vấn đề ......................5 3. Các biện pháp đã tiến hành..7 3.1. Biện pháp 1...8 3.2. Biện pháp 2 .10 3.3. Biện pháp 3 .16 3.4. Biện pháp 4 20 3.5. Biện pháp 5.21 4. Hiệu quả SKKN 21 PHẦN III: Kết luận...................................23 Tài liệu tham khảo.25 2/25 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non * Đối tượng nghiên cứu : - Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. - Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức tổ chức sinh động, hấp dẫn nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. *Đối tượng khảo sát thực nghiệm : - Lớp mẫu giáo bé C2. * Phương pháp nghiên cứu : Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau: -Phương pháp khảo sát, phuơng pháp lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phuơng pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các giờ hoạt động chung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, phương pháp lấy cô giáo làm tấm guơng cho trẻ noi theo, phương pháp phối kết hợp với phụ huynh. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN) 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm (các văn bản pháp quy, quy chế, định hướng, hướng dẫn) : Khi xây dựng một toà nhà cao tầng thì việc xử lý nền móng là hết sức quan trọng. Mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu trong lòng đất, người ta chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên. Chỉ có người xây dựng, người có chuyên môn mới thấy tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Bậc học mầm non , nhất là lứa tuổi mẫu giáo bé cũng được coi như nền móng của “ngôi nhà nhân cách trẻ” “ Ngôi nhà nhân cách ” ấy sẽ không phát triển bền vững nếu không được giáo dục kỹ năng sống. Do vậy cần phải có một số giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Những nghiên cứu gần đây về trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng tự kiểm soát, thể hiện cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với yêu cầu, biết giải quyết vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Trên thực tế, nếu trẻ được giáo dục tốt về các kỹ năng như: tính tự tin, sự hợp tác, tính tự lập, khả năng thấu hiểu và giao tiếp trong cuộc sống, điều này sẽ giúp trẻ xử lý tốt các tình huống khi không có người lớn bên cạnh, tránh được nhiều rủi ro đáng tiếc. 4/25 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non giao tiếp với cô và bạn không? Sau đó ghi vào nhật ký hàng ngày để theo dõi, uốn nắn kịp thời. Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau: Tổng số Mức độ % trên trẻ trẻ Đạt Chưa đạt Lĩnh vực khảo sát trong Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lớp lượng % lượng % 1. Kỹ năng vận động 35 15 43 20 57 2.Kỹ năng nhận thức 35 14 40 21 60 3. Kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn 35 15 43 20 57 ngữ 4. Kỹ năng thể hiện tình cảm và kỹ 35 13 37 22 63 năng xã hội 5. Kỹ năng thẩm mĩ 35 12 34 23 66 - Kết quả khảo sát trên cho thấy, % trẻ có kỹ năng sống ở mức đạt cũng thấp - Đáng buồn là có tới 57% đến 66% trẻ ở mức chưa đạt - Trẻ chưa thể hiện được phép tắc lịch sự trong giao tiếp. - Trẻ hầu như chưa có kĩ năng vận động, chưa có kỹ năng giao tiếp với người xung quanh . Với thực trạng như vậy , khi ngiên cứu các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đó gặp những khó khăn và thuận lợi như sau: a/ Thuận lợi - Bản thân tôi cũng như các bạn đồng ngiệp luôn được sự chỉ đạo sát sao của ban chuyên môn và sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường về cơ sở vật chất. - Các tài liệu về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đó được ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư kịp thời - Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, các góc lớp được trang trí thuận tiện, khoa học . - Đặc biệt nhà trường có dàn máy vi tính kết nối internet tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật thông tin mới một cách nhanh chóng và thuận tiện. - Bản thân tôi và đồng ngiệp của tôi đều có lòng yêu nghề, mến trẻ, có ý thức tự học hỏi, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, luôn phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ . 6/25 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non - Thể hiện kỹ năng cơ bản và các tố chất vận động: Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động, kiểm soát được vận động ( VD: đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát, đi theo đường ngoằn nghèo) - Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay, mắt: Thực hiện được các vận động: uốn ngón tay, bàn tay, xoay cổ tay - Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh: Biết bàn là, bếp điện, phích nước nóng là những vật dụng nguy hiểm khi đến gần, không nghịch các vật sắc nhọn. Biết ao, hồ, bể chứa nước, giếng là nơi nguy hiểm. - Biết tránh một số nguy cơ không an toàn: Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, rủ đi chơi.Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, ngã chảy máu. - Thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn: sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi, không leo trèo cây, tường rào. - Biết một số nhóm ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng. ( VD: nhóm thực phẩm chứa đạm, nhóm thực phẩm chứa chất bột, nhóm thực phẩm chứa vitamin và muối khoáng...) -Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt, có một số thói quen và hành vi tốt trong sinh hoạt. ( VD: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn xong biết cất bát, thìa, cất ghế, xúc miệng nuớc muối, lau mặt ) b. Kỹ năng nhận thức: - Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: tò mò, khám phá các sự vật xung quanh như đặt câu hỏi “ Tại sao?, Vì sao?” - Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản. - Nhận biết số đếm, số lượng, sắp xếp theo quy tắc, so sánh 2 đối tượng,,, ( VD: nhận biết nhóm có 3, 4 đối tượng, xếp tương ứng 1-1) - Nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng, nhận biết một số nghề phổ biến. ( VD: biết địa chỉ của nhà mình, biết tên trường, tên lớp, biết một số nghề quen thuộc) - Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh: nhận biết được một số trạng thái vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.. - Biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. 8/25 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non - Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình). ( VD vẽ, xé dán, nặn, hát, vận động theo nhạc) Thông qua việc nghiên cứu kỹ tài liệu, lựa chọn nội dung đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trẻ, tôi tin rằng tất cả trẻ lớp tôi đều có những kỹ năng sống cơ bản một cách tốt nhất. 3.2. Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày . a. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua giờ học : - Lí luận: Trước đây, trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ bao gồm cả việc giáo dục trẻ những thứ không an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát Tuy nhiên trong chương trình giảng dạy, những bài hát, những câu chuyện mang nội dung đó có rất ít. Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra trong thực tế để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn và biết cách suy nghĩ để giải quyết các tình huống này - Cách làm: đưa ra các tình huống trong các giờ hoạt động chung của trẻ Môn: Làm quen văn học Đề tài : Truyện “ Chú vịt xám” Trước đây, thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” chúng tôi chỉ dựng lời giáo dục trẻ: “Khi đi công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy ra sẽ phải xử lý như thế nào. Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu quả. Trẻ ghi nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ không hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm thế nào. Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy vào giờ hoạt động chiều, tôi đã đưa ra tình huống - “Khi con bị lạc mẹ khi đi chơi công viên thì con sẽ làm gì ? ” Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ , bên cạnh đó cô cũng có thể gợi mở cho trẻ : “Theo con làm như vậy có được không? Tại sao?” Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, con hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ chờ. Vì bố, 10/25
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.doc